‘Hải tặc nhốt chúng tôi trong lồng như con vật’
“Suốt đời em cũng không thể quên hình ảnh những tên cướp bặm trợn súng ống lăm lăm chỉ chực bắn. Từng người bị nhốt trong lồng, không được tắm rửa…”, thủy thủ Nguyễn Văn Hải nhớ lại 18 tháng bị cướp biển bắt giữ.
Là người đầu tiên bước ra cửa sân bay Nội Bài chiều 24/7, đang lơ ngơ, chàng thanh niên Trần Minh Trí bật khóc khi người thân lao tới ôm chặt. “Lúc này em chỉ muốn về nhà”, chàng trai 21 tuổi có nước da đen sạm nức nở. Đi sau Trí, thủy thủ Hồ Xuân Hương mắt đỏ hoe khi được cả bố lẫn mẹ ra đón. “Giờ con về nhà, bố không cho con đi mô nữa, rau cháo có nhau thôi”, bố Hương mếu máo.
Các thuyền viên bị bắt cóc phờ phạc trong ngày trở về. Ảnh: Nguyễn Hưng.
Toàn bộ 12 thủy thủ cùng những người thân từ Nghệ An, Hà Tĩnh đều không kìm được nước mắt. Những người lớn ôm hôn, xoa đầu như thể chưa tin vào mắt mình khi thấy con em thoát nạn trở về từ bàn tay của cướp biển Somalia. Toàn bộ thủy thủ, ai cũng gầy gò, đen sạm đi sau quãng thời gian 18 tháng khủng khiếp.
Trẻ nhất trong số 12 thủy thủ bị cướp biển Somali bắt giữ song Nguyễn Văn Hải lại tỏ ra khá bình tĩnh. “Suốt đời em cũng không thể nào quên hình ảnh bặm trợn của hàng chục tên cướp súng ống lăm lăm chỉ chực bắn khi chúng nhảy lên tàu và bắt cóc toàn bộ thuyền viên”, thủy thủ 20 tuổi nói. Cùng thời điểm đó, một tàu cá khác cũng ở ngay cạnh song đã thoát chạy kịp do phát hiện sớm lũ cướp biển.
Hải cho biết, tàu FV Shiuh Fu No1 bị toán cướp bắt khi đang đánh cá gần vùng biển Somalia. Sau khi bị 2 canô chở đầy cướp biển khống chế, các thuyền viên đã tìm cách bỏ trốn song không kịp. Cướp biển cắt đứt mọi liên lạc, thu giữ vũ khí rồi giam tất cả dưới boong tàu. Phát hiện ở khoang thuyền còn giấu 2 khẩu súng, bọn cướp trói ngược tay, chân tất cả thuyền viên, bó lại kéo căng người cả giờ đồng hồ khiến mọi người gần như ngất lịm.
Chúng còn dùng chính chiếc tàu cướp được làm mồi nhử để cướp thêm các tàu, thuyền khác. Các thuyền viên ở dưới tầng hầm bị bắt hầu hạ, kéo canô cho cướp biển. Thỉnh thoảng, chúng bắt mọi người gọi điện về thúc ép người nhà nộp tiền chuộc. Gần một năm sau, bọn cướp lại đưa tàu quay về vịnh. Từ đây, các thuyền viên Việt Nam và Trung Quốc bị đưa vào vùng hoang mạc sâu trong nội địa. Cứ vài ngày, bọn cướp lại di chuyển địa điểm cho đến lúc cả đoàn vào sâu trong rừng.
Video đang HOT
“Trong rừng, từng người bị nhốt riêng trong lồng gần nhau như con vật, sống trong cảnh màn trời chiếu đất hàng tháng trời, không được tắm rửa. Mỗi ngày một người chỉ được ăn hai bữa sáng, tối với bát cơm trắng kèm nước lã”, Hải nhớ lại, khuôn mặt lộ vẻ thảng thốt.
Lưu Đình Sơn, chàng thủy thủ 21 tuổi bị bọn hải tặc giam riêng và phao tin đã giết anh cùng 2 người khác để đòi tiền thêm tiền chuộc. Ảnh: Nguyễn Hưng.
Vì thế, toàn bộ thủy thủ đoàn, người sụt ít nhất cũng mất 10 kg, rất nhiều người bị ốm song cũng không được uống thuốc cảm, cúm… Hải cho biết, trước đây em nặng hơn 60 kg, khá vạm vỡ nhưng giờ thì gầy đi nhiều, may mà vừa cắt tóc nên trông cũng đỡ gầy đi nhiều.
