Hải Thành – tòa thành cổ như bị “lãng quên” trên con đường tơ lụa
Hải Thành (Heicheng hay Heicheng Historic Site) thuộc trấn Ejin, thị trấn Dalai Hubu, Khu tự trị Nội Mông, Trung Quốc. Tòa thành này hiện nằm trên cao tốc G7 và cách không xa Trung tâm vũ trụ Tửu Tuyền của nước này.
Theo Tân Hoa xã, Hải Thành chính là thành phố lớn nhất và được bảo tồn tốt nhất dọc Con đường Tơ lụa cổ xưa kết nối Trung Quốc với Đông và Tây Á. Đây cũng là di tích lịch sử và văn hóa quan trọng được Trung Quốc bảo tồn cấp quốc gia, nhưng cũng đang bị thời gian và thiên nhiên “tàn phá” trơ trụi, đặc biệt là sau các trận bão cát.
Nằm cách thị trấn Dalai Hubu, Khu tự trị Nội Mông, Trung Quốc khoảng 25 km về phía đông nam; cách cao tốc G7 khoảng 30 km và cách Trung tâm vũ trụ Tửu Tuyền khoảng 300lm về hướng Bắc. Việc di chuyển đến Hải Thành không quá khó khăn, nhưng nơi đây ít được biết tới.
Hải Thành (Heicheng) còn được biết đến chính là di tích khảo cổ còn tồn tại tương đối nguyên vẹn từ thế kỉ 11 bất chấp sự tàn phá của thời gian. Cụ thể, các bức tường thành cổ cao 10 mét và một ngôi chùa có từ thời Tây Hạ (1038-1227) trong thành vẫn còn được lưu giữ tới tận ngày nay.
Nơi đây vốn từng là nơi nghỉ chân của các nhà buôn, nơi các thương gia giàu có lưu trú với của cải được cất giấu, nơi các cửa hiệu sầm uất một thời nhưng nay đã hầu như… biến mất, không còn một chút dấu vết nào.
Cùng Infonet chào buổi sáng và ngắm tòa thành đang bị “quên lãng” này nhé!
Một góc Hải Thành.
Video đang HOT
Các cột tháp trong nắng sớm nhưng lại gợi nên nét đìu hiu, buồn thảm.
Hải Thành nhìn từ trực thăng với các cbwcs tương cao 10m bị cát xâm lấn như muốn vùi lấp.
Nhiều hạng mục đã biết mất, trong thành chỉ còn duy nhất ngôi chùa từ thế kỉ 11.
Nhiều khu vực, cát đã cao tới mặt thành -10m.
Hải Thành trong nắng bình minh.
Ánh bình minh tại Hải Thành chào đón một ngày mới.
Vị trí của Hải Thành trên bản đồ Trung Quốc. Ảnh Google Maps
Nam Phương (lược dịch)
Theo infonet.vn
Hà Nội - nhiều dòng sông không còn đẹp như thơ
Hà Nội là nơi có nhiều con sông lớn nhỏ chảy qua, ngay cái tên Hà Nội cũng đã hàm ý "vùng đất bên trong sông".
Xưa kia những con sông của Hà Nội trong xanh, uốn lượn quanh làng quê yên bình. Từ Sông Hồng, Sông Nhuệ, Sông Đuống, Sông Tô Lịch... đã đều đi vào thơ ca và mang nét đặc trưng của Hà Nội. Giờ đây, trải qua những thăng trầm của thời gian, nhiều dòng sông không còn đẹp như thơ, nhưng trong ký ức của người Hà Nội, vẫn còn ẩn hiện những tích trầm sâu lắng...
Sông Nhuệ là cái tên quen thuộc đối với Hà Nội, trong ký ức của nhiều người xưa, Sông Nhuệ không chỉ thuận tiện cho buôn bán, mà còn mang nguồn nước tươi mát tưới tắm cho những cánh đồng. Nhìn từ trên cao, dòng sông như dải lụa mềm mại uốn lượn quanh làng quê xanh tươi, trù phú. Xưa kia lũ trẻ sống ven sông bơi lội trên dòng nước xanh biếc mỗi chiều tan học. Ngày đó, sông còn rộng, nước còn xanh, vào mùa hè thì ngày nào trẻ con cũng tụ tập ngoài bãi.
Có những làng quê nằm bên sông Nhuệ được ví như "con đường tơ lụa", giúp kết nối hàng hóa từ mạn Tây Bắc xuống, hoặc phía nam lên, tàu thuyền có thể qua lại xuôi về các tỉnh Hưng Yên, Ninh Bình, Nam Định... hay ngược lên Vĩnh Phúc, Phú Thọ... sự giao thương sôi động đến mức, chợ lớn chợ nhỏ họp quanh năm suốt tháng. Nhưng giờ đây, hình ảnh đó chỉ còn trong ký ức.
Sông Hồng vẫn luôn tồn tại trong tâm hồn người Hà Nội thanh lịch
Xưa dòng sông Nhuệ bắt nguồn từ Hàm Rồng, đây cũng là đầu mối để chuyển nước sông Hồng vào sông Nhuệ. Cửa sông tuy nhỏ nhưng dòng chảy càng về xuôi càng mang xu hướng phát triển rộng ra... Qua quá trình đắp đê chống lụt, dòng sông mới dần biến đổi. Nay, dấu tích sông Nhuệ cổ trên đất Hạ Mỗ chỉ vỏn vẹn như một con ngòi chảy từ Hạ Mỗ xuôi Tân Hội, Tân Lập...
