Hai quốc gia láng giềng tăng chi tiêu quốc phòng kỷ lục đối phó TQ
Nhật Bản và Ấn Độ tăng mạnh chi tiêu cho an ninh quốc phòng trong năm 2017, trước những lo ngại về quốc gia láng giềng Trung Quốc.
Ấn Độ vượt lên trở thành quốc gia chi tiêu cho an ninh quốc phòng lớn thứ 5 thế giới.
Theo tờ Bưu điện Hoa nam Buổi sáng (SCMP), Ấn Độ vượt lên trở thành quốc gia chi tiêu quốc phòng thứ 5 thế giới, trong khi Nhật Bản đánh dấu năm thứ 6 tăng cường ngân sách cho quốc phòng.
Báo cáo mới nhất của Viện nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI) cho biết, chi tiêu quốc phòng của Ấn Độ đã tăng 5,5%, đạt mức 63,9 tỷ USD vào năm 2017. Ấn Độ vượt qua Pháp để trở thành quốc gia có chi tiêu quốc phòng lớn thứ năm trên thế giới.
SIPRI nhận định, những căng thẳng giữa Ấn Độ và Trung Quốc trong năm qua là nguyên nhân khiến New Delhi tăng mạnh chi tiêu quốc phòng.
Cuộc đối đầu 72 ngày giữa Trung Quốc và Ấn Độ trên dãy Himalaya vào năm ngoái có thể coi là lần chạm trán quân sự gần nhất của hai quốc gia này trong nửa thập kỷ qua.
Căng thẳng Trung-Ấn hiện đã hạ nhiệt, nhưng những hình ảnh vệ tinh hồi đầu năm nay của Stratfor cho thấy hai bên vẫn tích cực xây dựng lực lượng quân sự dọc biên giới.
Video đang HOT
Hai tàu khu trục mang trực thăng của Nhật Bản có thể được nâng cấp thành tàu sân bay.
“Các mối đe dọa từ Trung Quốc và Triều Tiên là hai yếu tố quan trọng nhất trong chiến lược an ninh của Nhật Bản”, báo cáo cho biết.
Trong khi đó, quốc gia xếp đầu trong chi tiêu quốc phòng năm 2017 vẫn là Mỹ, lần lượt sau đó là Trung Quốc, Ả Rập Saudi và Nga. Trong năm 2017, Mỹ và Trung Quốc đã lần lượt chi 610 tỷ và 228 tỷ USD cho quân sự.
SIPRI cho biết, Trung Quốc đã chịu chi cho quốc phòng gấp 3,6 lần so với người láng giềng Ấn Độ. Với tham vọng hiện đại hóa quân đội, Bắc Kinh tuyên bố sẽ tăng 8,1% cho chi tiêu quốc phòng trong năm 2018 so với mức tăng 5,6% của năm 2017.
Adam Ni, nhà nghiên cứu chính sách an ninh và ngoại giao Trung Quốc tại Đại học Quốc gia Úc nhận định, chi tiêu quốc phòng Ấn Độ tăng kỷ lục nhưng chưa thể sánh được với Trung Quốc.
“Ấn Độ đang làm những gì có thể để cải thiện sức mạnh quân sự, trước ảnh hưởng từ quốc gia láng giềng Trung Quốc. Đó cũng là lý do Trung Quốc đầu tư cho an ninh quốc phòng nhiều hơn”, ông Ni nhận định.
Báo cáo của SIPRI cũng ghi nhận Nhật Bản chỉ đứng thứ 8 trong bảng xếp hạng các quốc gia có chi tiêu quốc phòng hàng đầu thế giới, nhưng đây là năm thứ 6 liên tiếp Nhật tiếp tục đẩy cao chi tiêu quốc phòng lên tới 5,19 nghìn tỷ yên (45,76 tỷ USD).
Động thái này đánh dấu sự thay đổi rõ rệt trong chính sách Nhật Bản so với yêu cầu cắt giảm ngân sách quốc phòng vào năm 2012.
Theo Danviet
Việt Nam - Hoa Kỳ tái khẳng định các vấn đề về Biển Đông
Trao đổi về tình hình Biển Đông, Việt Nam và Hoa Kỳ tái khẳng định tầm quan trọng của việc bảo đảm an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không. Không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực, giải quyết các tranh chấp tại Biển Đông bằng các biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế.
Ngày 30/1 tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam Hà Kim Ngọc và Phó Trợ lý Ngoại trưởng thứ nhất Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Tina Kaidanow đã đồng chủ trì Đối thoại chính trị, an ninh, quốc phòng Việt Nam - Hoa Kỳ lần thứ 9.
Đây là đối thoại thường niên giữa hai nước, thảo luận về các vấn đề song phương, khu vực và quốc tế cùng quan tâm với sự tham gia của đại diện Bộ Ngoại giao, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng của Việt Nam và Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc phòng, Cơ quan viện trợ phát triển quốc tế của Hoa Kỳ.
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam Hà Kim Ngọc và Phó Trợ lý Ngoại trưởng thứ nhất Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Tina Kaidanow
Tại cuộc đối thoại, Thứ trưởng Hà Kim Ngọc và Phó Trợ lý Ngoại trưởng thứ nhất Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Tina Kaidanow ghi nhận những tiến triển tích cực mà hai nước đã đạt được kể từ khi xác lập quan hệ Đối tác toàn diện vào năm 2013.
