Hai thôn nữ bị 4 gã đàn ông truy đuổi, bắt làm gái mại dâm
Chiều ngày 25/11, Công an phường Đức Giang (Long Biên, Hà Nội) nhận được tin báo về vụ bắt giữ người trái pháp luật xảy ra tại địa bàn.
Thông tin ban đầu cho biết, khoảng 18h ngày 25/11, Công an phường Đức Giang, quận Long Biên nhận được tin báo về vụ bắt giữ người trái pháp luật tại nhà số 1, ngách 528/91 Ngô Gia Tự, tổ 15, phường Đức Giang. Tổ công tác ngay lập tức có mặt tại đây, xác định vụ việc như sau: Nguyễn Thị Chung (SN 1997, ở thôn Kênh Đào, An Mỹ, Mỹ Đức, Hà Nội) và Nguyễn Thị Thu (SN 1996, ở Thanh Xuân, Châu Thành, Hậu Giang) là nhân viên làm thuê ở quán cà phê 89 thuộc xã Liên Xá, Yên Mỹ, Hưng Yên.
Bị chủ quán tên là Phúc (chưa rõ họ, tuổi, địa chỉ) bắt tiếp khách (bán dâm) nên Chung và Thu đã sợ hãi, bỏ trốn đến nhà người quen của Chung là anh Hoàng Tùng Ngọc (ở nhà số 1, ngách 528/91 Ngô Gia Tự, tổ 15, phường Đức Giang). Đối tượng Phúc cho người là Nguyễn Văn Long (SN 1993, ở Tan Lập, Yên Mỹ, Hưng Yên) cùng 3 đối khác (chưa rõ danh tính) đến nhà anh Ngọc để bắt Chung và Thu về Yên Mỹ.
Công an quận Long Biên đang tiếp tục điều tra, làm rõ.
Theo Giáo Dục VN
Kế hoạch buôn lậu của một tổng giám đốc
Ngồi ghế Tổng giám đốc Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Hưng Yên (trụ sở tại huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên) nhiều năm, Lê Đăng Lợi (SN 1963, trú tại phường Phố Mới, TP. Lào Cai) đã thừa "sỏi" trong đầu. Thế nhưng thay vì dùng bề dày kinh nghiệm để làm giàu cho công ty thì Lợi lại nghĩ cách để buôn lậu. Kế hoạch mà Lợi dày công xây dựng "hoàn hảo" tới mức cơ quan chức năng cũng phải "vã mồ hôi hột".
9.000 TẤN NGUYÊN LIỆU THUỐC LÁ TRỒNG TRÊN GIẤY
Đêm cuối tháng 2-2011, những đợt gió mùa Đông Bắc luồn qua khe áo các chiến sĩ Phòng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh Phú Thọ. Giữa cái lạnh cắt da cắt thịt, họ đang làm nhiệm vụ tuần tra giao thông trên địa bàn được phân công. Cùng chịu đựng cái rét khắc nghiệt đó còn có lực lượng trinh sát của Công an TP. Việt Trì. Quá nửa đêm, những cơn mưa phùn lất phất bay càng khiến cho cái lạnh thêm phần tê tái. Trong bóng đêm tĩnh mịch, có bốn chiếc xe tải nặng nề nuối đuôi nhau xé màn đêm... Nam tiến. Khi tín hiệu dừng xe của lực lượng chức năng vừa phát ra, đoàn xe từ từ giảm tốc độ và dừng bánh. Từ trên xe, một người đàn ông luống tuổi, dáng người đậm, râu ria lún phún điềm tĩnh xuống xe xuất trình giấy tờ. Hồ sơ của lô hàng tương đối "đầy đủ": "Công ty CP XNK Hưng Yên bán cho Công ty TNHH Phước Đạt, TP. Hồ Chí Minh 72,8 tấn lá thuốc lá đã tách cọng với tổng số tiền hơn 5 tỷ đồng. Số thuốc lá trên được đóng thành 364 kiện, ngoài vỏ kiện ghi địa chỉ Công ty CP XNK Hưng Yên, Km31, Quốc lộ 5A, Dị Sử, Mỹ Hào, Hưng Yên. Lá thuốc lá vàng xấy đã tách cọng, sản xuất tại Việt Nam". Đại diện Công ty CP XNK Hưng Yên còn hùng hồn khẳng định đó là thuốc lá nội địa, vùng trồng tại bốn huyện Simacai, Mường Khương, Bát Xát, Bảo Thắng của tỉnh Lào Cai. Tuy nhiên, trước "con mắt" dày dạn kinh nghiệm của các trinh sát, lực lượng chức năng đã quyết định tạm giữ lô hàng để điều tra. Khi điều tra mở rộng, những bí ẩn của vụ việc dần được làm rõ. Công ty cổ phần Hồng Lợi do Nguyễn Thị Thu làm Giám đốc chính là sân sau của Lê Đăng Lợi. Lê Đăng Lợi là Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Hồng Lợi (gọi tắt là Công ty Hồng Lợi). Thị Thu cho biết: Từ tháng 1 đến tháng 3-2010, công ty đã thu mua của các hộ dân ở vùng trồng được 945 tấn lá thuốc lá. Các tài liệu liên quan đến lô hàng và những gì chủ hàng cung cấp cho thấy một nghi vấn cần được làm rõ: Với bốn vùng trồng nguyên liệu trên, có đủ cung cấp hàng cho Công ty CP XNK Hưng Yên khai thác?
