Hai tàu chiến Nga xuất hiện gần Đài Loan
Đài Loan đã phát hiện 2 tàu chiến Nga ngoài khơi hòn đảo này và triển khai máy bay, tàu chiến để theo dõi.
Một tàu chiến Nga di chuyển qua eo biển La Perouse nối vùng biển giữa bán đảo Triều Tiên và Nhật Bản với biển Okhotsk. Ảnh BỘ QUỐC PHÒNG NGA
Cơ quan Phòng vệ Đài Loan cuối ngày 27.6 thông báo đã phát hiện hai tàu hộ tống của Nga di chuyển ở bờ biển phía đông hòn đảo theo hướng nam lên bắc. Hai tàu chiến sau đó rời khỏi “vùng phản ứng” của Đài Loan ở ngoài khơi thị trấn Tô Áo, huyện Nghi Lan và đi về hướng đông nam. Tô Áo là nơi có một căn cứ biển lớn của Đài Loan, theo Reuters.
Phía Đài Loan cho biết đã triển khai chiến đấu cơ, tàu chiến và kích hoạt hệ thống tên lửa trên bờ để theo dõi hoạt động của 2 tàu Nga.
Trước đó, hãng thông tấn Interfax của Nga đưa tin rằng một đội tàu của Hạm đội Thái Bình Dương Nga đã di chuyển vào khu vực phía nam của biển Philippines để thực hiện nhiệm vụ trong một hoạt động tầm xa.
Video đang HOT
Hạm đội Thái Bình Dương của Nga cho biết các thủy thủ đã thực hiện hoạt động nhằm chứng minh sự hiện diện hải quân tại khu vực châu Á-Thái BÌnh Dương và là một phần của việc tăng cường các mối quan hệ đối tác.
Trước đó, Hạm đội Thái Bình Dương của Nga có cuộc tập trận tại vùng biển giữa bán đảo Triều Tiên và Nhật Bản và tại biển Okhotsk, diễn ra từ ngày 5-20.6. Cuộc tập trận có sự tham gia của hơn 60 tàu chiến và tàu hỗ trợ, khoảng 35 máy bay và hơn 11.000 quân nhân.
Quan chức Mỹ: Nguy cơ tính toán sai lầm với Trung Quốc là thực tế và ngày càng gia tăng
Một vấn đề đặt ra giữa Mỹ và Trung Quốc là đang thiếu các kênh liên lạc đáng tin cậy giữa quân đội hai nước.
Tàu chiến của Trung Quốc đi gần tàu khu trục của Mỹ, nhìn từ boong tàu khu trục của Mỹ, ở eo biển Đài Loan, ngày 3/6/2023. Ảnh: Reuters
Theo hãng tin Reuters, điều phối viên Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của Mỹ Kurt Campbell ngày 6/6 cho rằng các đường dây liên lạc với Trung Quốc "đang mở ra," nhưng nguy cơ tính toán sai lầm khi các lực lượng quân sự Trung Quốc và Mỹ ngày càng hoạt động gần nhau là có thật và đang gia tăng.
Ông Campbell đã đưa ra nhận định trên tại một sự kiện của viện nghiên cứu Hudson, nhấn mạnh rằng việc duy trì ngoại giao với Trung Quốc là rất quan trọng.
Cuối tuần trước, Washington cho biết một tàu chiến của Trung Quốc đã áp sát khu trục hạm Mỹ ở eo biển Đài Loan và buộc tàu này phải giảm tốc độ. Đây là sự kiện thứ hai trong vòng 1 tuần giữa Trung Quốc và Mỹ với nguy cơ dẫn đến gần một sự cố lớn.
Cuối tháng 5, một máy bay chiến đấu của Trung Quốc đã bay trước một máy bay chiến đấu của Mỹ trên Biển Đông, khiến Washington chỉ trích.
