Hai thập kỷ sử dụng HLV ngoại và những cột mốc lịch sử của ông Park Hang Seo cùng bóng đá Việt Nam
Từ giải đấu giao hữu M-150 Cup (Thái Lan) 2017 đến VCK U23 châu Á ở Thường Châu 2018 hay SEA Games 2019…, dưới sự dẫn dắt của HLV Park Hang Seo, bóng đá Việt Nam đã tự tin chinh phục các cột mốc mới.
20 năm dùng HLV ngoại của bóng đá Việt Nam
Bắt đầu từ năm 1995, bóng đá Việt Nam sử dụng vị HLV ngoại đầu tiên là ông Edson Tavares.
Vị HLV người Brazil này đã dẫn dắt cả đội tuyển Việt Nam 1 và đội Việt Nam 2. Tuy nhiên, thời gian làm việc của ông chỉ kéo dài 42 ngày. Và công việc của ông chủ yếu tập trung vào việc cải thiện thể lực cho các cầu thủ.
Karl Heinz Weigang được VFF thuê để chuẩn bị cho SEA Games 1995. Thành tích dưới thời HLV người Đức này là Huy chương đồng Tiger Cup 1996, với sự tỏa sáng của thế hệ cầu thủ Hồng Sơn, Huỳnh Đức, Công Minh…Tuy nhiên, mâu thuẫn với một vài cầu thủ vì những biểu hiện tiêu cực, ông đã chia tay đội tuyển Việt Nam.
Với Colin Murphy, thành tích của ông với bóng đá Việt Nam là tấm Huy chương đồng SEA Games 19 năm 1997.
HLV Alfred Riedl là một phần quan trọng trong lịch sử bóng đá Việt Nam.
Alfred Riedl có hai nhiệm kỳ dẫn dắt các đội tuyển Việt Nam, ông được mệnh danh là “Vua về nhì”. Thành tích tốt nhất: Huy chương bạc Tiger Cup 1998, Huy chương bạcB SSEA Games 1999, Huy chương bạc SEA Games 2005, Huy chương đồng AFF Cup 2007 vàTứ kết vòng chung kết Asian Cup 2007.
Silva Dido, người Brazil, làm việc xen kẽ giữa hai nhiệm kỳ của Riedl. Đây là thời kỳ thảm hại nhất. Đội tuyển bị loại ngay từ vòng loại World Cup 2002, từ vòng bảng SG 2001.
Henrique Calisto: Dưới thời HLV người Bồ Đào Nha này, đội tuyển Việt Nam đã giành chức vô địch AFF Cup đầu tiên, vào năm 2008, sau khi vượt qua Thái Lan sau hai lượt trận chung kết.
Falko Goetz. HLV người Đức đưa tuyển U22 Việt Nam giành hạng Tư SEA Games 26, bị VFF sa thải không lý do khi ông đang nghỉ lễ Giáng Sinh tại quê nhà.
Toshiya Miura, HLV người Nhật Bản. Chấm dứt hợp đồng trước hạn hai tháng, do thành tích kém.
Video đang HOT
Park Hang Seo và những cột mốc lịch sử vẻ vang
Đến với bóng đá Việt Nam từ tháng 10/2017, HLV người Hàn Quốc đã chung tay, nâng tầm các đội tuyển quốc gia đạt được những thành tựu mang tính bước ngoặt, lịch sử. Bốn năm qua, dưới sự dẫn dắt của vị thuyền trưởng người Hàn, bóng đá Việt Nam đã viết nên nhiều câu chuyện cổ tích.
Siêu phẩm của Quang Hải trên nền sân tuyết trắng là một trong những hình ảnh đẹp nhất của bóng đá Việt Nam cho đến bây giờ.
Chung kết U23 châu Á 2018
Chiến tích đầu tiên của HLV Park Hang Seo chính là giúp U23 Việt Nam có hành trình kỳ diệu tại vòng chung kết U23 châu Á năm 2018, diễn ra tại Thường Châu (Trung Quốc). Vượt qua những đội bóng mạnh của châu lục, đội tuyển U23 Việt Nam đã đi tới trận chung kết và giành ngôi á quân, trong đó siêu phẩm của Quang Hải trên nền sân tuyết trắng là một trong những hình ảnh đẹp nhất của bóng đá Việt Nam cho đến bây giờ.
