Hai tàu cá Hải Phòng bị sóng nhấn chìm, Quảng Ninh cấm cầu Bãi Cháy
Ảnh hưởng của bão số 1, đảo Bạch Long Vỹ (Hải Phòng) hồi 3h sáng nay (24/6) có gió mạnh cấp 11, 12. Hai tàu cá bị đứt neo và bị sóng biển nhấn chìm. 1 ngư dân bị thương. Quảng Ninh cấm cầu Bãi Cháy để đảm bảo an toàn.
Thiệt hại đầu tiên về người và tài sản do bão số 1 gây ra ở Hải Phòng là hai tàu cá ở đảo Bạch Long Vỹ bị đứt neo, bị nhấn chìm, một ngư dân bị thương.
Ông Bùi Đức Quang – Bí thư Huyện ủy kiêm Chủ tịch UBND huyện đảo Bạch Long Vỹ – cho biết, bão số 1 hiện đang gây hậu quả tại khu vực đảo Bạch Long Vỹ với sức gió mạnh cấp 9, cấp 10. Bão đổ bộ vào Bạch Long Vỹ từ 3h sáng nay với sức gió mạnh cấp 11, 12 kèm mưa rất lớn khiến người dân, cán bộ, chiến sĩ trên đảo phải cố thủ trong nhà, chỉ những người có nhiệm vụ đặc biệt mới được phép ra ngoài.
Trước khi bão đổ bộ, huyện Bạch Long Vỹ đã tổ chức neo đậu cho 430 tàu thuyền với 1.965 lao động. Từ chiều qua 23/6, đã không còn phương tiện nào hoạt động xung quanh đảo.
Hiện gió trên đảo Bạch Long Vĩ đang rất mạnh.
Một trạm biến áp tải đảo Vườn quốc gia Cát Bà đã bị nổ khiến cho khoảng 100 du khách đang mắc kẹt tại đây trong cảnh mất điện chờ bão.
Tại nội thành Hải Phòng, gió bắt đầu mạnh dần lên, mưa dày hạt. Hệ thống loa phát thanh liên tục phát đi công điện khẩn để nhân dân chủ động phòng chống bão.
Diễn biến của bão số 1 khá phức tạp, bão đang cách trung tâm thành phố Hải Phòng 135 hải lý tính từ đảo Bạch Long Vĩ.
Sở Giáo dục và đào tạo Hải Phòng đã cử cán bộ đến từng trường, cơ sở mần non,… yêu cầu nhà trường thông báo cho phụ huynh đến đón con em về sớm. Ngoài các trường đang nghỉ hè, những trường mầm non đang tổ chức trông giữ trẻ phải cho học sinh nghỉ học để đảm bảo an toàn.
Theo thông tin từ UBND TP Hải Phòng, trước những diễn biến phức tạp về hướng di chuyển của bão số 1, chiều tối 23/6, Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn Thành phố họp khẩn để tập trung phòng, chống bão.
Trước đó, Bộ Chỉ huy BĐBP Hải Phòng đã phối hợp thông báo, kiểm đếm cho hơn 4.200 phương tiện, lồng bè, chòi canh với hơn 13.700 lao động biết vị trí và diễn biến của bão để chủ động phòng tránh.
Trên đường phố Hải Phòng bắt đầu có mưa, gió mạnh dần lên
Cảng vụ hàng hải Hải Phòng đã yêu cầu các doanh nghiệp quản lý khai thác cảng, các cơ sở đóng mới và sửa chữa tàu biển, chủ tàu, đại lý và thuyền trưởng các tàu theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão để chủ động ứng phó và có phương án đảm bảo an toàn cho người, phương tiện, thiết bị, kho hàng…
Toàn TP Hải Phòng hiện đã huy động hơn 1.000 ô tô các loại; 532 tàu xuồng; 23 xà lan; 49.329 m3 đá hộc; 923.165 chiếc bao tải; 569 tấn lương thực; 7.511 thùng mỳ ăn liền; 9.383 phao tròn; huy động hơn 43.641 người tham gia xung kích, hộ đê.
Người dân ứng phó trước bão
Trong đó lực lượng do Bộ Chỉ huy quân sự thành phố đảm nhiệm và hiệp đồng là 10.056 người, 46 xe ô tô các loại, 18 tàu xuồng cao tốc, 4 xe thiết giáp; lực lượng do bộ đội biên phòng thành phố đảm nhiệm và hiệp đồng là 225 người, 14 tàu, 37 xuồng, 19 xe ô tô các loại để phục vụ cho công tác phòng chống bão số 1.