Sau vụ việc hôm 3/6, Nhà Trắng đã cáo buộc Trung Quốc "ngày càng quyết đoán", trong khi Trung Quốc nói rằng hoạt động quân sự như vậy của Mỹ ở vùng biển quốc tế là "cố ý gây nguy hiểm".
Trong những năm gần đây, Trung Quốc đã bắt tay vào điều mà các quan chức Mỹ gọi là một trong những hoạt động hiện đại hóa quân sự thời bình lớn nhất trong lịch sử.
Nguồn cơn gây căng thẳng
Bắc Kinh đang sử dụng năng lực quân sự và sức mạnh kinh tế ngày càng tăng của mình để đẩy lùi sự thống trị quân sự kéo dài hàng thập kỷ của Mỹ ở châu Á khi Trung Quốc coi Mỹ là sự can thiệp từ bên ngoài vào khu vực.
Một nguồn gây căng thẳng đặc biệt là các cuộc tuần tra "tự do hàng hải", trong đó Mỹ và các đồng minh của họ điều tàu hải quân đi qua eo biển Đài Loan và Biển Đông.
Mỹ cho biết các cuộc tuần tra như vậy nhằm "bảo vệ quyền của tất cả các quốc gia được đi lại trong vùng biển quốc tế". Trong khi đó, Trung Quốc đã phàn nàn về các tàu và máy bay của Mỹ ở eo biển Đài Loan và ở Biển Đông.
Các sự cố khác gần đây ở Biển Đông đã chứng kiến một tàu bảo vệ bờ biển Trung Quốc chiếu "tia laser cấp độ quân sự" vào một tàu Philippines vào tháng 2 năm nay.
Tong Zhao, học giả thỉnh giảng tại Trường Quan hệ Công chúng và Quốc tế của Đại học Princeton, cho biết Trung Quốc coi những hành động của Mỹ là "khiêu khích" và tin rằng "việc theo đuổi sự thống trị quân sự của Mỹ là nguyên nhân thực sự gây ra những nguy hiểm trong khu vực".
Về phần mình, Derek Grossman, nhà phân tích quốc phòng cấp cao tại RAND Corporation, một tổ chức tư vấn của Mỹ, nhận định cách tiếp cận này của Trung Quốc làm tăng khả năng xảy ra va chạm, có thể dẫn đến xung đột vũ trang.
Một vấn đề khác đặt ra là đang thiếu các kênh liên lạc đáng tin cậy giữa quân đội hai nước. Các quan chức Mỹ cho biết, quân đội Mỹ từ lâu đã thúc đẩy Bắc Kinh mở các kênh liên lạc với quân đội Trung Quốc - cả ở cấp cao và cấp thấp hơn - để giảm thiểu nguy cơ tai nạn trở thành xung đột quân sự, nhưng ngược lại, các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã chần chừ thiết lập các liên lạc quân sự và nhanh chóng cắt đứt chúng trong thời kỳ căng thẳng ngoại giao.
Trung Quốc đã đình chỉ một số cuộc đối thoại quân sự cấp cao với Lầu Năm Góc sau chuyến thăm của cựu Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi tới Đài Loan (Trung Quốc) vào mùa hè năm ngoái và từ chối yêu cầu của Mỹ về một cuộc điện đàm giữa bộ trưởng quốc phòng hai nước sau vụ bắn rơi khinh khí cầu của Trung Quốc trong không phận Mỹ hồi đầu năm nay.
Nga điều loạt tàu chiến, máy bay tập trận gần Nhật Bản Hạm đội Thái Bình Dương của Nga điều loạt tàu chiến và máy bay các loại tham gia tập trận ở biển Nhật Bản và biển Okhotsk. Hôm 5/6, Bộ Quốc phòng Nga cho biết lực lượng Hạm đội Thái Bình Dương của nước này đã bắt đầu các cuộc tập trận ở vùng biển Nhật Bản và biển Okhotsk. Cuộc tập trận...