Hai bên nhấn mạnh năm 2017 tiêp tuc la môt năm thanh công trong quan hê Việt Nam - Hoa Kỳ với việc Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc là Lãnh đạo Đông Nam Á đầu tiên thăm Hoa Kỳ vào tháng 5/2017 và Việt Nam cũng là nước Đông Nam Á đầu tiên đón Tổng thống Donald Trump vào tháng 11/2017.
Thứ trưởng Hà Kim Ngọc khẳng định Việt Nam coi trọng và mong muốn quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ tiếp tục phát triển ổn định, sâu rộng và hiệu quả trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và thể chế chính trị của nhau, góp phần duy trì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương và trên thế giới.
Lãnh đạo Bộ Ngoại giao đề nghị hai bên tập trung thực hiện tốt các thỏa thuận lãnh đạo cấp cao hai nước đã đạt được trong năm 2017 nhằm đưa quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ tiếp tục phát triển thực chất, hiệu quả; duy trì các chuyến thăm, trao đổi ở cấp cao và các cơ chế đối thoại; thúc đẩy đà phát triển của quan hệ kinh tế - thương mại - đầu tư.
Thứ trưởng Hà Kim Ngọc đánh giá cao những tiến triển tích cực trong hợp tác an ninh - quốc phòng giữa hai nước, trong đó có chuyến thăm Việt Nam thành công của Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis ngay đầu năm 2018. Đề nghị hai bên tăng cường hợp tác nhân đạo và khắc phục hậu quả chiến tranh, trong đó tập trung vào Dự án xử lý dioxin tại Sân bay Biên Hòa, tháo gỡ bom mìn còn sót lại, hỗ trợ các nạn nhân chiến tranh, tìm kiếm bộ đội Việt Nam mất tích trong chiến tranh...
Cuộc đối thoại đối thoại thường niên giữa hai nước, thảo luận về các vấn đề song phương, khu vực và quốc tế cùng quan tâm
Về phía Hoa Kỳ, Phó Trợ lý Ngoại trưởng thứ nhất Tina Kaidanow nhất trí hai nước cần duy trì đà phát triển và đưa quan hệ đi vào chiều sâu thông qua việc trao đổi đoàn, tiếp xúc, đặc biệt là ở cấp cao, tăng cường tính hiệu quả của các cơ chế hợp tác hiện có, nhất trí hợp tác kinh tế - thương mại - đầu tư là lĩnh vực trọng tâm và là động lực thúc đẩy quan hệ trong thời gian tới; đề nghị hai bên tiếp tục thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực an ninh - quốc phòng.
Phó Trợ lý Ngoại trưởng Tina Kaidanow khẳng định, Hoa Kỳ coi hợp tác giải quyết hậu quả chiến tranh là một trong những ưu tiên trong hợp tác an ninh - quốc phòng với Việt Nam và sẽ tiếp tục hỗ trợ Việt Nam trong vấn đề này, đồng thời cho rằng hai bên còn nhiều tiềm năng để tăng cường quan hệ trên các lĩnh vực như hỗ trợ nhân đạo, cứu trợ thảm họa, tìm kiếm cứu nạn, an ninh hàng hải, thương mại quốc phòng...
Hai bên đã thảo luận về các biện pháp tăng cường hợp tác trong các vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm, nhất trí ủng hộ vai trò trung tâm của ASEAN trong việc tham gia vào các vấn đề liên quan đến hòa bình, an ninh, hợp tác và phát triển tại khu vực, thúc đẩy hợp tác chống phổ biến vũ khí hạt nhân, chống khủng bố, an ninh mạng, tội phạm quốc tế và hoạt động gìn giữ hòa bình tại Liên hợp quốc.
Hai bên trao đổi về tình hình Biển Đông và tái khẳng định tầm quan trọng của việc bảo đảm an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không, thương mại không bị cản trở tại Biển Đông, không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực, giải quyết các tranh chấp tại Biển Đông bằng các biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 (UNCLOS); tôn trọng đầy đủ các tiến trình ngoại giao và pháp lý, thực hiện hiệu quả và đầy đủ Tuyên bố Ứng xử của các bên tại Biển Đông (DOC) và sớm ký kết Bộ Quy tắc Ứng xử tại Biển Đông (COC).
Hai bên nhất trí sẽ tiến hành Đối thoại chính trị, an ninh, quốc phòng lần thứ 10 tại Washington DC.
Châu Như Quỳnh
Theo Dantri
5 khẩu súng bắn tỉa uy lực, nổi danh sát thủ trên chiến trường Xạ thủ được huấn luyện để tung ra phát đạn chí mạng từ khoảng cách xa luôn là đối thủ đáng sợ trên chiến trường. Ảnh minh họa. Xạ thủ thường ẩn nấp ở khoảng cách xa mà súng trường không thể bắn đến, tung ra phát đạn nhằm tiêu diệt chỉ huy đối phương, đài kiểm soát radio hay vô hiệu hóa...