Khi các mắt xích được mở, chân tướng về một vụ buôn lậu xuyên biên giới dần hé lộ. Ngay lập tức, một tổ trinh sát được Ban giám đốc Công an tỉnh Phú Thọ cử lên bốn vùng trồng nguyên liệu như Công ty Hồng Lợi đã khai để xác minh vụ việc. Công tác xác minh đã thu được những thông tin rất quan trọng: Nguyễn Thị Thu cùng một số người trong Công ty Hồng Lợi đã đi trước tổ trinh sát một bước bằng cách đến gặp các hộ dân đề nghị họ khai tăng số lượng bán cao hơn số lượng thực tế. Đổi lại, Thị Thu đề nghị sẽ chi cho mỗi hộ từ 500 ngàn đến 2 triệu đồng. Kết quả xác minh bước đầu xác định, Công ty Hồng Lợi đã khai khống gần 300 ngàn ký lá thuốc lá. Cùng thời điểm này, Công an tỉnh Phú Thọ cũng gửi mẫu lá thuốc lá thu được trên bốn ôtô đã thu giữ, trưng cầu giám định tại Tổng Công ty thuốc lá Việt Nam và Viện khoa học hình sự - Bộ Công an. Kết quả xác định nguyên liệu lá thuốc lá trên bốn ôtô đang bị tạm giữ không thuộc vùng nguyên liệu được trồng trên lãnh thổ Việt Nam. Từ đó, toàn bộ số hàng 72,8 tấn lá thuốc lá của Công ty CP XNK Hưng Yên đã... hiện nguyên hình.
Vùng trồng nguyên liệu thuốc lá của Công ty Hồng Lợi
HÀNG LẬU THÀNH HÀNG NHẬP KHẨU
Để che mắt lực lượng chức năng, hợp thức hóa hàng nghìn tấn lá thuốc lá nhập lậu qua biên giới, thủ đoạn phạm tội của Lợi hết sức tinh vi. Sau khi thành lập chi nhánh của Công ty CP XNK Hưng Yên tại 40B, đường Hoàng Diệu, phường Phố Mới, TP. Lào Cai, Lợi cũng thành lập Công ty cổ phần Hồng Lợi tại địa chỉ trên. Khi đó, Nguyễn Thị Thu (SN 1981, trú tại phường Duyên Hải, TP. Lào Cai) được Lợi dựng lên làm giám đốc. Trong nhiều năm, Công ty Hồng Lợi đã hợp thức hóa hàng lậu giúp Lợi và đồng bọn kiếm bạc tỷ. Lợi có thể thực hiện được hành vi buôn lậu trên bởi Công ty CP XNK Hưng Yên là doanh nghiệp Nhà nước có chức năng xuất nhập khẩu hàng hóa; nhận hợp đồng ủy thác của các cơ quan khác để nhập khẩu hàng hóa qua biên giới... Để hợp thức hàng lậu, Công ty cổ phần Hồng Lợi đã thiết lập vùng trồng nguyên liệu ở địa bàn bốn huyện của tỉnh Lào Cai. Thủ đoạn lập vùng trồng thuốc lá của bọn chúng chỉ để che mắt thiên hạ. Trong báo cáo sổ sách công ty này thể hiện số lượng thu mua trong nội địa nhiều hơn so với thực tế để hợp thức hóa số lượng hàng nhập lậu. Sau khi nhập lậu lá thuốc lá từ Trung Quốc, các đối tượng đã hợp lý hóa sổ sách, chứng từ tại Công ty Hồng Lợi vì công ty này có vùng nguyên liệu thuốc lá (như đã phản ánh ở trên). Nếu chỉ kiểm tra đơn thuần, Công ty cổ phần Hồng Lợi luôn có đầy đủ thủ tục và giấy tờ chứng minh hàng hóa sản xuất trong nội địa. Từ đó, hàng ngàn tấn lá thuốc lá lậu được phù phép biến thành hàng hợp pháp. Thực tế trong ba năm 2009, 2010 và 2011, đường dây buôn lậu do Lợi cầm đầu thực mua của nông dân là 279 tấn, nhưng đã khai khống lên gần 1.000 tấn.
