Hai thái cực về Hillary Clinton trong mắt người Trung Quốc
Một số người Trung Quốc ngưỡng mộ cựu ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton vì phong thái, trí tuệ và quyền uy nhưng một bộ phận khác lại không mấy thiện cảm với bà.
Bà Hillary Clinton hồi năm 2012 ngồi cùng bàn tiệc với ông Tập Cận Bình, khi đó là phó chủ tịch Trung Quốc, tại Bắc Kinh. Ảnh: Reuters
Trong bối cảnh cuộc đua vào Nhà Trắng đang bước vào giai đoạn gay cấn, báo New York Times tiến hành một số cuộc phỏng vấn lấy ý kiến của công chúng Trung Quốc về ứng viên tổng thống Mỹ đảng Dân chủ Hillary Clinton. Theo đó, có người tỏ ra ngưỡng mộ cựu ngoại trưởng Mỹ nhưng cũng có người thể hiện sự không hài lòng đối với bà.
Hillary Clinton hời hợt, có cái nhìn tiêu cực về Trung Quốc, thân thiện với người đống tình, ủng hộ nữ giới là những lý do khiến một số người dân Trung Quốc không muốn bà trở thành tổng thống Mỹ tiếp theo. Song, một bộ phận khác lại cho rằng cựu ngoại trưởng Mỹ là lãnh đạo có tầm nhìn, biết quan tâm đến cộng đồng, luôn vì sự phát triển của phụ nữ và trẻ em, thế nên xứng đáng trở thành bà chủ Nhà Trắng.
Yêu ghét lẫn lộn
Giống như bà Clinton, Donald Trump, ứng viên tổng thống Mỹ đảng Cộng hòa, cũng bị chỉ trích không ít tại Trung Quốc, nhưng đi kèm với đó, những phát ngôn bạo miệng của ông lại thu hút được một lượng lớn người ủng hộ.
Tuy nhiên, theo Shi Yinhong, giáo sư quan hệ quốc tế tại Đại học Nhân dân ở Bắc Kinh kiêm cố vấn cho Hội đồng Quốc gia Trung Quốc, các lãnh đạo nước này vẫn muốn bà Clinton ngồi vào chiếc ghế tổng thống Mỹ hơn là ông Trump.
“Trump dễ thay đổi và điều tồi tệ nhất ở ông ấy là sự không ổn định”, Shi nhận xét và thêm rằng nền kinh tế Trung Quốc lúc này cần một mối quan hệ tốt đẹp với Mỹ hơn bao giờ hết.
“Trump là một người chuyên quyền”, Shi nói. “Nếu trở thành tổng thống, ông ấy có thể sẽ áp dụng một chính sách phòng vệ và mang đậm tính dân tộc chủ nghĩa đối với tất cả các nước”.
“Cá nhân tôi dành sự quan tâm tới người kia nhiều hơn”, ông cho hay. “Nếu Clinton thành tổng thống Mỹ, ít nhất thì chúng ta còn quen thuộc với bà ấy”.
Nhưng với các nhà lập pháp Trung Quốc, họ cũng chỉ hài lòng phần nào trước viễn cảnh bà Clinton làm tổng thống Mỹ.
Theo ông Shi, dù Clinton từ năm 2009 với vai trò là ngoại trưởng Mỹ đến nay có nhiều động thái thúc đẩy mối quan hệ với Trung Quốc nhưng bà cũng là nguyên nhân khiến Bắc Kinh nổi giận khi ủng hộ chiến lược xoay trục sang châu Á của chính quyền Tổng thống Mỹ Barack Obama. Trung Quốc từ lâu coi chiến lược này như một cách mà Washington thực thi nhằm kiềm chế sức mạnh đang lên của Bắc Kinh.
Video đang HOT
“Ấn tượng mà Clinton để lại ở Trung Quốc khá tiêu cực. Bà ấy chỉ trích chính quyền Trung Quốc vì kiểm soát tự do thông tin, nói rằng điều đó không phù hợp với các chuẩn mực quốc tế”, ông Shi cho biết. “Người Trung Quốc chỉ yêu quý chồng bà ấy. Bill Clinton là một người đàn ông tốt. Obama cũng vậy. Nhưng không ai bảo Hillary là một quý bà tuyệt vời”.
Bà Lin Lin, 36 tuổi, nhà tổ chức sự kiện ở Bắc Kinh, lại có suy nghĩ khác với Shi.
“Tôi thực sự ngưỡng mộ bà ấy”, Lin nói. “Hillary có nhiều năm kinh nghiệm xử lý chuyện chính trường với tư cách đệ nhất phu nhân Mỹ. Và suốt chặng đường sự nghiệp của mình, bà ấy cũng cống hiến nhiều cho chính trị. Tôi nghĩ bà ấy rất thông minh và có tính cách ổn hơn so với ông Trump”.
“Là một phụ nữ, tôi thực sự muốn Hillary, bởi khó khăn không thể ngăn bước chân bà ấy mà chúng chỉ khiến bà ấy mạnh mẽ hơn. Bà ấy là một người hùng”, Lin nhấn mạnh.
Lin cho hay bạn bè của bà, kể cả nam lẫn nữ, đều yêu quý Clinton bởi những kinh nghiệm của cựu ngoại trưởng Mỹ chứ không chỉ vì bà là nữ giới.
“Tôi cho rằng Clinton là một nhà lãnh đạo tuyệt vời”, Lin nhận xét.
Bà Clinton phát biểu tại Hội nghị Toàn cầu về Phụ nữ lần thứ 4 của Liên Hợp Quốc tổ chức ở Bắc Kinh hồi tháng 9/1995. Ảnh: AP
Nếu bà Clinton giành chiến thắng trong cuộc đua vào Nhà Trắng, giới lãnh đạo Trung Quốc sẽ đối mặt với một tổng thống Mỹ từng có nhiều năm kinh nghiệm làm việc cũng như xuất hiện tại nước này. Năm 1995, tại Hội nghị Toàn cầu về Phụ nữ lần thứ 4 của Liên Hợp Quốc tổ chức ở Bắc Kinh, bà đã dõng dạc tuyên bố rằng “nữ quyền chính là nhân quyền”.
Guo Jianmei, một luật sư đồng thời là nhà nữ quyền, cũng có mặt ngày hôm đó.
“Mọi người cùng ngồi trên ghế nghe bà ấy nói”, Guo kể. “Bà ấy có khí chất, phong thái, trí tuệ và sức mạnh”.
Không lâu sau, bà Guo thành lập trung tâm trợ giúp pháp lý cho phụ nữ đầu tiên ở Trung Quốc. Gou cho hay từ năm 1995 đến nay, bà đã gặp cựu ngoại trưởng Clinton 6 lần, ở cả Trung Quốc và Mỹ.
“Tôi thấy có điều gì rất đặc biệt ở bà ấy”, Gou chia sẻ. “Tôi thấy bà ấy thực sự có tầm nhìn phát triển toàn cầu, không chỉ cho phụ nữ mà còn đối với mọi vấn đề, bao gồm cả kinh tế”.
Ngoài ra, theo ông Shi, cựu ngoại trưởng Clinton cũng có thể giành được điểm cộng từ một số nhà lập pháp Trung Quốc.
“Bà Clinton thật sự là một tiếng nói quan trọng giúp thúc đẩy những chương đặc biệt trong mối quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc”, Shi đánh giá. “Cá nhân bà ấy đóng góp rất nhiều vào quá trình tạo dựng S&ED”, Diễn đàn Kinh tế và Chiến lược Mỹ – Trung thường niên.
Tuy nhiên, hình ảnh của Clinton ngày một xấu đi trong mắt các nhà lập pháp Trung Quốc từ khi bà nhậm chức ngoại trưởng Mỹ. Năm 2010, tại Hà Nội, bà Hillary trực tiếp nhắm vào Trung Quốc khi tuyên bố Mỹ có lợi ích thiết yếu trong việc duy trì tự do hàng hải ở Biển Đông. Phát ngôn này khiến Bắc Kinh tức giận bởi Trung Quốc lâu nay ngang nhiên tuyên bố chủ quyền với hầu hết diện tích Biển Đông, bất chấp phản đối từ cộng đồng quốc tế.
Trên mạng xã hội Trung Quốc, những bình luận về Clinton chủ yếu tập trung vào giới tính của bà.
“Việc là một phụ nữ khiến bà Clinton không được lòng nhiều người dân Trung Quốc”, ông Shi bình luận, đồng thời cho biết hình ảnh cựu ngoại trưởng Clinton trên mạng Internet Trung Quốc được tô vẽ như là “một phụ nữ khắc nghiệt”.