Video đang HOT
Tại Đồ Sơn các nhà hàng đã phải đóng cửa ngưng nhận khách, đang xảy ra mưa lớn
Đồng thời, UBND TP Hải Phòng đã phát đi Công điện khẩn, yêu cầu Chủ tịch UBND các huyện, quận và thủ trưởng các ngành, cơ quan, đơn vị khẩn trương, bằng mọi biện pháp liên lạc, thông báo cho chủ các phương tiện đang hoạt động trên biển khẩn trương di chuyển về nơi tránh trú an toàn.
Tổ chức kiểm tra và thực hiện biện pháp đảm bảo an toàn đê điều, hồ đập công trình đang thi công (đặc biệt là công trình cầu Đình Vũ-Cát Hải, cảng Lạch Huyện), cầu tàu, bến cảng, kho tàng, tàu vận tải, tàu du lịch, các cơ sở đóng mới và sửa chữa tàu thuyền, công trình giao thông, công trình công cộng, hệ thống truyền tải điện, hệ thống thông tin liên lạc, khu vực khai thác khoáng sản, các khu nuôi trồng thuỷ sản, trang trại chăn nuôi.
Khu neo đầu tàu thuyền tại Đồ Sơn đã được chằng buộc trước mưa lớn
Trao đổi với PV Dân trí, ông Bùi Văn Minh, giám đốc Cảng vụ hàng hải Hải Phòng cho biết, ngay sau khi nhận được công lệnh của cục trưởng cục Hàng Hải và UBND thành phố Hải Phòng đơn vị đã yêu cầu các doanh nghiệp quản lý khai thác cảng, các cơ sở đóng mới và sửa chữa tàu biển, chủ tàu, đại lý và thuyền trưởng các tàu theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão để chủ động ứng phó và có phương án đảm bảo an toàn cho người, phương tiện, thiết bị, kho hàng…
Cảng vụ Hải Phòng đôn đốc sát sao công tác neo đậu tàu, xếp hàng và các phương tiện an toàn tránh bão số 1 ( hình ảnh ghi nhận tại cảng Đoạn Xá 11h trưa nay)
Hiện tại vùng cảng biển Hải Phòng có 147 tàu trong khu vực và hàng nghìn phương tiện thủy nội địa, trong đó có 19 tàu nước ngoài đang lưu trú. Sáng nay cảng vụ đã cử 3 đoàn công tác đi xuống các khu neo đầu, các âu cảng, nhà máy đóng tàu, bến bãi và các công trình thủy để tiếp tục đôn đốc, giám sát công tác phòng chống lụt bão.
Cùng thời điểm này, khi bão số 1 đang áp sát, tỉnh Quảng Ninh đã quyết định cấm người dân và phương tiện lưu thông trên cầu Bãi Cháy.
Cấm người dân và phương tiện lưu thông trên cầu Bãi Cháy.
Cầu Bãi Cháy nằm trên quốc lộ 18, nối hai phần của thành phố Hạ Long là Hòn Gai và Bãi Cháy qua cửa sông Cửa Lục nơi đổ ra vịnh Hạ Long, thuộc địa phận tỉnh Quảng Ninh. Đây là loại cầu dây văng một mặt phẳng dây, dầm hộp bê tông cốt thép, tại trụ cầu chính trên độ cao 50m.
Trong điều kiện thời tiết có bão, mưa to, gió giật mạnh, việc lưu thông trên cầu không đảm bảo an toàn nên tỉnh đã ra quyết định cấm cầu.
Sáng nay, thông tin từ Ban chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh Thái Bình cho biết, khu vực ven biển Thái Thụy, Tiền Hải có gió mạnh cấp 6, 7, sau tăng lên cấp 8, giật cấp 9, cấp 10. Trong đất liền gió mạnh cấp 6, cấp 7.
Các nơi trong tỉnh từ sáng ngày hôm nay có mưa vừa đến mưa to, dự kiến trong ngày 25/6, lượng mưa tại Thái Bình phổ biến từ 50 đến 100mm.
Để chủ động đối phó với bão, Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh yêu cầu Ban Chỉ huy PCTT&TKCN các cấp, ngành, kiên quyết di chuyển ngay, đảm bảo an toàn hco những người dân đang sinh sống khu vực cửa sông, ven biển và trên các chòi ngao, các đầm nuôi thủy, hải sản vào nơi trú ẩn an toàn.