Nhẩm tính tổng thời gian xa quê và bị bắt là 32 tháng, chàng thanh niên này cho hay, trước khi đi, cậu có người yêu ở quê và cũng đã tính đến chuyện lập gia đình. “Giờ chắc người yêu đã đi lấy chồng rồi”, Hải cười buồn.
Trong khi đó, những thuyền viên khác cho hay, dù mục đích là lấy được nhiều tiền chuộc, song lũ cướp không ngại dọa dẫm, đánh đập con tin. Đáng sợ nhất là lần chúng bắt một người Việt Nam và hai người Trung Quốc đi rồi nói rằng 3 người này bị giết vì chưa có tiền chuộc. Kể từ đó, các thuyền viên không được liên lạc về nhà mà chỉ có thuyền trưởng gọi về cho chủ tàu và công ty để thương lượng.
Sau này, mọi người mới biết đó là chiêu cách ly nhằm lung lạc tinh thần con tin hòng đòi thêm tiền. “Chúng nói nếu chậm tiền, sẽ có thêm nhiều người khác bị giết. Lúc đó, dù lạc quan và cố gắng động viên nhau đến mấy bọn em không bao giờ nghĩ là còn có ngày được trở về quê”, thủy thủ Nguyễn Thanh Tú nhớ lại.
Cuối buổi chiều, sau khi hoàn tất một số giấy tờ, thủ tục với công ty, các thủy thủ đã theo gia đình về quê. Chào tạm biệt mọi người, Hải và những thủy thủ trẻ khác cho hay, không một ai trong số 12 người dám nghĩ đến chuyện đi biển thêm nữa.
“Trước mắt, bọn em chỉ muốn được đoàn tụ với gia đình. Em thèm một bữa cơm quê và giấc ngủ thật dài. Còn chuyện công việc chắc phải đợi nguôi ngoai những ký ức hãi hùng này mới dám nghĩ đến”, Hải tâm sự.
Ngày 25/12/2010, tau FV Shiuh Fu No1 (Đài Loan) bi hai tăc Somalia bắt cóc, cùng với 12 thuyên viên ngươi Viêt Nam va 14 ngươi Trung Quôc. Trong hơn 18 thang, gia đinh cac thuyên viên thinh thoang nhân đươc điên thoai cua con tư Somalia thông bao tinh hinh. Nhiều người gọi điện về nhà trong tâm trạng hoảng loạn, đề nghị gửi tiền sang chuộc nếu không sẽ bị hải tặc chặt tay chân hoặc giết hại. Đêm 17/7/2012, tàu cá và các thủy thủ được hải tặc thả về.
12 thuyền viên Việt Nam bị bắt giữ gồm: Trần Văn Toàn (21 tuổi), Lưu Đình Sơn (21 tuổi), Trần Văn Hùng (25 tuổi), Nguyễn Văn Hải (20 tuổi), Trần Huy Bình (25 tuổi), Hồ Xuân Hương (23 tuổi), Lưu Đình Hùng (22 tuổi), Trần Minh Trí (21 tuổi), Nguyễn Thanh Tú (26 tuổi), Vũ Văn Ba (21 tuổi) đều quê ở Nghệ An; Bùi Văn Hóa và Nguyễn Văn Tâm (22 tuổi) quê Hà Tĩnh.
Theo VNExpress
Vụ cướp tàu bất thành ở Nam Côn Đảo
Bốn thuyền viên định cướp tàu cá bỏ trốn ra nước ngoài.
Ngày 26-5, đồn biên phòng Phước Tỉnh (huyện Long Điền, Bà Rịa-Vũng Tàu) đã bàn giao Phạm Bá Đức, Huỳnh Văn Thế, Lê Tấn Mã (cùng quê Nghệ An) và Tạ Ngọc Sang cho Công an huyện Long Điền để lập hồ sơ điều tra xử lý về hành vi cướp tài sản. cả bốn định cướp hai tàu cá đang ngoài khơi Nam Côn Đảo.
Vừa đi biển đã cướp tàu
Trước đó, ngày 13-5, cặp tàu mang biển kiểm soát BV 4842 TS và BV 5124 TS do ông Nguyễn Văn Hiến (ngụ ấp Phước An, xã Phước Tỉnh, huyện Long Điền) làm chủ ra khơi đánh bắt. Tàu BV 4842TS do tài công Nguyễn Văn Cường (tạm trú ấp Phước An) điều khiển. Trên tàu, ngoài tài công Cường còn có 10 người khác do ông Hiến thuê đi cùng trên tàu. Trong đó có Đức, Thế, Mã, Sang. Bốn người này do một người quen giới thiệu với ông Hiến và ông đồng ý thuê họ đi biển chuyến này. Còn chiếc tàu biển số BV 5124 TS nhỏ hơn chỉ có ba người do anh Trần Đức Hòa làm tài công, chạy cặp tàu BV 4842TS không xa.
