Hai tỉnh Phú Yên, Đắk Lắk “bắt tay” chống lâm tặc
Bất chấp lực lượng kiểm lâm, ngành chức năng truy quét, nhưng “lâm tặc” ngang nhiên mở những con đường nhánh xuyên thẳng vào rừng sâu, dùng máy móc, thiết bị hiện tàn phá không thương tiếc những cánh rừng nguyên sinh giữa vùng giáp ranh giữa hai tỉnh Phú Yên – Đắc Lắc.
Trước đó, trong tháng 8/2013, tại bàn xã Ea Trol, huyện miền núi Sông Hinh (Phú Yên), giáp ranh với huyện M’Đrắk (Đắk Lắk), lâm tặc mở nhiều đường nhánh xuyên thẳng vào rừng sâu, dùng máy móc, thiết bị hiện đại phá rừng quy mô lớn. Những cánh rừng nguyên sinh với nhiều loại cây lớn đã bị lâm tặc triệt hạ không thương tiếc. Tại hiện trường, lực lượng chức năng của tỉnh Phú Yên phát hiện hơn 200m3 gỗ chò đường kính lớn bị đốn ngã hàng loạt.
Hàng trăm mét khối gỗ bị lâm tặc triệt hạ tại khu rừng giáp ranh Phú Yên – Đắk Lắk
Trước vấn nạn phá rừng giáp ranh hàng loạt, mới đây chính quyền hai tỉnh Phú Yên và Đắk Lắk đã ký kết Quy chế phối hợp quản lý bảo vệ rừng và kiểm tra, truy quét nạn phá rừng, khai thác, mua bán, cất giữ, vận chuyển lâm sản trái phép vùng giáp ranh.
Video đang HOT
Theo đó, hàng năm 2 tỉnh này có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ trong quản lý, bảo vệ rừng, đất lâm nghiệp, quản lý lâm sản và phòng, chống các hành vi vi phạm; tổ chức truy quét, kịp thời phát hiện, ngăn chặn cháy rừng, lấn chiếm đất rừng, khai thác, mua bán, cất giữ, vận chuyển lâm sản trái phép xảy ra tại vùng rừng giáp ranh; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm Luật bảo vệ và phát triển rừng, bảo vệ nguồn nước và môi trường rừng… Tăng cường công tác quản lý cư trú trên địa bàn và các phương tiện phục vụ vận chuyển lâm sản trái phép, đồng thời giải quyết tốt các vấn đề di dân.
Nhiều cây gỗ vài người ôm bị lâm tặc chặt phá không xót thương
Bên cạnh đó, mỗi tỉnh thành lập, duy trì hoạt động các đoàn kiểm tra liên ngành, có nghiệm vụ thường xuyên phối hợp kiểm tra, kiểm soát tình hình xâm hại tài nguyên rừng và đất lâm nghiệp; thống kê, lập danh sách những đối tượng đầu nậu, chủ đường dây khai thác, mua bán, cất giữ, vận chuyển lâm sản trái phép; các đối tượng kích động, xúi dục người dân phá rừng, chống người thi hành công vụ, gây rối trật tự xã hội, hay cố tình chây ỳ không thi hành quyết định của cơ quan có thẩm quyền… để giáo dục răn đe và xử lý triệt để. Chủ động truy quyét ngăn chặn các tổ chức, cá nhân vi phạm Luật bảo vệ và phát triển rừng; mọi hành vi vi phạm phải lập biên bản, xử lý nghiêm minh, kịp thời, dứt điểm.
Các lực lượng bảo vệ rừng trong khi làm nhiệm vụ, nếu phát hiện có dấu hiệu phá rừng, cháy rừng tại vùng giáp ranh phải báo ngay cho đơn vị chức năng của tỉnh bạn để phối hợp ngăn chặn. Nếu phát hiện quả tang đối tượng vi phạm, phải bắt giữ, tịch thu tang vật, phương tiện (kể cả vùng rừng bị xâm hại thuộc tỉnh bạn), sau đó bàn giao đối tượng, hồ sơ, tang vật cho tỉnh nơi xảy ra hành vi vi phạm trong vòng không quá 24 giờ để điều tra, xử lý.