Ngoài sông Nhuệ, Hà Nội còn có 8 dòng sông lớn nhỏ chảy quanh khác là sông Đà, sông Đuống, sông Cà Lồ, sông Cầu, sông Tô Lịch, sông Đáy và sông Tích. Tuy vậy, sông Hồng vẫn là đặc biệt hơn cả. Bởi tất thảy những con sông còn lại đều lấy nước từ sông Hồng, sau quá trình chảy dọc theo hướng Bắc Nam, khi đến cuối dòng thì nước lại tụ vào sông Hồng.
Sông Hồng còn có một "điểm lạ" mà chẳng sông nào có được, đó là màu nước mang đặc tính của từng mùa. Khi đỏ chói như pha son về mùa lũ, khi phớt hồng như hoa đào về mùa thu, khi mang màu vàng như hoàng hôn, như màu gạch của lũ sông Đà, sông Lô, sông Chảy trộn vào. Sông Hồng càng trở nên thơ mộng và đẹp hơn vào mùa xuân. Ở mùa xuân, nước sông trong lắng nhưng vẫn pha chút hồng nhẹ như má người con gái phớt qua một chút phấn hồng.
Sông Hồng mang nét đẹp chẳng kém gì những Hồ Tây, hồ Gươm, hồ Thiền Quang... Chẳng thế mà, nhà thơ Cao Bá Quát, trong một buổi chiều tà ngắm cảnh sông Hồng, nhìn về Hà Nội đã từng ghi dấu con sông bằng vần thơ đầy cảm xúc: "Bức thành xây trên bụng rồng ngất trời hùng tráng. Dòng sông cuộn theo nước đỏ, thành làn sóng hoa đào....". Sự thưởng ngoạn tao nhã đó nay ít nhiều vẫn tồn tại trong tâm hồn người Hà Nội thanh lịch. Chẳng thế mà, thỉnh thoảng đâu đó vẫn thấy những cụ già đứng trên cầu lặng ngắm dòng sông, những bạn trẻ vai đeo máy ảnh, tay hí hoáy phác họa con nước hiền hòa trên trang giấy trắng...
Cũng mang một nét đẹp riêng không khác gì sông Hồng, có lẽ bây giờ, nhiều người nhắc đến sông Tô Lịch không phải bởi đó là con sông đẹp mà bởi độ ô nhiễm của dòng sông. Xưa kia dòng sông là biên giới ngăn cách giữa thủ đô Hà Nội và các tỉnh lân cận. Dọc sông Tô là nơi buôn bán trên bến dưới thuyền. Khách buôn từ khắp nơi có thể theo dòng sông Tô đưa hàng vào trong kinh thành.Thuyền trên mạn ngược về có thể từ sông Hồng qua cửa Hà Khẩu (phố hàng Buồm ngày nay) mà vào sông Tô.
Có lẽ ít ai biết sông Tô Lịch còn được gọi là sông Nghịch Thuỷ bởi lẽ nước sông Tô chảy theo hai chiều xuôi ngược khác nhau. Sông Tô ăn thông với sông Hồng chích nước từ Hồ Tây đẩy về cánh đồng chiêm trũng.Vào mùa lũ nước lại đẩy ngược tràn về Hồ Tây. Vì thế mà dòng chảy của sông mới có hiện tượng này. Dòng sông đã ghi dấu biết bao thời khắc lịch sử của cuộc đấu tranh bảo vệ Kinh Thành Thăng Long của cha ông ta xưa. Cuối thế kỉ XIV quân Chiêm Thành xâm lược Thăng Long đã đưa thuyền chiến vào bến Thái Tổ trên sông Tô Lịch. Sông Tô Lịch ngày ấy còn là một bức tranh thuỷ mặc tuyệt đẹp để bao câu ca dao tình tự "neo" lại bến xưa.
Mấy năm gần đây, thành phố ra chiến dịch nạo vét long sông với ước mong trả lại màu xanh cho nước sông Tô được thực hiện. Hai bờ sông đuợc xây dựng lại đẹp hơn nhưng nuớc sông vẫn một màu đen đục. Trong ký ức của nhiều người dân, mỗi một nhịp cầu bắc trên sông là nơi thấm đẫm kỉ niệm của những tình bạn đẹp tình yêu chớm nở. Nhưng dường như những cây cầu bắc ngang sông Tô Lịch các bạn trẻ ít đến hóng mát hơn. Ai đó muốn hoà mình với thiên nhiên người Hà Nội sẽ chấp nhận đi xa để đến cầu Thăng Long hay Nhật Tân hưởng chút không khí trong lành của đất trời ban tặng. Phải chăng họ đã quên mất một dòng sông đang miệt mài chảy trong lòng thành phố?. Nhiều người vẫn tin rằng một ngày nào đó nước sông Tô sẽ xanh trở lại để khơi nguồn một nét đẹp văn hoá của thủ đô ngàn năm văn hiến.
Rồi mai đây, sông, hồ ở Hà Nội sẽ xanh tươi trở lại. Bởi ai cũng hiểu rằng, Hà Nội chỉ thực sự đẹp hơn trong con mắt của du khách, nhất là trong con mắt của thế hệ tương lai khi chúng ta gìn giữ được sông, hồ cùng với những giá trị phi vật thể khác cho muôn đời sau.
Theo Lao động thủ đô
Đôn Hoàng - ốc đảo cô đơn giữa sa mạc ở Trung Quốc Nguyệt Nha Tuyền, hồ nước hơn 2.000 năm không cạn, là nơi dừng chân của những đoàn người băng qua sa mạc trên con đường tơ lụa. Đôn Hoàng thuộc Tửu Tuyền, Cam Túc là một ốc đảo giữa sa mạc Gobi, nằm ở ngã ba con đường tơ lụa, nơi giao nhau giữa tôn giáo và văn hóa. Nơi đây nổi tiếng...