Con tàu bị cướp được lai dắt về neo đậu tại trạm kiểm soát đồn biên phòng Phước Tỉnh. Ảnh: TK
Ra khơi được hai ngày, bỗng dưng nhóm bốn người của Đức đòi tàu quay về bờ, tài công Cường không chấp nhận. Sau khi tàu ra khu vực Nam Côn Đảo đánh bắt được một tuần, khoảng 20 giờ ngày 22-5, tàu bất ngờ tắt máy. Anh Cường cùng máy trưởng Nguyễn Văn Minh (em ruột anh Cường) xuống hầm máy kiểm tra. Không ngờ Đức và Sang phục sẵn tại đây, đóng cửa hầm lại để nhốt anh Cường và Minh. Tiếp theo, nhóm Đức dùng dao, ống tuýp đe dọa, khống chế các thuyền viên còn lại để cướp tàu. Sau khi đạt được mục đích, Đức mở cửa hầm buộc anh Cường gọi tàu BV 5124 TS cặp sát tàu BV 4842TS. Ý định của Đức là sẽ khống chế để cướp luôn tàu trên. Khi anh Cường gọi xong, Đức giật máy bộ đàm đập nhằm cắt đứt liên lạc với đất liền. Đồng thời, Đức đập bóng điện, cắt hệ thống liên lạc, điện thoại di động, máy định vị trên tàu trong thời gian chờ tàu nhỏ của anh Hòa chạy đến.
Truy bắt "hải tặc"
Anh Trần Đức Hòa kể: "Tàu tôi đậu cách đó không xa, hai tàu thường xuyên liên lạc với nhau. Bỗng dưng thấy anh Cường gọi bảo cặp tàu đột ngột, nhìn qua tàu BV 4842TS tối mù, tôi cảm thấy dấu hiệu bất an. Mặc dù phía tàu lớn ra tín hiệu kêu lại gần nhưng tôi vẫn giữ khoảng cách. Do tàu nhỏ, tôi không thể điện về cho ông Hiến (chủ tàu) nên chỉ phát tin sang những tàu khác đang đánh cá gần đó nhờ họ báo động giùm".
Thấy tàu của anh Hòa không chịu áp sát theo dự tính, nhóm cươp tau chủ động đuổi theo. Hơn 30 phút không tiếp cận được tàu nhỏ, nhóm Đức cho tàu đổi hướng chạy thẳng tới hải phận Indonesia. Trên đường tháo chạy, chúng nhúng vật dụng trên tàu vào dầu để sẵn sàng thiêu hủy tàu nếu bị dồn vào thế đường cùng.
"Lúc đó có sáu tàu cá Kiên Giang đang ở gần khu vực xảy ra vụ cướp tàu, nghe tin báo liền đuổi theo bọn cướp. Trên đường tháo chạy về hướng Indonesia, tàu BV 4842TS bỗng dưng bị trục trặc cong chân vịt nên tốc độ phải giảm lại. Nhờ đó, sáu tàu cá Kiên Giang đuổi kịp, cùng phối hợp bao vây để khống chế bốn kẻ cướp tàu, bắt chúng giao đồn biên phòng" - anh Hòa kể tiếp.
Chiều 27-5,trao đổi với Pháp Luật TP.HCM, Trung úy Nguyễn Bá Cường, Đội phó Đội Trinh sát, đồn biên phòng Phước Tỉnh, cho biết: "Nhận được tin báo của gia đình ông Hiến, chủ tàu BV 4842 TS, đồn đã phát tín hiệu tới những tàu cá đang đánh bắt gần đó đến hỗ trợ. chúng tôi đang xác minh số hiệu các tàu cá Kiên Giang tham gia để đề xuất khen thưởng, biểu dương kịp thời".
Theo Pháp Luật TP
Gần 250 ngày làm nô lệ trên tàu cướp biển Somali (Kỳ cuối) Cuộco thoát gaynn từ giây Khô phải nạn nhân no rơo tay bọn cp biển cũc may mắn thoát cht, sum họp vinh. Ban Vt Nam từ cõi cht trở bằ mu trí, khôn khéo can trở tu Tai Yuan 227 v cả may mắnặc bt. Các nạn nhân cho bit, bọn hải tặc thả họ v chú tở nhiên lu, nhu yu...