Hai tội với người giăng điện chống kẻ trộm
Bạn có quyền sử dụng nhiều thiết bị, cách thức, phương pháp khác nhau để bảo vệ tài sản. Tuy nhiên, việc mắc điện xung quanh hoặc mắc trực tiếp vào tài sản cần bảo vệ lại không được pháp luật cho phép.
ảnh minh họa
Theo Điều 169 Bộ luật Dân sự, quyền sở hữu của cá nhân, pháp nhân và chủ thể khác được pháp luật công nhận và bảo vệ. Chủ sở hữu có quyền tự bảo vệ, ngăn cản bất kỳ người nào có hành vi xâm phạm quyền sở hữu; truy tìm, đòi lại tài sản bị người khác chiếm hữu, sử dụng, định đoạt không có căn cứ pháp luật.
Người chủ có quyền sử dụng nhiều thiết bị, cách thức, phương pháp khác nhau để bảo vệ tài sản. Tuy nhiên, việc mắc điện xung quanh hoặc mắc trực tiếp vào tài sản cần bảo vệ lại không được pháp luật cho phép. Nếu gây thiệt hại đến tính mạng của người khác thì chủ tài sản bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Giết người được quy định tại Điều 93 Bộ luật Hình sự.
Pháp luật nghiêm cấm hành vi mắc điện vào tài sản cần bảo vệ vì cách làm này gây nguy hiểm đến tính mạng người khác và bản thân người phạm tội nhận thức rõ sự nguy hiểm đó. Người phạm tội cũng nhận thức rõ hậu quả có thể xảy ra với bất kỳ ai nếu chạm phải dòng điện chứ không chỉ với kẻ trộm. Trường hợp ai đó hoặc kẻ trộm chạm phải dòng điện nhưng may mắn không chết là nằm ngoài ý thức chủ quan của người vi phạm.
Để việc xét xử được thống nhất, TAND Tối cao hướng dẫn với trường hợp sử dụng điện trái phép để chống trộm mà làm chết người thì người phạm tội phải bị xét xử về tội Giết người.
Video đang HOT
Với trường hợp sử dụng điện trái phép để diệt chuột, chống súc vật phá hoại mùa màng thì cần phân biệt như sau:
- Nếu người sử dụng điện mắc điện ở nơi có nhiều người qua lại (cho dù có làm biển báo hiệu), biết việc mắc điện trong trường hợp này là nguy hiểm đến tính mạng con người, nhưng cứ mắc hoặc có thái độ bỏ mặc cho hậu quả xảy ra và thực tế là có người bị điện giật chết, thì người phạm tội bị xét xử về tội Giết người.
- Nếu người sử dụng điện mắc điện ở nơi họ tin rằng không có người qua lại, có sự canh gác cẩn thận, có biển báo nguy hiểm và tin rằng hậu quả chết người không thể xảy ra…, nhưng hậu quả có người bị điện giật chết, thì người phạm tội bị xét xử về tội Vô ý làm chết người.
Như vậy, với các quy định trên thì nếu chủ tài sản sử dụng điện trái phép để bảo vệ tài sản (trong đó có việc sử dụng điện để chống trộm) bất luận thuộc trường hợp nào mà làm chết người thì đều bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Tội danh và hình phạt phụ thuộc vào ý thức, động cơ của người phạm tội cũng như mức độ hậu quả đã gây ra.
Theo VNE
Ép cô giáo khai "tác giả" cái bầu
Hiệu trưởng yêu cầu cô giáo tường trình tên tuổi, địa chỉ, số điện thoại của "tác giả cái bầu" mới giải quyết chế độ thai sản!
Mới đây, một cô giáo công tác ở một trường THPT tại TP Vị Thanh (Hậu Giang) đã phản ứng với cách hành xử quá đáng của hiệu trưởng trường nơi cô công tác vì người này yêu cầu cô phải khai tác giả của cái bầu.
Khai để trường đi xác minh!
Theo trình bày của cô giáo, mới đây cô phải nhập viện và đồng nghiệp trong cơ quan đến bệnh viện thăm cô. Thấy mọi người quan tâm, cô thành thật cho biết là mình đang mang thai tháng thứ sáu nên phải nhập viện cho các bác sĩ chăm sóc.
"Từng bị gãy gánh trong hôn nhân gần sáu năm. Tuổi không còn trẻ nữa nên tôi muốn có một đứa con để bầu bạn. Sau đó, tin này đến tai lãnh đạo nhà trường và tôi cũng đang làm thủ tục xin nghỉ thai sản vì thai yếu, thế là rắc rối xảy ra" - cô nói.
