Hai tháng Hải Dương vẫn chưa hết dịch COVID-19, vì sao?
Lãnh đạo Hải Dương cho rằng dịch COVID-19 ở tỉnh xảy ra trong điều kiện, hoàn cảnh khác Đà Nẵng, chủng loại virus cũng khác, do đó không thể so sánh sao Hải Dương dập dịch lâu hơn.
Một chốt phong tỏa ở TP Hải Dương – Ảnh: CƯỜNG ĐẠT
Trươc viêc co dư luân dich vân “dây dưa” ơ Hai Dương khi chi con môt ngay nưa la tron 2 thang kê tư ngay dich bênh xuât hiên (28-1), ông Lưu Văn Bản – phó chủ tịch UBND tỉnh, tổ trưởng tổ chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 tỉnh – cho răng không co gi bât thương.
* Nhiều người băn khoăn đợt dịch ở Đà Nẵng được coi là nặng nề nhưng sau khoảng 1 tháng đã dập được, còn tại Hải Dương 2 tháng đã trôi qua mà vẫn “chưa dứt” các ca dương tính… Có điều gì khó hiểu xảy ra ở Hải Dương không, thưa ông?
- Thực tế những ca bệnh được phát hiện gần đây đều là những trường hợp F1 đã được cách ly tập trung từ trước nên khi được phát hiện dương tính cũng không phải là điều bất ngờ đối với ngành y tế, tất cả đều theo đúng kịch bản phòng chống dịch đã được xây dựng trước đó.
Nhiều người so sánh công tác dập dịch của Hải Dương lâu hơn Đà Nẵng hay những địa phương khác là một so sánh bất hợp lý bởi dịch bệnh xảy ra trong điều kiện, hoàn cảnh cũng như chủng loại virus khác nhau.
Từ khi dịch bệnh xuất hiện ngày 28-1, các trường hợp F1 mà tỉnh truy vết lên tới hơn 17.500 người và hiện nay chỉ còn có 140 người trong khu cách ly tập trung, 3 người khác cách ly trong khu điều trị, cach ly tai nha chỉ còn 172 trường hợp.
Ông Lưu Văn Bản
* Ông nghĩ sao về trách nhiệm của chính quyền ở cả tỉnh và các huyện, thành phố trực thuộc khi để dịch kéo dài, rồi lây nhiễm chéo trong khu cách ly? Thực tế lãnh đạo một số huyện, xã ở Hải Dương bị nhắc nhở, phê bình do chỉ đạo dập dịch thiếu quyết liệt. Việc xử lý như thế đã đủ rốt ráo?
- Thời gian đầu của “cuộc chiến”, tại một số nơi trên địa bàn tỉnh có sự chệch choạc, công tác lãnh đạo chỉ đạo chưa quyết liệt nhưng ngay sau đó đã được lãnh đạo tỉnh nghiêm túc chấn chỉnh, kiểm điểm phê bình lãnh đạo tại những nơi chưa làm tốt công tác phòng chống dịch.
Video đang HOT
Sau khi nhận thấy nguy cơ lây nhiễm chéo trong khu cách ly, tỉnh đã chỉ đạo điều chỉnh, giao chủ tịch UBND cấp huyện thành lập, kiện toàn bộ máy quản lý trong các khu cách ly tập trung, quy định rõ chức trách, nhiệm vụ được giao.
Có thể thấy ngay sau đó công tác dập dịch đã được cải thiện rõ rệt, góp phần vào việc kiểm soát tốt tình hình dịch COVID-19 như hiện nay khi nhiều ngày qua tỉnh không ghi nhận ca nhiễm trong cộng đồng.
* Theo ông, khi nào Hải Dương sẽ sẵn sàng trở về giai đoạn “bình thường mới”?
- Trong thời gian tới, Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 của tỉnh tiếp tục quán triệt các đơn vị thực hiện nghiêm biện pháp mà Bộ Y tế cũng như thường trực Tỉnh ủy đã đưa ra và đang thực hiện.