Quá trình đấu tranh, Nguyễn Văn Khương, thủ kho chi nhánh Công ty CP XNK Hưng Yên tại Lào Cai cũng cho biết 72,8 tấn lá thuốc lá bị công an thu giữ đều là hàng lậu từ Trung Quốc đã tách cọng. Trước khi vận chuyển đi bán, Nguyễn Thị Thu và Nguyễn Thị Thủy (kế toán Công ty CP XNK Hưng Yên) đã yêu cầu nhân viên xé bỏ tem nhãn, ký hiệu là lá thuốc lá Trung Quốc. Sau đó dán tem của Công ty CP XNK Hưng Yên vào các kiện hàng... Trước hành vi phạm tội của các đối tượng nói trên, Công an tỉnh Phú Thọ đã tiến hành bắt khẩn cấp Lê Đăng Lợi, Trần Thị Bình (SN 1957), Trần Thị Tuyết (SN 1964, cùng trú phường Duyên Hải, TP. Lào Cai), Nguyễn Văn Thu (SN 1980, trú phường Cốc Lếu, TP. Lào Cai), Nguyễn Thị Thu (SN 1981, trú phường Duyên Hải, Giám đốc Công ty cổ phần Hồng Lợi), Nguyễn Văn Khương (SN 1983, trú Cẩm Văn, Cẩm Giàng, Hải Dương, thủ kho Công ty CP XNK Hưng Yên) và Lò Thị Bún My (SN 1979, trú Nghệ An, thường xuyên sống tại Hà Khẩu, Vân Nam, Trung Quốc).
Từ lời khai của các đối tượng nói trên, "siêu kế hoạch" của tổng giám đốc Lợi mới được phơi bày.
NGỰA QUEN ĐƯỜNG CŨ
Tháng 6-2010, Lợi bí mật triệu tập một cuộc "họp kín" để bàn với Nguyễn Văn Thu và Nguyễn Thị Thu về việc nhập lậu nguyên liệu lá thuốc lá từ Trung Quốc. Theo đó, cả ba đã liên lạc ngay với Trần Thị Tuyết thỏa thuận việc mua bán lá thuốc lá nhập lậu. Để tránh bị phát hiện, trong quá trình mua hàng Thị Thu thường yêu cầu Tuyết nhận "hàng" tại huyện Mường Khương vào mùa nông dân thu hoạch. Với thủ đoạn này, các đối tượng có thể "biến" hàng nhập lậu thành hàng nội địa. Thời gian sau này, khi Công ty CP XNK Hưng Yên hết quota, các đối tượng đã liều lĩnh vận chuyển hàng lậu qua suối Nậm Sò. Không dừng lại ở đó, Lợi còn liên lạc với Hiền thỏa thuận việc vận chuyển hàng không có giấy tờ từ Trung Quốc về Việt Nam. Từ tháng 11-2010 đến tháng 2-2011, dưới sự chỉ đạo của Lợi, Thị Thu và Văn Thu đã liên hệ mua lá thuốc lá Trung Quốc, không có giấy tờ của A Xéng, A Kiên (người Trung Quốc); Trần Thị Tuyết, Trần Thị Bình. Trong thời gian này, các đối tượng đã mua được trên 600 tấn lá thuốc lá Trung Quốc. Sau khi nhập hàng về, Thu đã chỉ đạo nhân viên kế toán của công ty đánh máy vi tính các tem dán có nội dung như đã xuất trình với lực lượng Công an tỉnh Phú Thọ. Số hàng này, Lợi đều giao cho thủ kho Khương cùng với công nhân dán tem "lột xác" các kiện hàng.
