Hái ra tiền từ nguy cơ chiến tranh Triều Tiên
Tình hình căng thẳng không ngừng leo thang trên bán đảo Triều Tiên tạo cơ hội làm ăn cho một số doanh nhân biết chớp thời cơ, đặc biệt là khách sạn ở khu vực Trung Quốc giáp lãnh thổ Triều Tiên.
Doanh nhân người Hong Kong Peter Young chủ khách sạn 3 sao Lihua International đang ăn nên làm ra ở Diên Biên, tỉnh Cát Lâm, nơi có chung 200km đường biên giới với Triều Tiên.
Young mua lại khách sạn này từ chính quyền địa phương vào năm 2011 và có kế hoạch đầu tư 250 triệu NDT (gần 850 tỷ đồng) để mở rộng.
Theo Young, giám đốc điều hành của tập đoàn phân phối hàng hóa Chemcentral Group, căng thẳng leo thang trên bán đảo Triều Tiên sẽ khiến quan hệ giữa Trung Quốc và Triều Tiên thêm khăng khít.
Khi cả thế giới dự đoán nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đang chuẩn bị các bước để tiến hành chiến tranh, Young lại tin chắc chắn rằng nhà lãnh đạo trẻ sẽ đi theo con đường cải cách và mở cửa kinh tế.
Khách sạn Lihua International thường xuyên đón tiếp quan chức Triều Tiên
Bình Nhưỡng gần đây khởi động kế hoạch xuất khẩu lao động sang Diên Biên. Sáng kiến này được đưa ra từ thời cố Chủ tịch Kim Jong-il để tận dụng tình trạng thiếu lao động ở Diên Biên nhằm tăng nguồn thu cho Triều Tiên. Công nhân Triều Tiên làm việc tại Trung Quốc sẽ phải nộp cho chính phủ 2/3 số lương của mình.
Kế hoạch thí điểm được thực hiện gần đây tại xưởng dệt may tư nhân ở Longjing, Diên Biên. Trước đây, người Triều Tiên chỉ được phép làm việc tại các nhà hàng ở Diên Biên do người Triều Tiên đầu tư.
“Tôi cũng đang tuyển công nhân nhập khẩu vì họ rất chăm chỉ và giỏi. Điều đó cũng sẽ giúp thu hút khách du lịch nước ngoài quan tâm tới văn hóa Triều Tiên”, Young nói.
Video đang HOT
Khu tự trị Diên Biên Triều Tiên là nơi sinh sống của 2 triệu người, gần 40% trong đó là người Triều Tiên. Đây cũng là trung tâm thương mại lớn thứ hai giữa Trung Quốc và Triều Tiên. Nằm giữa Nga và Triều Tiên, Diên Biên cũng là cổng du lịch quan trọng khi số lượng du khách đổ về đây tăng vọt.
Số lượng khách du lịch năm ngoái lên tới 10,54 triệu. Khách du lịch nước ngoài vượt con số 540.000, trong đó có 250.000 khách Hàn Quốc và 200.000 người Nga. Quan chức ngành du lịch ở Diên Biên dự đoán số lượng khách du lịch quốc tế đổ về khu vực này có thể tăng 20% trong năm nay.
Một tuyến xe khách hàng ngày được duy trì giữa Yanji, thủ phủ của Diên Biên, và TP. Rason của Triều Tiên để phục vụ những người đi lại vì công việc và khách vào sòng bạc. Diên Biên cũng cung cấp nhiều tour xuyên biên giới sang thành phố cảng Vladivostok của Nga và một số thành phố của Triều Tiên.
Ngoài dịch vụ dành cho người đi du lịch và doanh nhân, khách sạn Lihua tháng nào cũng đón tiếp nhiều phái đoàn quan chức từ Bình Nhưỡng. Các quan chức dễ dàng được nhận ra bởi dáng vẻ nghiêm túc và huy hiệu hình cố chủ tịch Kim Nhật Thành và Kim Jong-il. Họ đến Diên Biên không chỉ để họp và còn đến đây để mua thuốc và một số đồ dùng khác.
Khách du lịch Nga cũng là khách thường xuyên của Lihua, nhưng họ hứng thú hơn với việc mua sắm hàng hiệu. Vì thế, Young có kế hoạch sẽ mở xưởng bán hàng rộng tới 25.000 m2 ngay sát khách sạn để phục vụ nhóm đối tượng này.
Theio 24h
Trung Quốc trách móc Triều Tiên
Các nhà lãnh đạo Trung Quốc vừa trách móc Triều Tiên đã đẩy tình hình khu vực lên mức căng thẳng, khi Chủ tịch Tập Cận Bình nói rằng không nước nào được đẩy thế giới vào tình thế hỗn loạn, còn Bộ trưởng Ngoại giao cảnh báo Bắc Kinh sẽ không cho phép những hành động sai trái ngay bên thềm cửa nhà mình.
Bình luận được đưa ra cuối tuần qua là phản ứng mạnh nhất của Trung Quốc sau hơn 1 thángTriều Tiên liên tục đe dọa tấn công, bao gồm tấn công hạt nhân vào Mỹ và chiến tranh với Seoul.