“Người phụ nữ này đã quá già. Sao bà ấy không chịu ở nhà trông cháu đi chứ?”, một người dùng mạng tên Da Peng bình luận trong bài viết về việc bà Clinton bị Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) thẩm vấn vì dùng email cá nhân cho việc công khi còn làm ngoại trưởng.
Một số người Trung Quốc còn tỏ ra thiếu thiện cảm với Clinton vì bà ủng hộ cộng đồng đồng tính.
“Clinton bảo vệ người đồng tính bởi bà ấy cũng nằm trong số họ”, một người dùng mạng tên Chunni18 viết.
Nhưng những bình luận trong một bài đăng trên tạp chí Sanlian Life Weekly viết về buổi vận động tranh cử hồi tháng 5 của Clinton, tại đó bà chụp ảnh cùng hai người ủng hộ ngực trần, lại cho thấy cựu ngoại trưởng Mỹ cũng có một lượng người hâm mộ nhất định.
Bà Clinton chụp ảnh cùng hai người ủng hộ ngực trần trong một buổi vận động tranh cử tại bang California hôm 25/5. Ảnh: Reuters
“Cộng đồng LGBT luôn ủng hộ bà Clinton”, người dùng tên Yunzhou manbu, chia sẻ.
Cuối cùng, Shi hy vọng mối quan hệ Mỹ – Trung sẽ không gặp biến động nếu bà Clinton lên làm tổng thống.
“Ông Obama tiêu cực về Trung Quốc 70% thì bà Clinton là 75 đến 80%”, Shi nói. “Khác biệt không là bao”.
Vũ Hoàng
Theo VNE
Obama tránh câu hỏi về quá trình điều tra Hillary Clinton
Tổng thống Mỹ Barack Obama né tránh những câu hỏi về quá trình điều tra Hillary Clinton liên quan đến việc bà dùng email cá nhân khi còn là ngoại trưởng.
Tổng thống Mỹ Barack Obama. Ảnh: Reuters.
Giám đốc Cục Điều tra Liên bang (FBI) ngày 5/7 khuyến nghị không nên truy tố Hillary Clinton cùng các trợ lý vì đã "cực kỳ bất cẩn" khi quản lý thông tin mật, liên quan đến việc bà sử dụng email cá nhân khi còn là ngoại trưởng.
Ông Comey nói FBI phát hiện bằng chứng cho thấy "văn hóa an ninh tại Bộ Ngoại giao Mỹ nhìn chung, đặc biệt là thông tin mật, thiếu được tôn trọng so với những nơi khác trong chính phủ".
Khi được hỏi về đánh giá của giám đốc FBI, Tổng thống Mỹ Barack Obama trả lời ông "quan ngại".
"Thách thức hiện có chủ yếu do sự thay đổi bản chất dòng chảy thông tin. Sự xuất hiện email, văn bản và điện thoại thông minh chỉ tạo ra lượng lớn dữ liệu", Reuters dẫn lời ông Obama cho biết thêm. "Điều này tạo ra áp lực lớn đối với Bộ Ngoại giao để phân loại chúng chính xác".
Ông Obama cho rằng nếu một thông tin "quá bảo mật", lợi ích từ nó sẽ tan biến do cần nhiều thời gian để xử lý. "Điều đó phản ánh một vấn đề lớn hơn trong chính phủ", ông nói.
Tổng thống Obama cho biết ông sẽ "tiếp tục thận trọng, không bình luận về" quá trình điều tra pháp lý, hiện đã hoàn toàn kết thúc.
Ông Obama ủng hộ bà Clinton trong cuộc đua vào Nhà Trắng tháng 11 tới. Bà Clinton dự kiến chính thức trở thành ứng viên tổng thống đại diện đảng Dân chủ tranh cử vào cuối tháng 7.
Như Tâm
Theo VNE
Bộ Ngoại giao Mỹ mở lại điều tra với Hillary Clinton Bộ Ngoại giao Mỹ thông báo nối lại cuộc điều tra nội bộ về việc bà Hillary Clinton sử dụng email cá nhân trong thời gian còn là ngoại trưởng. Bà Hillary Clinton. Ảnh: Reuters. "Bộ Ngoại giao dự kiến thực hiện điều tra nội bộ do Bộ Tư pháp đã có thông báo riêng", ABC News dẫn lời John Kirby, người phát...