Trong quá trình điều tra vụ án của Lê Đăng Lợi, các trinh sát đặc biệt lưu tâm tới đối tượng Nguyễn Thị Hiền (SN 1969, trú Bản Phiệt, Bảo Thắng, Lào Cai). Hiền là mắt xích quan trọng trong vụ buôn lậu hơn 1.000 tấn lá thuốc lá bị Công an tỉnh Phú Thọ triệt phá đầu năm 2011. Trong vụ án đó, Hiền đảm nhiệm vai trò của người vận chuyển. Hiền là thổ dân nên rất thông thuộc địa bàn khu vực biên giới nơi đây. Được biết, Hiền có một trang trại rộng lớn nằm bên bờ sông Nậm Thi với kho chứa hàng rộng rãi, cổng sắt kiên cố. Theo lời khai của Hiền thì sau khi được tạm tha, Lợi đã chủ động liên lạc với cô ta. Địa điểm Lợi hẹn gặp tại Công ty Hồng Lợi. Đúng hẹn, Hiền đã đến gặp để bàn công việc. Lợi đặt thẳng vấn đề giao cho Hiền làm vùng trồng nguyên liệu ở khu vực Nậm Sò. Lợi không ngần ngại gợi ý: nếu làm được hàng lậu thì ông ta sẽ thưởng hậu hĩnh. Theo đó, công việc của Hiền là khi gom được hàng sẽ liên lạc với Nguyễn Thị Thu và Nguyễn Văn Thu (đều là cán bộ của Công ty Hồng Lợi) để giao và nhận hàng. Từ đó Hiền đã gom lại những mối làm ăn cũ được ba đối tượng là A Kiên (người Trung Quốc) và Trần Thị Bình (Bình Phí) cùng chồng là A Huổi (người Trung Quốc). Từ ngày 1-3-2011, Hiền và ba đối tượng trên đã vận chuyển trót lọt 49,19 tấn lá thuốc lá Trung Quốc qua đường thôn Nậm Sò, xã Bản Phiệt (Lào Cai). Toàn bộ số hàng đều được vận chuyển qua suối Pặc Trì (điểm biên giới giáp ranh giữa Trung Quốc và thôn Nậm Sò). Hiền trực tiếp nhận hàng tại bờ suối bên Việt Nam. Trước mỗi lần chuyển hàng, Hiền đều liên lạc với Văn Thu hỏi địa điểm và yêu cầu Văn Thu đem đầy đủ giấy tờ, con dấu để đi đến đâu thì hợp thức hóa tới đó luôn.
Trong quá trình điều tra vụ án buôn lậu của Lợi, Công an tỉnh Phú Thọ đã bất ngờ hơn khi làm rõ hành vi chiếm đoạt 4,5 tỷ đồng của nguyên Tổng giám đốc Công ty CP XNK Hưng Yên hết sức "bẩn". Vào năm 2009 và 2010, Lợi liên hệ với ông Bế Thế Hưng, Giám đốc DNTN Thế Hưng ở thị trấn Bắc Giang (Lạng Sơn) để thỏa thuận giao dịch 1.500 tấn lá thuốc lá nội địa, chưa tách cọng với giá từ 20 nghìn đồng/kg đến 46 nghìn đồng/kg (tổng giá tiền là 37 tỷ đồng). Từ ngày 15-5-2009 đến 7-9-2010, hai bên đã ký hợp đồng và DNTN Thế Hưng phát hành ba hóa đơn xuất bán cho Công ty CP XNK Hưng Yên 583,882 tấn lá thuốc lá nội địa, trị giá hơn 32 tỷ đồng). Tới khi giao hàng, Lợi đã ma mãnh vờ chê hàng xấu, không đúng theo hợp đồng đã ký kết từ chối thanh toán cho Hưng theo giá đã thỏa thuận. Với loại hàng giá 20 nghìn đồng/kg thì Lợi chỉ thanh toán 17 nghìn đồng, loại 34 nghìn đồng/kg thì thanh toán 20 nghìn - 22 nghìn đồng, loại 46 nghìn đồng/kg thanh toán 36 nghìn đồng/kg. Do đó, DNTN Thế Hưng chỉ giao cho Lợi 533,182 tấn lá thuốc lá trị giá hơn 27 tỷ đồng. Số còn lại là 4,5 tỷ đồng gồm 1,3 tỷ trị giá hàng khống và tiền chênh lệch là 3,2 tỷ, Lợi đã yêu cầu nhân viên thanh toán trả cho Lợi qua tài khoản để tiêu xài cá nhân. Ngoài ra, Lợi còn chỉ đạo Thu mua hóa đơn GTGT của DNTN Thế Hưng để hợp thức lá thuốc lá Trung Quốc nhập lậu.