Không nước nào "được quyền đưa khu vực, thậm chí cả thế giới vào tình thế hỗn loạn nhằm đạt được mục đích ích kỷ của mình", Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình phát biểu tại một diễn đàn trên đảo Hải Nam của nước này. Ông Tập Cận Bình không nói thẳng tên Triều Tiên nhưng ai cũng hiểu đó là Bình Nhưỡng.
Chó nghiệp vụ được binh lính Triều Tiên huấn luyện tấn công hình nộm dán ảnh của Bộ trưởng quốc phòng Hàn Quốc Kim Kwan-jin. (Nguồn: Reuters)
Cựu Đại sứ Mỹ tới Trung Quốc Jon Huntsman cho rằng những lời lẽ của ông Tập Cận Bình là chưa có tiền lệ.
"Theo dõi rất kỹ phản ứng của lãnh đạo Trung Quốc sau nhiều năm qua, tôi thấy họ đã chạm tới điểm sôi khi nói về Triều Tiên", ông Huntsman nói.
Triều Tiên bắt đầu tung ra hàng loạt đe dọa sau khi Liên Hợp Quốc thông qua biện pháp thắt chặt cấm vận nước này sau vụ thử hạt nhân hôm 12/2.
Dù mạnh miệng, Bình Nhưỡng vẫn chưa có hành động quân sự nào và chưa có dấu hiệu cho thấy nước này sắp đưa 1,2 triệu binh lính ra chiến trường. Điều đó khiến nhiều chuyên gia cho rằng hành động của Bình Nhưỡng có thể chỉ để củng cố địa vị của nhà lãnh đạo trẻ Kim Jong-un trong lòng người dân trong nước.
Báo chí Hàn Quốc tuần trước nói rằng Triều Tiên đã đưa 2 tên lửa tầm trung tới bờ biển phía đông, nhưng thông tin đó chưa được xác nhận. Washington nói họ sẽ không ngạc nhiên nếu Triều Tiên thực hiện thêm một vụ thử tên lửa nữa.
Lính Triều Tiên tập bắn hôm 6/4/2013. (Nguồn: Reuters)
Trung Quốc, nước hậu thuẫn ngoại giao và tài chính chủ yếu của Triều Tiên, gần đây đã tỏ ra khó chịu với Bình Nhưỡng.
Bắc Kinh đồng ý với Mỹ về bản nghị quyết trừng phạt của Liên Hợp Quốc và nói muốn biện pháp cấm vận đó được thực hiện để thắt chặt tài chính của Bình Nhưỡng, kiểm tra bắt buộc các chuyến hàng nghi ngờ và tăng cường cấm nhập khẩu hàng xa xỉ vào đất nước.
"Chúng tôi phản đối những hành động và lời lẽ khiêu khích từ bất kỳ bên nào và không cho phép ai gây rối ngay trên bậc cửa của Trung Quốc", Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Wang Yi nói trong một thông báo về cuộc điện đàm với Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon hôm 6/4.
Hôm qua, Bộ Ngoại giao Trung Quốc bày tỏ "quan ngại nghiêm trọng" khi tình hình ngày càng căng thẳng, và cho biết Trung Quốc đã đề nghị Triều Tiên "bảo đảm an toàn cho các nhà ngoại giao ở Triều Tiên theo công ước Vienna và luật pháp, quy tắc quốc tế".
Không có chuyên gia về Triều Tiên nào cho rằng Trung Quốc sẽ bỏ rơi nhà lãnh đạo Kim hay thực hiện các biện pháp cấm vận mới, nhưng Trung Quốc có vẻ đã hết kiên nhẫn sau nhiều năm nỗ lực dỗ dành Bình Nhưỡng.
Thế hệ lãnh đạo mới của Trung Quốc, gồm cả ông Tập Cận, không có quan hệ gắn bó với Triều Tiên như những người tiền nhiệm.
Nhà lãnh đạo 30 tuổi Kim Jong-un cũng chưa thể hiện lòng trung thành với Trung Quốc như cha và ông nội mình, các chuyên gia về Triều Tiên nhận xét. Nhà lãnh đạo này chưa sang thăm Trung Quốc kể từ khi lên kế nhiệm vào cuối năm 2011.
Trong khi đó, các chính trị gia Mỹ nói rằng Trung Quốc vẫn chưa làm đủ.
Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa John McCain, thành viên của Ủy ban quân sự Thượng viện, chỉ trích Trung Quốc "không thể kềm chế tình huống tệ hại trong khu vực" và Bắc Kinh nên gia tăng sức ép bằng cách sử dụng ảnh hưởng kinh tế của mình đối với Bình Nhưỡng.
"Hành động của Trung Quốc cực kỳ đáng thất vọng. Không chỉ một lần, chiến tranh bắt đầu từ những vụ việc tình cờ và bây giờ tình thế đã rơi vào mức nguy hiểm", ông McCain nói.
Theo 24h
Triều Tiên có thể thử tên lửa khoảng 10/4 Hôm 7/4, Văn phòng Tổng thống Hàn Quốc thông báo, Bình Nhưỡng có khả năng tiếp tục có những hành động gây hấn, bao gồm thử tên lửa vào trước hoặc sau ngày 10/4 - hạn chót Triều Tiên đưa ra để các phái bộ ngoại giao nước ngoài sơ tán nhân viên khỏi nước này. Cùng ngày, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật...