Hai tàu sân bay Mỹ diễn tập ở cửa ngõ Biển Đông
Nhóm tác chiến tàu sân bay Nimitz và Ronald Reagan diễn tập hiệp đồng ở Biển Philippines từ ngày 28/6, nhằm thể hiện cam kết của Mỹ với khu vực.
“Các chiến dịch hiệp đồng của hai nhóm tàu sân bay thể hiện cam kết phản ứng nhanh chóng, linh hoạt và lâu dài của Mỹ trong thỏa thuận bảo vệ lẫn nhau với các đồng minh và đối tác trong khu vực, cũng như khả năng triển khai sức mạnh chiến đấu đến khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương và đối đầu những nước thách thức quy tắc quốc tế”, chuẩn đô đốc George Wikoff, chỉ huy Nhóm tác chiến tàu sân bay số 5 hải quân Mỹ, cho biết hôm 28/6.
Các tàu chiến và máy bay thuộc hai nhóm tàu sân bay đã bắt đầu các đợt diễn tập hiệp đồng từ hôm 28/6. Đợt diễn tập này diễn ra đúng một tuần sau khi tàu Nimitz và một tàu sân bay khác là USS Theodore Roosevelt tiến h ành diễn tập chung tại khu vực.
“Chúng tôi luôn tìm mọi cơ hội cải thiện năng lực tác chiến và khả năng thực hiện những chiến dịch trên nhiều mặt trận. Hải quân Mỹ luôn sẵn sàng làm nhiệm vụ và triển khai khắp thế giới”, chuẩn đô đốc Wikoff nói thêm.
Video đang HOT
Nhóm tàu sân bay Theodore Roosevelt và Nimitz diễn tập ở Biển Philippines hôm 23/6. Ảnh: US Navy.
Mỹ đã tiến hành các đợt diễn tập hiệp đồng giữa hai tàu sân bay ở khu vực Tây Thái Bình Dương từ nhiều năm nay. Hoạt động này thường diễn ra giữa một nhóm tác chiến hàng không mẫu hạm thuộc Hạm đội 7 và nhóm tác chiến tàu sân bay tiền phương đóng tại Nhật Bản.
Tuy nhiên, việc ba tàu sân bay Mỹ hoạt động cùng lúc ở Tây Thái Bình Dương là động thái rất hiếm khi xảy ra. Việc các cuộc diễn tập với sự tham gia của hai tàu sân bay với tốc độ dồn dập như vậy cũng là diễn biến khác thường.
“Chỉ hải quân Mỹ mới đủ sức huy động nhóm tàu sân bay với quy mô như vậy và đều đặn triển khai sức mạnh nhằm bảo đảm quyền tự do trên biển. Với hơn 10.000 thủy thủ phối hợp như một lực lượng thống nhất, các chiến dịch bảo đảm chúng tôi luôn sẵn sàng phản ứng với mọi tình huống khẩn cấp”, chuẩn đô đốc James Kirk, chỉ huy Nhóm tác chiến tàu sân bay số 11, cho hay.
Hạm đội Thái Bình Dương hải quân Mỹ tuần trước thông báo cho biết ba tàu sân bay nước này đang hoạt động ở khu vực Biển Philippines nằm ở phía đông Philippines, là cửa ngõ vào Biển Đông thông qua eo Luzon nằm giữa Philippines và đảo Đài Loan. Hiện không rõ vị trí cụ thể của các nhóm tàu sân bay và liệu chúng có cùng tiến vào Biển Đông hay không.
Quân đội Mỹ gần đây nỗ lực đối phó với Covid-19 để duy trì hiện diện quân sự ở tây Thái Bình Dương nhằm trấn an đồng minh và ngăn Trung Quốc lợi dụng tình hình đại dịch để gia tăng ảnh hưởng trong khu vực. Hải quân Mỹ khôi phục năng lực tác chiến sau đợt bùng phát dịch trên các chiến hạm, trong đó có cả ba tàu sân bay đang hoạt động tại Tây Thái Bình Dương.
