Hai thuyền viên tử vong trên biển
Ngày 22-10, cơ quan nghiệp vụ Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Cà Mau cho biết khi đang hoạt động trên biển 1 thuyền viên đi tàu cá của ngư dân Kiên Giang treo cổ tự tử và thuyền viên đi trên tàu cá của Cà Mau bị rơi xuống biển không kịp cứu vớt đã tử vong.
Trước đó, vào chiều 20-10, ông Phạm Thanh Cần (43 tuổi, ngụ TP Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang) thuyền trưởng tàu cá KG 92675 TS đến Đồn BP Sông Đốc trình báo với nội dung lúc 6 giờ ngày 19-10, khi tàu đang hoạt động trên vùng biển cách đảo Hòn Khoai (Cà Mau) khoảng 78 hải lý về hướng Nam Tây Nam thì phát hiện thuyền viên Trần Lưu Vinh (47 tuổi, ngụ tỉnh Ninh Thuận) treo cổ trước cabin tàu. Các thuyền viên khác trên tàu khi phát hiện thì thuyền viên Vinh đã tử vong.
Sau khi tiếp nhận thông tin, Đồn BP Sông Đốc thông báo và phối hợp với công an địa phương lập hồ sơ vụ việc, pháp y công an tỉnh khám nghiệm tử thi và kết luận thuyền viên Vinh chết do ngạt thở. Sau đó thi thể nạn nhân được bàn giao cho gia đình đưa về quê an táng.
Cùng ngày 20-10, trên vùng biển cách đảo Hòn Chuối (Cà Mau) khoảng 20 hải lý về hướng Nam Tây Nam, tàu cá CM 92194 TS của ông Lâm Văn Hiếu (51 tuổi, ngụ xã Khánh Bình Tây Bắc, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau) khi đang làm nghề bẩy ốc mực thì con trai ông là Lâm Chí Lịnh (21 tuổi) do bẩn cẩn bị dây ốc mực quấn vào tay rơi xuống biển. Khi vớt lên tàu thì Lịnh đã tử vong. Gia đình không yêu cầu khám nghiệm tử thi. Đồn BP Sông Đốc phối hợp công an lập hồ sơ bàn giao thi thể nạn nhân cho gia đình đưa về an táng.
Video đang HOT
Từ đầu năm đến hết tháng 9/2020, trên vùng biển Cà Mau đã xảy ra 35 vụ tai nạn, làm chết 17 người, mất tích 7 người, bị thương 3 người, chìm và hỏng 15 tàu, thiệt hại tài sản khoảng 6,7 tỉ đồng. Nguyên nhân do thời tiết xấu, va chạm tàu cá và bất cẩn trong lao động.
Cà Mau: Vì sao ngư dân không được ra biển bắt con ruốc mà phải "cầu cứu" UBND tỉnh?
Ngày 23/6, ông Nguyễn Quốc Đoàn - Chủ tịch xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời (Cà Mau) xác nhận, 39 hộ ngư dân của xã này đã đến UBND tỉnh Cà Mau yêu cầu được ra biển khai thác ruốc.
Theo đó, trong những ngày qua, trên vùng biển xã Khánh Bình Tây xuất hiện nhiều ruốc. Từ đó, 39 hộ dân (gồm 43 người dân) thuộc ấp Kinh Hòn và Kinh Hòn Bắc đã làm đơn và trực tiếp đến UBND tỉnh Cà Mau, Chi cục thủy sản yêu cầu được đăng ký, đăng kiểm và ra cửa biển hoạt động bắt thủy sản (đẩy ruốc).
Vì trước đó, bà con đưa phương tiện te (1 phương tiện đánh bắt thủy sản gần bờ của địa phương) ra cửa biển Đá Bạc (xã Khánh Bình Tây) để khai thác ruốc.
Tuy nhiên, Trạm kiểm soát Biên phòng Đá Bạc (thuộc Bộ đội Biên phòng tỉnh Cà Mau) không cho phương tiện ra biển với lý do các phương tiện này chưa được đăng ký, đăng kiểm hoặc một số phương tiện hết hạn đăng ký, đăng kiểm.
Khai thác ruốc là nghề mang lại thu nhập chính cho nhiều ngư dân. Ảnh minh họa.
Ngay sau đó, UBND xã Khánh Bình Tây tổ chức họp các hộ dân lại để giải thích cho người dân hiểu và nắm thông tin. Tại cuộc họp, UBND xã Khánh Bình Tây và Trạm kiểm soát biên phòng Đá Bạc thu thập thông tin về tình trạng hoạt động của phương tiện đánh bắt thủy sản của người dân.
Theo đó, hầu hết các phương tiện đều hoạt động nghề te (khai thác ruốc, khai thác cá cơm, khai thác gần bờ,...) chưa được đăng ký, đăng kiểm; có một số phương tiện trước đây có đăng ký đăng kiểm nhưng sau đó chủ phương tiện đã tự cơi nới, cải hoán nên không đổi giấy lại được.
Tại cuộc họp, nhiều bà con ngư dân rất bức xúc vì hiện đang vào mùa khai thác ruốc, đây là ngành nghề chính 39 hộ dân để nuôi sống gia đình. Nhất là hoàn cảnh khó khăn của người dân nơi đây sau đại dịch Covid-19.
Từ đó, ngư dân đề xuất các ngành chức năng tạo điều kiện cho phương tiện ra hoạt động để giải quyết khó khăn; đồng thời về lâu dài tạo điều kiện để tất cả các phương tiện này được đăng ký đăng kiểm.
Trong khi đó, theo UBND xã Khánh Bình Tây, các phương tiện đánh bắt này của ngư dân chưa được đăng ký, đăng kiểm.
Vì phương tiện không đủ điều kiện để đăng ký đăng kiểm. Đối với các phương tiện có chiều dài từ 15m trở lên bắt buộc phải lắp đặt thiết bị giám sát hành trình mới được đăng ký đăng kiểm; ngành nghề đánh bắt của các phương tiện này không thuộc ngành nghề được đăng ký đăng kiểm.
Liên quan vụ việc, được biết, hiện Sở NNPTNT đang trình UBND tỉnh xin ý kiến, nhằm nhanh chóng để bà con được ra biển khác ruốc. Thông thường, mùa ruốc kéo dài đến hết tháng 6 âm lịch.
Cà Mau: Bộ đội, dân quân giúp dân "chạy lúa" Sau những trận mưa liên tiếp, nhiều cánh đồng lúa ở vùng ngọt hóa huyện Trần Văn Thời (Cà Mau) chìm trong biển nước. Lực lượng bộ đội, dân quân cùng người dân đã ngâm mình dưới nước hàng giờ để thu hoạch lúa. Mưa lớn kéo dài khiến nhiều diện tích lúa hè thu ở huyện Trần Văn Thời (Cà Mau) chìm...