Khẩn trương kêu gọi tàu thuyền còn đang hoạt động vào nơi trú ẩn an tòa. Bố trí sắp xếp tàu, thuyền tại khu neo đậu, tránh va đập, gây vỡ và chìm tàu, không để người ở lại trên các tà, thuyền tại nơi neo đậu; tăng cường công tác tuyền truyền bằng hệ thống loa phát thanh tại các địa phương; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố chri đạo Chủ tịch UBND cấp xã tăng cường công tác chằng chống nhà cửa, công trình xây dựng, đặc biệt là các trường tiều học trên địa bàn trong dịp nghỉ hè; Theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão trên các phương tiện thông tin đại chúng. Tổ chức nghiêm túc và thường xuyên báo cáo về Văn phòng Ban Chỉ huy PCTT và TKCN của tỉnh.
Tại Nam Định, Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn tỉnh đã ra công điện khẩn yêu cầu các địa phương ven biển, đơn vị, lực lượng vũ trang khẩn trương thực hiện các biện pháp đối phó với cơn bão số 1; Chủ động kiểm đếm, kêu gọi tàu thuyền vào nơi tránh trú bão an toàn, thực hiện cấm biển từ 7 giờ ngày 24/6 cho đến khi bão tan.
Do ảnh hưởng của bão số 1, sáng nay tỉnh Nam Định đã có mưa vừa và mưa rất to
Hiện nay, tỉnh Nam Định kêu gọi được gần 2000 phương tiện, tàu thuyền vào nơi tránh trú an toàn. Hiện còn 156 tàu đang hoạt động ở ven bờ trong tỉnh và 12 tàu đang hoạt động trong khu vực Nam Định- Thanh Hóa. Tất cả số tàu thuyền này đều có liên lạc và đã nắm được vị trí, hướng di chuyển và diễn biến của bão để chủ động thoát ra khỏi hoặc không đi vào vùng nguy hiểm.
Đồng thời, hướng dẫn các hộ nuôi trồng thủy hải sản có biện pháp bảo vệ bờ, đắp bờ để phòng chống mưa bão. Các hộ ven biển tập trung thu hoạch lúa còn sót lại và hoa màu vụ xuân. Tiến hành kiểm tra chặt chẽ hệ thống đê kè, cống, nhất là cụm đê kè đang thi công để bảo đảm an toàn khi bão số 1 đổ bộ vào bờ, tránh gây thiệt hại không đáng có.
Tin từ Đài khí tượng thủy văn tỉnh Nam Định cho biết, do ảnh hưởng của bão số 1, tỉnh Nam Định đã có mưa vừa, mưa to, lượng mưa đo đến 7h sáng ngày 24/6: Tại thành phố Nam Định 29mm; Trực Phương 42mm; Phú Lễ 54mm; Văn Lý 58mm; tại Văn Lý có gió mạnh 9m/s (cấp 5), giật 16m/s (cấp 7).
Ngày hôm nay (24/6), tiếp tục có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to, lượng mưa phổ biến từ 50 – 100mm; gió trong đất liền cấp 4, cấp 5, vùng ven biển có gió mạnh cấp 7, giật cấp 9, cấp 10. Sóng biển cao từ 2 – 4m. Cần chú ý theo dõi các bản tin tiếp theo. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 2.
Thu Hằng – Tuấn Hợp – Đức Văn
Theo Dantri
Bão số 1 sắp đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình
Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn T.Ư, từ trưa đến chiều nay 24.6, bão số 1 sẽ đổ bộ vào vùng bờ biển từ Quảng Ninh đến Thái Bình với sức gió cao nhất lên đến cấp 10 - 11. Vùng tâm bão đi qua có thể là TP.Hải Phòng.
Tại thành phố Hạ Long, gió đã lớn lên, trời mưa to - Ảnh: Hải Sâm
Phóng viên Thanh Niên Online từ Hải Phòng cho biết, tại đây trời đã có mưa từ sáng, gió đã mạnh dần lên từng cơn nhưng chỉ khoảng cấp 6 -7. Hoạt động của người dân vẫn bình thường, nhiều người dân còn tỏ ra bình thản dù bão số 1 được dự đoán sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến TP.Hải Phòng.
Theo Phó chủ tịch UBND TP.Hải Phòng Đỗ Trung Thoại, Hải Phòng đã chuẩn bị xong mọi phương án chống bão, hiện đang có 5 đoàn công tác của thành phố đang đi kiểm tra công tác phòng chống bão tại các khu vực trọng yếu như Cát Hải, Đồ Sơn, Kiến Thụy...