Bán kết Asiad 2018
Nối tiếp thành công của lứa U23, HLV Park Hang Seo tiếp tục khiến cả châu Á phải nể phục khi vào đến bán kết 2018 tại Indonesia. Đội tuyển Olympic Việt Nam giành ngôi đầu bảng, sau đó lần lượt vượt qua Bahrain (vòng 1/8), Syria (vòng tứ kết) và chỉ chịu thua Olympic Hàn Quốc của siêu sao Son Heung Min.
Vô địch AFF Cup 2018
Sau một thập kỷ chờ đợi, đội tuyển Việt Nam một lần nữa bước lên bục cao nhất ở đấu trường AFF Cup. Thầy trò ông Park đánh bại Malaysia với tỷ số 3-2 chung cuộc để lên ngôi vô địch đầy xứng đáng.
Tứ kết Asian Cup 2019
Asian Cup là giải đấu ghi dấu ấn tiếp theo của HLV Park trên cương vị thuyền trưởng bóng đá Việt Nam. ĐT Việt Nam vào tới tứ kết và chỉ chịu thua đội tuyển Nhật Bản với tỷ số tối thiểu.
Vô địch SEA Games 2019
Thầy Park cũng là người hiện thực hóa giấc mơ vô địch SEA Games của bóng đá Việt Nam sau 60 năm mỏi mòn chờ đợi. Ở giải đấu trên đất Philippines, đội tuyển U22 Việt Nam đã có hành trình đầy thuyết phục để lên ngôi vô địch, một thành tích làm nức lòng người hâm mộ cả nước.
Và mới đây nhất, thầy Park cùng đội tuyển Việt Nam tạo nên dấu mốc nới khi lần đầu tiên lọt vào vòng loại cuối cùng của một kỳ World Cup, với tư cách là một trong 5 đội nhì bảng có thành tích tốt nhất ở vòng loại thứ hai.
HLV Park Hang Seo đã cùng đội tuyển Việt Nam viết lên những câu chuyện thần kỳ.
Công bằng nào cho thầy Park?
Cách đây 4 năm, HLV Park lần đầu tiên đến Việt Nam với nhiều hoài nghi. Ở thời điểm đó, tuyển Việt Nam đang trải qua giai đoạn đi xuống với thành tích sa sút ở hàng loạt giải đấu. Song, chỉ với vòng chung kết U23 châu Á, chiến lược gia người Hàn đã thắp lại hy vọng cho hàng triệu cổ động viên bóng đá với chiến tích vào tới trận chung kết và chỉ để thua U23 Uzbekistan sau 120 phút chiến đấu kiên cường trên mặt sân đầy tuyết trắng.
Chiến tích Thường Châu đã tạo nên một thế hệ cầu thủ tài năng bậc nhất lịch sử bóng đá Việt Nam và cũng thắp lên ngọn lửa hy vọng vốn đã nguội lạnh sau nhiều năm người hâm mộ trao gửi niềm tin nhưng không được đáp lại xứng đáng.
Và những thành quả những năm sau đó càng khiến vị thế của HLV Park Hang Seo được nâng lên một tầm cao mới. Vị thuyền trưởng người Hàn Quốc trở thành một “vị thánh” đúng nghĩa trong lòng người hâm mộ.
Bởi, bất chấp bị chụp mũ “bảo thủ”, lười làm mới theo nhận định của một số người sau những trận đấu gần đây, ông vẫn biết cách đưa “những chiến binh sao vàng” đạt được mục tiêu sau cùng: vào đến vòng loại cuối cùng của một kỳ World Cup.
Sẽ là cực kỳ hão huyền nếu nói đến thời điểm này, tuyển Việt Nam vẫn còn cơ hội giành vé tới Qatar. Thực tế, ngay cả việc giành điểm cũng là mục tiêu khó khăn với thầy trò ông Park. Điều này đã được đưa ra bàn luận khi các tuyển thủ còn đang chinh chiến tại UAE trong những trận đấu cuối cùng của vòng loại thứ 2.
Song, người hâm mộ đã quên đi thực tế rằng, 4/5 đối thủ của tuyển Việt Nam tại vòng loại trước là các đội bóng đến từ Đông Nam Á, nơi “những chiến binh sao vàng” đã xưng vương cách đây gần ba năm.