Theo đó, tiếp tục đẩy mạnh việc xét nghiệm trên diện rộng đối với những trường hợp có biểu hiện ho, sốt trong cộng đồng cũng như các F0, F1 đã được về nhà đều được lấy mẫu thường xuyên để sàng lọc.
Tính đến nay, tổng số mẫu xét nghiệm đã lấy (cộng dồn từ đầu năm 2021) là 713.522 mẫu. Tổng số ca mắc cộng dồn tại Hải Dương là 726 trường hợp và hiện chỉ còn điều trị cho 159 bệnh nhân.
Có thể khẳng định hiện nay tình hình dịch bệnh COVID-19 tại Hải Dương đã được kiểm soát chặt chẽ và tỉnh đang bước vào giai đoạn cuối của “cuộc chiến” chống COVID-19, chuẩn bị bươc vao giai đoan “binh thương mơi” dự kiến thực hiện sau ngày 31-3 tới.
Biên phap phong dich cao hơn yêu câu
Ông Lưu Văn Ban cho biêt biện pháp phòng chống dịch COVID-19 của tỉnh Hải Dương hiện nay được thực hiện cao hơn so với yêu cầu của trung ương. Có thể kể đến như theo quy định chỉ cách ly 14 ngày thì Hải Dương hiện nay đang áp dụng cách ly theo dõi đủ 21 ngày. Bình thường xét nghiệm âm tính 3 lần là coi như hết nhiệm vụ cách ly song tỉnh yêu cầu cách ly thêm tại nhà 21 ngày cũng như tiếp tục lấy mẫu để xét nghiệm.
Những 'chiến binh' áo trắng trước giờ lên đường vào tâm dịch Chí Linh
"Biết sẽ phải đối đầu với nguy cơ nhiễm bệnh, nhưng chúng tôi hiểu được đây không còn là trách nhiệm nữa mà là sứ mệnh thiêng liêng của nghề nghiệp. Nghĩ như thế, mọi sự vất vả đều qua đi", bác sĩ Công chia sẻ.
Dịch Covid-19 bùng phát, Chí Linh (Hải Dương) trở thành tâm dịch lớn nhất cả nước. Không kịp lo sợ, nhiều cán bộ, nhân viên y tế trên địa bàn toàn tỉnh đã được điều động đến tâm dịch. Họ có nhiệm vụ vận chuyển các bệnh nhân Covid-19 đến các bệnh viện dã chiến.
"Đã quen với nỗi sợ"
12h30', tại sở chỉ huy của TT Y tế TP. Chí Linh, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh Bộ Y tế Nguyễn Trọng Khoa xác định sẽ di dời bệnh nhân âm tính khỏi TTYT và thu dung 69 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2 ngay trong ngày.
Để đáp ứng kịp thời trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, Sở Y tế Hải Dương đã lập tức ra công văn khẩn điều động các cán bộ, nhân viên y tế thuộc các bệnh viện trong toàn tỉnh tiếp ứng Chí Linh, Hải Dương.
Nhiều cán bộ y tế đã lên đường ra trận, khi chưa kịp gọi về cho gia đình.
Ngồi trên ghế đá, giữa quãng nghỉ của 2 ca trung chuyển bệnh nhân, anh Phạm Chí Công (SN 1987), công tác tại Bệnh viện Phổi Hải Dương chia sẻ: "Chúng tôi nhận được lệnh điều động của Sở Y tế tới TP. Chí Linh để phối hợp với các đơn vị thực hiện nhiệm vụ chuyển bệnh nhân mắc COVID-19 về điều trị. Lúc đầu chúng tôi sợ lắm, nhưng qua thực hiện nhiệm vụ từ các đợt dịch trước, nên chúng tôi cũng đã dần quen với công việc này" .
Anh Công (phải) lên đường di chuyển bệnh nhân cùng đồng nghiệp
Ít ai biết rằng, cả hai vợ chồng anh Công đều là thành viên trong tổ phản ứng nhanh của Sở Y tế Hải Dương. Với anh Công, đây không còn là nhiệm vụ, trách nhiệm được giao mà còn là sứ mệnh với những người khoác trên mình chiếc áo blouse trắng.
