Hai tấn vải đầu tiên lên đường sang Australia
Chiều nay (23/6), hai tấn vải đầu tiên sẽ được chiếu xạ tại Trung tâm Chiếu xạ Hà Nội trước khi lên đường xuất khẩu sang Australia.
Kiểm tra mẫu vải đã chiếu xạ trước khi đưa đi xuất khẩu. Ảnh: VGP/Đỗ Hương
Ông Nguyễn Quang Thiệu, Giám đốc Trung tâm Chiếu xạ Hà Nội cho biết điều này. Ông nói thêm, cuối tuần này sẽ có thêm 10 tấn vải nữa của Công ty Rồng đỏ (TPHCM) được chiếu xạ để xuất khẩu đi Australia.
Ngoài ra, còn có 5-6 doanh nghiệp khác đăng ký chiếu xạ vải để xuất khẩu. Năm nay, số lượng vải thiều được chiếu xạ để xuất khẩu đi nước ngoài có thể tăng 3-4 lần năm ngoái, tương đương khoảng 100 tấn vải.
Được biết, vì là năm đầu tiên đi vào hoạt động nên Trung tâm Chiếu xạ Hà Nội chỉ thu dịch vụ 6.000 đồng/kg, bằng một nửa so với giá dịch vụ chiếu xạ trong miền Nam, tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp khoảng 6 triệu đồng/container. Bên cạnh đó, năm ngoái các doanh nghiệp phải vận chuyển vào miền Nam với chi phí khoảng 16 triệu đồng/công. Với việc chiếu xạ tại Hà Nội, các doanh nghiệp đã tiết kiệm được hơn 20 triệu đồng/container, giúp vải Việt Nam có giá cạnh tranh hơn.
Video đang HOT
Hiện, mẫu bao bì đóng gói vải sau chiếu xạ đã được Trung tâm Chiếu xạ Hà Nội gửi đến Cơ quan kiểm dịch Australia và đang chờ phản hồi. Bên cạnh đó, Bộ NN&PTNT còn có chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp xuất khẩu vải thiều như miễn phí kiểm dịch đối với xuất khẩu bằng đường hàng không. Ngoài ra, doanh nghiệp có thể đăng ký kiểm dịch ở địa điểm phù hợp với đơn vị mình, cán bộ kiểm dịch sẽ đến phục vụ 24/24 giờ để giảm bớt phiền hà cho doanh nghiệp.
Ông Hoàng Trung, Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT) cho biết, ngoài xuất khẩu sang các thị trường mới, việc xuất khẩu ở các thị trường truyền thống vẫn được quan tâm. Cục Bảo vệ thực vật đã có văn bản yêu cầu các cơ quan kiểm dịch thực vật tại các tỉnh Lạng Sơn, Lào Cai phối hợp chặt chẽ với các đơn vị tại cửa khẩu và cơ quan kiểm dịch Trung Quốc để vừa kiểm dịch vừa giải phóng hàng nhanh nhất nhằm phục vụ xuất khẩu. “Trong điều kiện cần thiết, Cục sẽ cử các cán bộ từ các nơi khác đến bổ sung cho các cửa khẩu, bảo đảm không để lô vải nào bị ách tắc do kiểm dịch hay các khâu chuyên môn và kỹ thuật gây ra”, ông Trung khẳng định.
Trước đó, tại TPHCM, Công ty TNHH Ánh Dương Sao (TPHCM) đã xuất khẩu thành công một lô vải thiều đầu mùa với số lượng hơn 1 tấn sang thị trường Mỹ. Toàn bộ số vải thiều xuất khẩu được mua ở các vùng gắn mã số sản xuất theo tiêu chuẩn Thực hành nông nghiệp tốt toàn cầu (GlobalGAP) tại huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang.
Ông Phạm Ngọc Tú, Giám đốc Công ty Ánh Sao cho biết, trái vải của Lục Ngạn được người tiêu dùng Mỹ rất ưu chuộng vì có vị ngọt, hạt nhỏ và màu sắc đẹp. Đáng chú ý, nhu cầu vải thiều tươi ở Mỹ năm nay sẽ cao hơn nên sau lô vải đầu tiên, Công ty dự kiến sẽ xem xét thu mua thêm khoảng 20 tấn vải nữa để xuất khẩu với giá cao hơn giá thị trường từ khoảng 10% tại thời điểm mua.