Người Việt Nam đã quen với những chiến thắng dưới thời HLV Park. Thất bại giờ đây trở thành một viễn cảnh khó có thể chấp nhận. Xét về mặt chuyên môn, bất cứ cái đầu lạnh nào cũng phải thừa nhận vòng cuối là “biển lớn”, dù thầy Park có sở hữu trong tay một “thế hệ vàng”.
Người hâm mộ Việt Nam bị chìm sâu vào cảm xúc thất vọng bởi vì chúng ta đã kỳ vọng quá nhiều, đã mơ mộng quá nhiều. Song thực tế cũng phũ phàng hơn nhiều. Thế nên, đã đến lúc chúng ta phải học cách chấp nhận thất bại, thay vì đổ tại bất cứ điều gì khác. Chỉ có nhìn nhận được hiện bóng đá Việt Nam đang ở đâu thì mới có thể tiến bộ.
HLV Oman từng suýt dẫn dắt tuyển Việt Nam
Nhiều năm về trước, HLV Branko Ivankovic của tuyển Oman ngày nay từng là một ứng viên rất nặng ký cho vị trí dẫn dắt tuyển Việt Nam.
Vòng loại thứ ba World Cup 2022 khu vực châu Á ghi dấu rất nhiều cuộc hội ngộ đầy cảm xúc giữa những người bạn, đồng nghiệp cũ, đối thủ truyền kiếp... Với tuyển Việt Nam, mà chính xác hơn là một số lãnh đạo Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF), họ sẽ gặp lại một ứng viên từng suýt ngồi vào "ghế nóng" tuyển Việt Nam nhiều năm trước: ông Branko Ivankovic của đội Oman.
Ông Branko Ivankovic từng là ứng viên dẫn dắt tuyển Việt Nam trước khi HLV Calisto nhậm chức. Ảnh: Tehran Times.
Duyên hụt giữa Branko Ivankovic với Việt Nam
Sau kỳ Asian Cup và SEA Games 2007, bóng đá Việt Nam chia tay với HLV Alfred Riedl, người có quá nhiều kỷ niệm và những món nợ ân tình với dải đất hình chữ S. Tìm người thay thế nhà cầm quân người Áo không hề đơn giản bởi tình hình tài chính của VFF khi đó không dư dả như hiện tại.
Nếu chọn lựa không kỹ càng hoặc triết lý HLV trưởng không phù hợp, hiệu ứng tuyệt vời từ Asian Cup 2007 sẽ sớm kết thúc. Cuối năm 2008, tuyển Việt Nam sẽ tham dự AFF Cup 2008, giải đấu mà khi đó chúng ta cũng chưa từng vô địch.
Sau khi rút gọn danh sách, có ba ứng viên đáng chú ý là Henrique Calisto, Branko Ivankovic và người còn lại chính là ông Juergen Gede. Từng giành vé dự World Cup 2006 cùng thế hệ cầu thủ tài năng của Iran, HLV Branko Ivankovic được xem là "hàng hiệu" so với các đối thủ cạnh tranh như Gede hay cả Calisto. Quả thật, Chủ tịch VFF khi đó Nguyễn Trọng Hỷ không hề giấu giếm với truyền thông việc đã "chấm" HLV Ivankovic.
Nhưng mức lương của ông Ivankovic là rào cản khiến đôi bên không thể thống nhất. Thời điểm ấy, VFF tìm được một nguồn tài trợ lên đến 200.000 USD, nhưng ông Ivankovic muốn có tối thiểu 30.000 USD/tháng, nghĩa là khoản tài trợ ấy chỉ đủ cho gần 7 tháng tiền lương của HLV đến từ Croatia.
Ngoài ra, VFF còn vấp phải một đối thủ cạnh tranh quá lớn là CLB Schalke 04 tại Bundesliga. Mùa này, "Hoàng đế xanh" vừa xuống hạng nhưng 13 năm trước, họ là một thế lực thực sự ở Đức. Năm 2008, họ thi đấu không mấy thành công và HLV Mirko Slomka bị sa thải.