Sơn Công
Theo Dantri
Miền Trung: 21 người chết và mất tích do bão, lũ
Thống kê sơ bộ đưa ra sáng nay 18-10 cho thấy bão số 11 và lũ lớn tại các tỉnh miền Trung đã làm ít nhất 18 người chết, 3 người mất tích và 92 người bị thương; 87.382 nhà bị ngập, 12.819 nhà bị tốc mái, hư hỏng.
Nước lũ làm cô lập nhiều nơi ở tỉnh Hà Tĩnh. Ảnh: Đức Ngọc
Theo báo cáo nhanh sáng nay 18-10 của Văn phòng Ban Chỉ đạo Phòng chống lụt bão Trung ương, thống kê thiệt hại sơ bộ do bão, mưa lũ gây ra tại các tỉnh, thành phố từ Nghệ An đến Bình Định, tính đến 20 giờ ngày 17-10, số người chết đã tăng lên 18 người (Nghệ An 1 người, Hà Tĩnh 4 người, Quảng Bình 7 người, Quảng Nam 6 người); 3 người mất tích (Hà Tĩnh 1 người, Thừa Thiên Huế 1 người, Bình Định 1 người). 92 người bị thương (Hà Tĩnh 5 người, Quảng Bình 38 người, Quảng Trị 11 người, Thừa Thiên Huế 11 người, Đà Nẵng 11 người, Quảng Nam 7 người, Quảng Ngãi 9 người).
Bão số 11 và lũ lớn tại miền Trung trong những ngày qua cũng đã làm 560 ngôi nhà bị sập, trôi; 12.819 nhà bị tốc mái, hư hỏng; 87.382 nhà bị ngập; 21 trường học với 587 phòng học bị tốc mái, hư hỏng.
Bão, lũ cũng đã khiến 7.801 ha lúa, hoa màu bị ngập, hư hại; 5.060 ha cây công nghiệp, lâm nghiệp bị gãy đổ và hàng trăm ngàn cây ăn quả, cây xanh bị ngã đổ và nhiều gia súc, gia cầm bị lũ cuốn trôi
Do mưa lớn tập trung trong một thời gian ngắn, các tỉnh Nghệ An đến Quảng Bình đã bị ngập, đặc biệt tỉnh Hà Tĩnh đã bị ngập nghiêm trọng.
Tại tỉnh Nghệ An, đường quốc lộ 7 nhiều đoạn ngập sâu 0,5 m, một số điểm thuộc tuyến tỉnh lộ 531 bị ngập sâu 2,5 đến 2,8 m. Tại các vị trí ngập sâu trên 0,25 m, đơn vị quản lý đã tổ chức cắm báo hiệu, cử người trực gác đảm bảo giao thông. Đến sáng ngày 18-10, các điểm bị ách tắc trên đều đã thông xe.
Tại Hà Tĩnh, mưa lớn đã gây ngập lụt 69 xã, trong đó huyện Hương Sơn 29 xã, huyện Hương Khê 10 xã, huyện Vũ Quang 11 xã, huyện Đức Thọ 15 xã và huyện Nghi Xuân có 1 thôn Xuân Giang II.
Quốc lộ 8A có một số vị trí bị ngập cục bộ sâu từ 0,6 - 0,8 m; đoạn K81 800-K82 500 sạt mái ta luy âm gây đứt đường; đoạn K82 500 bị sạt ta luy dương gây ách tắc giao thông từ chiều ngày 16-10 đến nay chưa thông tuyến.
Quốc lộ 1A đoạn từ nam cầu Bến Thủy đến Hồng Lĩnh bị ngập một số đoạn cục bộ từ 0,2 đến 0,3 m và có xu hướng ngập sâu hơn do lũ thượng nguồn đang tiếp tục đổ về.
Tại Quảng Bình, các tuyến giao thông quốc lộ, tỉnh lộ quan trọng đã thông xe trong ngày 17-10, tuy nhiên riêng đường Hồ Chí Minh nhánh Đông đoạn đèo Đá đẻo bị sụt trượt chưa khôi phục xong.
Theo Người lao động
18 người chết, 3 người mất tích vì bão lũ Tính đến sang 18/10, tổng cộng đã có 18 người chết, 3 người mất tích vì bão số 11 và mưa lũ tại cac đia phương từ Nghệ An đến Bình Định và tỉnh Kon Tum. Những căn nhà bị đổ sập do lốc, chìm trong lũ ở xã Quảng Sơn, huyện Quảng Trạch (Quảng Bình) trong cơn bão số 11 vừa qua...