Lúc 10 giờ 30 phút ngày 24.6, từ huyện đảo Bạch Long Vĩ (Hải Phòng), anh Nguyễn Văn Hậu, Liên đội trưởng thanh niên xung phong Bạch Long Vĩ, cho biết gió bão đã giảm xuống còn khoảng cấp 10. Trước đó, từ 2 - 5 giờ sáng 24.6, tại đây đã có gió lớn, ước cấp 13 - 14.
Theo ông Đào Trọng Tuệ, phó chủ tịch UBND huyện Bạch Long Vĩ, sáng sớm nay 24.6 đã có hai tàu cá của ngư dân bị sóng to gió lớn gật đứt neo và va vào âu cảng, bị đắm nhưng không có thiệt hại về người.
Tại TP.Hạ Long (Quảng Ninh), trời cũng đã có mưa to, gió cũng đang lớn dần. Ghi nhận tại cầu Bãi Cháy nối 2 nửa TP.Hạ Long, lúc hơn 8 giờ sáng nay (24.6), lực lượng CSGT và bảo vệ cầu Bãi Cháy đã đặt biển báo và lập chốt cấm xe máy, xe đạp qua cầu.
Từ đầu cầu phía Hòn Gai đã xuất hiện dịch vụ chuyển tải xe máy và người qua cầu với khoảng gần 10 xe ô tô với giá 40.000 - 50.000 đồng cho mỗi xe máy và người chuyển tải qua cầu. Cơ quan chức năng tỉnh Quảng Ninh cũng cho biết, toàn bộ các phương tiện sẽ bị cấm qua cầu Bãi Cháy khi có gió bão cấp 10 trở lên.
Tại Vân Đồn (Quảng Ninh) gió cũng đã mạnh dần lên cấp 7 - 8. Tại huyện đảo Cô Tô, đã có gió bão cấp 9 - 10. Tại Cô Tô, 546 du khách bị mắc kẹt do không có phương tiện trở về đất liền đã được bố trí nơi ăn nghỉ an toàn.
Theo ông Hoàng Bá Nam, bí thư huyện ủy Cô Tô, địa phương này đã chỉ đạo các khách sạn, nhà nghỉ giảm giá 30% giá phòng cho khách lưu trú tránh bão và cấm mọi hành vi bắt chẹt du khách.
Các lực lượng chức năng tại đây cũng được huy động để ngăn du khách ra biển xem bão có thể gặp nguy hiểm.
Lực lượng chức năng ngăn người đi xe máy, xe đạp qua cầu Bãi Cháy để đảm bảo an toàn - Ảnh: Hải Sâm
Dịch vụ chuyển tải xe máy qua cầu Bãi Cháy, giá mỗi xe máy kèm người là 40.000 - 50.000 đồng - Ảnh: Hải Sâm
Một số người vẫn lọt được qua trạm gác và đi qua cầu nhưng bị gió tạt rất nguy hiểm - Ảnh: Hải Sâm
Người dân Hải Phòng bình thản trước giờ bão đổ bộ - Ảnh: Lê Tân
Một số đường phố Hải Phòng đã ngập nước - Ảnh: Lê Tân
Trao đôi vơi PV Thanh Niên Online, ông Nguyên Đưc Long, chu tich UBND tỉnh kiêm trương ban chi huy phong chông thiên tai va tim kiêm cưu nan tinh Quang Ninh, cho biêt: Moi công tac phong chông bao sô 1 đa va đang đươc tinh nay khân trương tiên hanh ngay sau khi nhân đinh bao co kha năng anh hương đên Quang Ninh.
Trươc đo, theo báo cáo của Ban chỉ huy phòng chống lụt bão Quảng Ninh, toàn bộ trên 8.000 phương tiện tàu thuyền, trong đó có 312 phương tiện xa bờ, tư 16 giờ ngay 23.6 khoảng 10.000 lồng bè đã về nơi neo đậu, tránh trú bão an toàn. 516 tàu du lịch cũng đã dừng hoạt động trên vịnh Hạ Long.
Tàu thuyền neo đậu tại Cô Tô trong bão số 1 - Ảnh: Bích Ngọc
Kỳ Văn - Hải Sâm - Lê Tân - Bích Ngọc
Theo Thanhnien
50 cây cổ thụ hơn 50 năm tuổi đã được cứu như thế nào? Hơn 50 cây xà cừ cổ thụ mang đậm giá trị lịch sử ở huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh đã được "cứu sống" diệu kỳ. Đó là thành quả của sự lắng nghe, trân trọng ý kiến người dân kết hợp với quyết sách đúng đắn, cứng rắn của chính quyền địa phương với chủ đầu tư. Biết PV Dân trí - tờ...