Đang là phụ nữ không chồng bỗng dưng có bầu nên nhà trường yêu cầu cô làm tường trình về sự việc. "Tôi đã viết tường trình là tôi đã từng thất bại trong hôn nhân, gia đình hiếm con cháu và muốn có con nhưng hiệu trưởng không chấp nhận. Ông ấy nói rằng cấp trên yêu cầu là tôi phải khai nói rõ tên và địa chỉ của "tác giả" cái thai để họ đi xác minh!" - cô giáo nói.
"Cụ thể, ngày 12/8 vừa rồi, hiệu trưởng mời tôi lên làm việc, yêu cầu tôi phải viết tường trình về việc đã quan hệ với ai, địa chỉ, số điện thoại để cấp trên tiến hành xác minh. Khi nào xong việc này, cấp trên mới cho phép hưởng chế độ thai sản. Ông hiệu trưởng còn nói rõ với tôi là: "Nếu cô không còn liên lạc với người đó nữa vẫn phải tường trình tên tuổi, địa chỉ... và người đó phải có thực. Phải cam kết là đúng sự thật chứ người ta đi xác minh không có là có chuyện khác nữa"" - cô giáo kể.
Theo cô giáo, sau buổi làm việc, nhà trường nhiều lần gọi điện thoại, yêu cầu cô nộp tường trình như hiệu trưởng đã yêu cầu cùng giấy xác nhận nằm bệnh viện, đơn xin nghỉ thai sản... để nhà trường xem xét!
Yêu cầu quá đáng
Theo chúng tôi, việc hiệu trưởng yêu cầu cô giáo phải khai tác giả của bào thai là quá đáng, trái pháp luật.
Luật sư Trần Thanh Phong (Đoàn Luật sư TP Cần Thơ) phân tích: "Hiện không có quy định nào cắt chế độ thai sản, chế độ BHXH của phụ nữ "không chồng mà chửa". Cũng không có điều luật nào cho phép cơ quan, tổ chức yêu cầu phụ nữ phải cung cấp tên cha của đứa bé sắp chào đời mới được xét hưởng chế độ BHXH. Có một nguyên tắc là cán bộ, công chức chỉ được làm những gì luật cho phép. Điều đó có nghĩa là ông hiệu trưởng không được buộc cô giáo cho biết họ tên cha của đứa bé vì không có quy định nào của pháp luật cho phép điều đó. Theo quy định, cơ quan bảo hiểm chỉ yêu cầu chứng minh tình trạng thai sản chứ không yêu cầu chứng minh cha của đứa bé là ai" - ông Phong nói.
Còn luật sư Nguyễn Văn Đức (Đoàn Luật sư TP Cần Thơ) phân tích: Công dân được quyền làm những gì mà pháp luật không cấm nên việc cô giáo có nhu cầu đẻ con ngoài giá thú là quyền của cô ấy. Việc sinh con mà không kết hôn hiện nay pháp luật không cấm.
Theo quy định của Bộ luật Dân sự, bí mật đời tư của cá nhân được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ. Hiệu trưởng nơi cô giáo công tác không được ép cô phải khai ra tác giả của cái thai.
Một luật gia cho biết thêm: Hiện nhiều người mang thai bằng phương pháp xin tinh trùng trong bệnh viện để thụ tinh nhân tạo. Những trường hợp này, ngay cả người mẹ của đứa bé được thụ tinh nhân tạo còn không biết cha của nó là ai. Chẳng rõ ông hiệu trưởng kia muốn biết cha của đứa bé để làm gì?
Sở không chỉ đạo như thế Ngày 23-8, ông Lê Hoàng Tươi - Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Hậu Giang cho biết: Sở vừa nhận báo cáo của trường. Sở không chỉ đạo trường yêu cầu cô giáo tường trình chi tiết về chuyện cô giáo có bầu với ai. Việc nhà trường yêu cầu cô giáo chỉ ra "tác giả" của cái thai trong bụng là không nên, sai quy định pháp luật. Sở sẽ có ý kiến cho cô giáo nghỉ hộ sản và hưởng BHXH theo quy định, trong tuần này sẽ có ý kiến cụ thể. Cùng ngày, trao đổi qua điện thoại, hiệu trưởng nơi cô giáo công tác nói: Trước đây nhà trường có yêu cầu cô giáo làm tường trình để xác minh tác giả của cái thai nhưng nay không cần thiết nên cũng không yêu cầu nữa!
Theo Gia Tuệ
Quyền sở hữu vật vô chủ Trong khi đào bắt chuột, ông Nghĩa phát hiện 10 thỏi bạc cổ dưới đất. Ông cho rằng đây là bạc vô chủ nên quyền sở hữu thuộc về người tìm thấy. Theo quy định của pháp luật, việc này có đúng không? Ảnh minh họa Điều 187 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định, người phát hiện tài sản bị đánh...