Đỗ Hương
Theo NTD
Hà Nội có cơ sở chiếu xạ, vải thiều vẫn lặn lội vào Nam
Dù Trung tâm chiếu xạ Hà Nội đã được nâng cấp để đủ năng lực chiếu xạ trái cây đi Mỹ, Úc nhưng doanh nghiệp xuất khẩu vẫn phải đưa hàng vào TP HCM chiếu xạ
Ngày 7-6, ông Phan Nhật Tú, Giám đốc Công ty TNHH TMDV Ánh Dương Sao, xác nhận với phóng viên Báo Người Lao Động vừa xuất khẩu thành công 1 tấn vải tươi sang Mỹ. Đây là lô vải thiều đi thị trường khó tính đầu tiên của mùa vụ năm 2016. Ánh Dương Sao là doanh nghiệp (DN) đưa vải chín sớm xuất khẩu đi Mỹ lần đầu tiên vào cuối tháng 5-2015.
Ông Tú cũng nói thêm hoạt động xuất khẩu đầu vụ tương tự như năm ngoái, tức là DN phải đưa hàng vào TP HCM để chiếu xạ tại nhà máy Sơn Sơn do nhà máy phía Bắc chưa được phía Mỹ cấp mã số.
Về vấn đề này, ông Hoàng Trung, Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), cho biết nhà máy chiếu xạ phía Bắc (Trung tâm Chiếu xạ Hà Nội) sẽ đi vào hoạt động trong mùa vải thiều năm nay. Tuy nhiên, hiện chưa vào chính vụ vải thiều nên những lô đầu tiên, DN vẫn phải đưa hàng vào Nam để chiếu xạ.
Vải được chiếu xạ tại nhà máy Sơn Sơn - Ảnh mùa vải năm 2015
Ông Trung cho biết đã hoàn thành biểu đồ liều lượng chiếu xạ gửi cho Úc, đang chờ phản hồi nhưng nhìn chung kết quả rất tốt.
Với việc chiếu xạ tại Hà Nội, DN xuất khẩu sẽ giảm được chi phí từ 15-16 triệu đồng/tấn do giảm chi phí vận chuyển, rút ngắn thời gian và đặc biệt là giá chiếu xạ tại nhà máy phía Bắc chỉ có 0,3 USD/kg, chưa tới 50% so với nhà máy phía Nam (0,7 USD/kg). Nhiều DN xuất khẩu đi Úc đã có đơn hàng. Năng lực chiếu xạ của nhà máy đạt từ 20-30 tấn/ngày, đủ sức phục vụ DN xuất khẩu.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tạo mọi điều kiện cho DN xuất khẩu như miễn phí kiểm dịch đối với xuất khẩu bằng đường hàng không (chưa có DN đăng ký xuất khẩu vải bằng đường biển). Ngoài ra, DN có thể đăng ký kiểm dịch ở địa điểm phù hợp với DN, cán bộ sẽ đến phục vụ 24/24 giờ để tạo thuận lợi cho DN.
Cùng với các hoạt động xúc tiến thương mại ở các địa phương, mùa vải thiều năm nay nông dân trúng giá ngay từ đầu mùa, lên đến 35.000 đồng/kg tại vườn.
Ông Trung chia sẻ câu chuyện vui về việc Cục Bảo vệ thực vật dự toán mua vài tấn vải để phục vụ cho việc làm biểu đồ liều lượng chiếu xạ nhưng giữa chừng phải "xin thêm tiền" vì vải giá cao hơn dự định.
Bài, ảnh: Ngọc Ánh
Theo_Người lao động
Quốc lộ 31 tắc nghẽn vì thương lái mua trái vải Quốc lộ 31, trục đường chính xuyên vựa vải Lục Ngạn (Bắc Giang) những ngày gần đây thường bị tắc dài cả cây số vì số phương tiện vận vải quá đông. Với sản lượng ước đạt trên 130.000 tấn, mùa vải thiều năm nay tại Bắc Giang giảm hơn so với cùng kỳ năm ngoái. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam ) Thế nhưng, lượng...