SIÊU KẾ HOẠCH BỊ PHÁ SẢN
Nằm trong kế hoạch của Lợi, đầu năm 2008 thông qua giám đốc một công ty TNHH ở quận Gò Vấp, TPHCM, ông ta đã liên hệ nhờ một công ty ở Singapore cấp các giấy tờ ký khống chỉ và con dấu khống chỉ. Khi nhận được khoảng 200 tờ giấy có chữ ký và đóng dấu khống chỉ, Lợi đầu tư một máy phôtô màu về nhà riêng ở đường Nguyễn Thái Bình, phường 12, quận Tân Bình nhân ra hàng nghìn bản có chữ ký và dấu khống chỉ của công ty này. Lợi nhân ra nhiều bản để làm thủ tục kê khai hàng hóa nhập khẩu. Do Công ty CP XNK Hưng Yên không phải là đơn vị được Bộ Công thương cấp hạn ngạch nhập khẩu nguyên liệu lá thuốc lá nên Lợi đã tìm người để giúp đỡ. Nguyễn Hoàng Viễn, Giám đốc Công ty TNHH MTV 27-7 ở quận Bình Thạnh, được Lợi đặt vấn đề nhờ đứng ra ký hợp đồng thương mại (nội dung bán lá thuốc lá đã tách cọng) với công ty ở Singapore. Mục đích là để làm thủ tục xin Bộ Công thương cấp hạn ngạch cho Công ty TNHH MTV 27-7 nhập khẩu lá thuốc lá. Sau khi có hạn ngạch nhập khẩu, Lợi đề nghị Công ty TNHH MTV 27-7 ủy thác cho Công ty CP XNK Hưng Yên nhập khẩu hàng sang công ty Singapore. Ngày 12-9-2008, Lợi đã soạn thảo hợp đồng thương mại có nội dung: Công ty TNHH MTV 27-7 bán lá thuốc lá Trung Quốc đã tách cọng cho công ty ở Singapore. Sau đó, Lợi cùng với ông Nguyễn Hoàng Viễn làm thủ tục trình Bộ Công thương cấp hạn ngạch nhập khẩu lá thuốc lá. Sau khi được Bộ Công thương cấp hạn ngạch nhập khẩu lá thuốc lá, Lợi đã soạn thảo hợp đồng: Công ty TNHH MTV 27-7 ủy thác cho Công ty CP XNK Hưng Yên nhập khẩu lá thuốc lá Trung Quốc vào Việt Nam.
Từ ngày 10-10-2008 đến tháng 4-2011, Lợi còn soạn sẵn hợp đồng thương mại có nội dung: công ty Singapore bán lá thuốc lá chưa tách cọng cho Công ty CP XNK Hưng Yên, địa điểm giao hàng tại cửa khẩu các tỉnh Lào Cai, Hà Giang, Lạng Sơn, Cao Bằng. Sau đó, Lợi đã quan hệ trực tiếp với một số tư thương người Trung Quốc và một số tư thương người Việt Nam ở Lào Cai để mua 9.000 tấn lá thuốc lá. Để tránh bị phát hiện và vận chuyển về Việt Nam một cách dễ dàng, Lợi đã chỉ đạo nhân viên công ty làm thủ tục kê khai hàng hóa, nhập khẩu với hải quan các cửa khẩu. Tuy nhiên, kế hoạch "hoàn hảo" của Lợi đã bị Công an Phú Thọ đập tan. Theo đó, chín đối tượng trong đường dây buôn lậu lá thuốc lá của Lợi đã bị bắt. Cơ quan cảnh sát điều tra vừa khởi tố bảy bị can về tội danh buôn lậu.
Lật tẩy chiêu tinh quái của TGĐ buôn lậu lá thuốc lá Để thực hiện việc nhập khẩu lá thuốc lá (sử dụng giấy tờ khống chỉ của một công ty ở Singapore), ông Lợi đã soạn thảo hợp đồng thương mại có nội dung: Công ty Singapore bán lá thuốc lá chưa tách cọng cho Công ty CP XNK Hưng Yên. Sau đó, ông Lợi đã quan hệ trực tiếp với một số tư...