Theo dõi cuộc trò chuyện của anh với gia đình, chúng tôi mới thấm thía sự đồng cảm, đồng hành từ những hậu phương của các anh.
Lớp kính của tấm chắn giọt bắn đã mờ đi vẫn không che nổi ánh mắt rưng rưng của anh, cái xúc cảm từ tâm đặc biệt của những chiến sĩ vùng tâm dịch: "Hai vợ chồng nhận nhiệm vụ là xác định sẽ phải cách ly, sẽ phải đối đầu với nguy cơ nhiễm bệnh nhưng chúng tôi hiểu được đây không còn là trách nhiệm nữa mà còn là sứ mệnh thiêng liêng của nghề nghiệp. Nghĩ như thế, mọi sự vất vả đều qua đi".
Nữ chiến binh trong lực lượng vận chuyển bệnh nhân Covid-19
Tham gia vào lực lượng vận chuyển bệnh nhân Covid-19, có một nữ chiến binh đặc biệt, chị được các anh gọi là "chiến binh trẻ đẹp" nhất đội hình. Chiến binh đó là Mai Thị Tú Anh, sinh năm 1997, công tác tại TT Y tế huyện Cẩm Giàng (Hải Dương).
Chúng tôi bất ngờ và xúc động với những chia sẻ của chị, một người vừa được nhận công tác vài tháng. Tú Anh cho biết: "Tôi tự hào lắm. Tự hào khi được trở thành một chiến binh khi tham gia vào cuộc chiến chung của toàn ngành. Sáng nay, tôi đã điện về cho gia đình thông báo lên đường ra trận và hứa sẽ đảm bảo an toàn tối đa để mọi người đỡ lo lắng".
Tú Anh cùng các đồng nghiệp khẩn trương lên đường cho ca di chuyển tiếp theo
Đội quân đi thẳng vào tâm dịch tại Chí Linh, Hải Dương
Có tận trong "sào huyệt" cuộc chiến thì mới thấu hiểu được cho tường tận sự dũng cảm của những chiến binh.
Đang trong cuộc trò chuyện với chúng tôi, Tú Anh nhận lệnh sẽ phải tham gia vận chuyển bệnh nhân mắc Covid-19 về thu dung tại bệnh viện trước đó là nhận lệnh di chuyển bệnh nhân âm tính ra các khu bệnh viện khác.
Không một giây lo sợ, trong bộ quần áo bảo hộ ướt sũng vì mồ hôi, Tú Anh nói với những người đồng đội: "Thực chiến rồi anh em!".
Cả đội trong khí thế sẵn sàng, nhiều anh em có kinh nghiệm truyền đạt về việc mặc quần áo mỏng ở trong để tránh bất tiện. Họ là cán bộ, nhân viên y tế của nhiều bệnh viện của Hải Dương.
Ngày thường, họ có thể khác nhau về chức vụ, chuyên môn công tác. Nhưng, giữa cuộc chiến với Covid-19, họ là những người đồng chí, chung chiến hào, chung sứ mệnh.
Những chiếc xe rời đi trong sự gấp gáp, khẩn trương đến nghẹt thở. Chúng tôi nhìn theo, mắt rưng rưng khi nghĩ về câu nói của con anh Công qua điện thoại: "Bố mẹ và mọi người mạnh mẽ nhé!" .
Hải Dương đang trong những ngày gồng mình chiến đấu với dịch bệnh. Anh Công, chị Tú Anh cùng hàng trăm người đi thẳng vào tâm dịchđang âm thầm cống hiến, hy sinh để lời chúc "Hải Dương chiến thắng!" trở thành sự thật.
Covid-19 bùng phát từ Hải Dương, Quảng Ninh do biến thể Anh Kết quả phân lập gene 11 mẫu bệnh phẩm Covid-19 miền bắc và một ở TP HCM, đều nhiễm biến thể nCoV Anh, Bộ Y tế kết luận là nguyên nhân dịch bùng phát 6 ngày qua. Thông tin tại cuộc họp trực tuyến của Chính phủ với 63 tỉnh, thành về tình hình kinh tế - xã hội tháng 1, sáng 2/2,...