Việc từng dẫn dắt Hannover 96 trong hơn 4 năm là sự đảm bảo tương đối vững chắc với tên tuổi của Ivankovic tại Bundesliga. Khi đó, đội hình Schalke 04 vẫn còn nguyên dàn hảo thủ như Kuranyi, Halil Altintop, Westermann, Howedes, Farfan hay Neuer. Đội bóng này cũng nằm trong nhóm cạnh tranh vé dự cúp châu Âu.
Áp lực tài chính khiến VFF chọn phương án an toàn hơn là ông Calisto. "Thầy Tô" có kinh nghiệm dẫn dắt Long An tại V.League, mức lương cũng dễ chịu hơn. Phần còn lại đã trở thành lịch sử. Tuyển Việt Nam lên ngôi vô địch AFF Cup 2008 với pha đánh đầu kinh điển của Lê Công Vinh tại Mỹ Đình.
Về phần Ivankovic, ông cũng không trở thành thuyền trưởng của Schalke 04. Sau vài tháng nghỉ ngơi, ông chọn đến Trung Quốc làm việc cho Shandong Luneng và cùng đội bóng này vô địch Chinese Super League 2010.
Thuộc nhóm hạt giống cao hơn nhưng Oman vẫn là đối thủ vừa sức nhất với tuyển Việt Nam tại bảng B vòng loại thứ ba World Cup 2022 khu vực châu Á. Ảnh: AFC.
Oman chuẩn bị gì cho vòng loại World Cup 2022?
Oman nằm ở bảng B vòng loại thứ ba World Cup 2022 cùng Việt Nam, Nhật Bản, Australia, Saudi Arabia và Trung Quốc. Nhìn chung, Oman trải qua một vòng loại thứ hai mà không gặp quá nhiều khó khăn. Ngoại trừ 2 trận thua trước chủ nhà World Cup 2022 Qatar, họ chơi tương đối ấn tượng, mạch lạc và dễ dàng giành trọn 18 điểm còn lại.
Ông Ivankovic được đánh giá là người kế thừa cũng như phát triển triết lý bóng đá của cố HLV Pim Verbeek từng áp dụng thành công với tuyển Oman. Nhưng để chuẩn bị cho một bảng đấu nhiều khó khăn ở vòng loại thứ ba, HLV Ivankovic và Liên đoàn Bóng đá Oman (OFA) đã lên một kế hoạch cụ thể.
Theo đó, đội bóng vùng vịnh sẽ tập trung vào ngày 24/7 và lên đường sang Serbia, bắt đầu chuyến tập huấn kéo dài 1 tháng. Họ sẽ trở về quê nhà vào ngày 23/8 để chuẩn bị cho cuộc đọ sức với Nhật Bản. HLV Ivankovic sẽ di chuyển từ Croatia sang Serbia sau kỳ nghỉ của mình.
Ngoài những liên hệ xa xưa giữa ông Ivankovic và VFF, Oman vẫn là đối thủ được bao bọc trong màn sương mờ với tuyển Việt Nam. Họ không có nhiều ngôi sao ra nước ngoài thi đấu, người nổi tiếng nhất là thủ thành Ali Al Habsi thì đã giải nghệ. Tuy nhiên, màn trình diễn của đội tuyển này tại Asian Cup 2019, ấn tượng mà họ để lại ở vòng loại thứ hai World Cup có thể là những gợi ý cho thầy Park.
Tuyển Việt Nam sẽ có chuyến làm khách tại Muscat (Oman) vào ngày 12/10. OFA xác nhận các trận đấu của đội tuyển nước này sẽ diễn ra tại sân Sultan Qaboos. Phải sang đến tháng 3/2022, trận đấu lượt về giữa hai đội mới diễn ra tại Mỹ Đình. Oman được xem là đối thủ vừa sức nhất với tuyển Việt Nam tại bảng B.
Niềm tin vào thầy Park VFF tuyên bố sẽ tạo điều kiện tối đa cho thầy trò HLV Park Hang-Seo ở vòng loại thứ 3 World Cup 2022 khu vực châu Á. Trong đó VFF khả năng sẽ tính đến việc kích hoạt sớm điều khoản gia hạn hợp đồng với thấy Park. Đây là lần đầu tiên, đội tuyển Việt Nam chúng ta có cơ hội có...