Trung Quốc cảnh báo nguy cơ xung đột trên biển với Mỹ
Quan chức Trung Quốc cảnh báo việc Mỹ tăng hiện diện tại châu Á - Thái Bình Dương làm gia tăng khả năng xảy ra sự cố quân sự giữa hai nước.
"Quân đội Mỹ đang triển khai ở mức độ chưa từng có tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Khả năng xảy ra sự cố quân sự hoặc vô tình nổ súng đang tăng lên. Nếu khủng hoảng nổ ra, hậu quả đối với quan hệ song phương sẽ rất thảm khốc", Wu Shicun, giám đốc Viện Nghiên cứu Biển Đông Quốc gia, một tổ chức của chính phủ Trung Quốc, hôm nay cho biết.
Ông Wu đưa ra phát biểu trên khi trình bày báo cáo của viện nghiên cứu về sự hiện diện của quân đội Mỹ trong khu vực. Theo báo cáo này, Washington đã triển khai 375.000 binh sĩ và 60% tàu chiến đến khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, bao gồm ba nhóm tác chiến tàu sân bay.
Tàu sân bay USS Theodore Roosevelt tiến vào Biển Philippines ngày 17/6. Ảnh: US Navy.
Quan chức Trung Quốc chỉ ra rằng trong 8 năm nhiệm kỳ của cựu tổng thống Barack Obama, hải quân Mỹ chỉ tiến hành 4 hoạt động tự do hàng hải, trong khi dười thời Tổng thống Donald Trump, con số này tăng lên 22.
Báo cáo thêm rằng quân đội hai nước "nên tăng cường liên lạc nhằm tránh những hiểu lầm và tính toán sai lầm về chiến lược". Cụ thể, các cuộc họp quân sự cấp cao nên được nối lại, đồng thời mở đường dây điện thoại trực tiếp và tổ chức các cuộc diễn tập hải quân chung.
Cũng theo báo cáo này, Trung Quốc không coi Mỹ là đối thủ tiềm tàng, hoặc "dự tính về một cuộc chiến tranh lạnh hay nóng với Mỹ". Tuy nhiên, "sự hủy hoại quan hệ quân sự sẽ làm gia tăng đáng kể khả năng xảy ra sự cố nguy hiểm, một cuộc xung đột, thậm chí là khủng hoảng".
Báo cáo của viện nghiên cứu Trung Quốc được đưa ra trong bối cảnh quan hệ giữa Bắc Kinh và Washington xuống một trong những mức thấp nhất kể từ khi hai nước tái thiết lập quan hệ ngoại giao hồi năm 1979, liên quan đến nhiều vấn đề khác nhau.
Các hoạt động tự do hàng hải thường xuyên của Mỹ gần đây tại Biển Đông, nơi Trung Quốc đưa ra những yêu sách chủ quyền phi pháp, khiến Bắc Kinh tức giận và nhiều lần cảnh báo. Hôm 21/6, Hạm đội Thái Bình Dương của hải quân Mỹ đưa thông tin về ba nhóm tác chiến tàu sân bay đang cùng hoạt động tại Biển Philippines, tiếp giáp Biển Đông, động thái chưa từng có suốt nhiều năm.
Giới chuyên gia nhận định động thái này của hải quân Mỹ phát đi thông điệp mạnh mẽ tới Trung Quốc rằng quân đội Mỹ sẽ tiếp tục duy trì hiện diện trong khu vực, bất chấp Covid-19 đang diễn ra.
Mỹ tung hạm đội tàu ngầm tới Thái Bình Dương Ít nhất 7 tàu ngầm Mỹ đồng loạt được triển khai tới các vùng biển ở tây Thái Bình Dương, dường như nhằm phát thông điệp tới Trung Quốc. Lực lượng Tàu ngầm thuộc Hạm đội Thái Bình Dương của hải quân Mỹ hồi đầu tháng 5 có một động thái bất ngờ khi thông báo toàn bộ đội tàu ngầm tiền phương...