Hai quốc gia Đông Nam Á hợp tác phát triển thị trường vàng
Nhân dịp tham dự Hội nghị cấp cao đầu tư và kinh doanh của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) từ ngày 8-11/10 tại thủ đô Viêng Chăn, Hiệp hội Thị trường vàng thỏi Singapore ( SBMA) và Ngân hàng vàng Lào ( LBB) đã ký biên bản ghi nhớ về hợp tác chiến lược và trao đổi thông tin-kiến thức thị trường, nhằm đưa LBB chính thức là thành viên nước ngoài của SBMA.
Vàng miếng được bán tại Sàn giao dịch kim loại quý ở Singapore. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Việc ký Biên bản ghi nhớ giữa LBB và SBMA lần này là để tạo dựng hợp tác thúc đẩy chuỗi cung ứng hàng hoá có giá trị và phát triển hoạt động của LBB trên thị trường vàng thế giới; nhấn mạnh cam kết thúc đẩy phát triển thị trường nguyên liệu có giá trị ở Lào và ASEAN…
Biên bản ghi nhớ cũng tập trung vào việc trao đổi kiến thức, tư vấn pháp lý và thông tin chiến lược, khảo sát dịch vụ tư vấn về quy định quản lý với mục tiêu đưa LBB trở thành trung tâm kho vàng.
Ông Chanhthon Sitthixay, Chủ tịch LBB, cho biết việc hợp tác với SBMA lần này là một vai trò mới của Ngân hàng vàng Lào; mong muốn sẽ sử dụng kinh nghiệm chuyên gia của SBMA để nâng cấp đề xuất của Lào trên thị trường chứng khoán và đề ra mục tiêu đưa Lào trở thành một phần quan trọng của ngành hàng có giá trị của khu vực.
Video đang HOT
Ông Albert Chen, quản lý cấp cao của SBMA, chia sẻ thị trường nguyên liệu có giá trị là trụ cột chính của phát triển kinh tế ASEAN, đồng thời bày tỏ vui mừng khi được hợp tác với LBB. Thông qua Biên bản ghi nhớ lần này, SBMA cam kết sẽ chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm và xây dựng mối quan hệ giữa Singapore và Lào trong ngành công nghiệp khai thác.
Mục đích chính của Biên bản ghi nhớ giữa LBB và SBMA là nhằm đảm bảo vai trò thành viên nước ngoài của LBB trong SBMA; tạo thuận lợi cho việc trao đổi thông tin thị trường và kiến thức ngành; xây dựng mạng lưới hợp tác song phương bền vững giữa các thành viên của hai bên; hỗ trợ mục tiêu của LBB trở thành trung tâm vàng và nguyên liệu quý của khu vực.
Hợp tác giữa LBB và SBMA dự kiến sẽ thúc đẩy sự tăng trưởng của thị trường nguyên liệu quý ở Lào, đóng góp cho sự ổn định kinh tế và dịch vụ ngân hàng an toàn, hiệu quả. Ngoài ra, còn giúp LBB tiếp cận thị trường thế giới và dịch vụ tốt nhất cùng phân khúc, tăng cường sự ổn định cho ngành công nghiệp vàng trong khu vực và trên thế giới.
Tạo động lực mới cho hợp tác Nhật Bản - ASEAN về khử carbon
Theo kế hoạch, trong khuôn khổ Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 44, 45 và các Hội nghị Cấp cao liên quan diễn ra tại thủ đô Viêng Chăn của Lào từ ngày 8 - 11/10, Nhật Bản sẽ giới thiệu phương thức tính toán và báo cáo về lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính cho các quốc gia Đông Nam Á.
Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, nội dung trên dự kiến sẽ được đưa vào Tuyên bố chung của các nhà lãnh đạo các nước Nhật Bản, Australia và các quốc gia ASEAN trong khuôn khổ Hội nghị thượng đỉnh Cộng đồng không phát thải châu Á (AZEC) ngày 11/10.
Tuyên bố chung sẽ bao gồm kế hoạch hành động 10 năm cho từng lĩnh vực, với một trong những trọng điểm là xây dựng quy tắc tính toán và báo cáo lượng khí thải carbon cũng như các loại khí gây hiệu ứng nhà kính khác liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp.
Nhật Bản sẽ đề xuất các quy tắc dựa trên Luật Thúc đẩy các biện pháp đối phó với biến đổi khí hậu của nước này, yêu cầu các doanh nghiệp tính toán lượng khí thải và báo cáo cũng như công khai thông tin cho chính phủ. Các doanh nghiệp sử dụng tổng lượng năng lượng quy đổi sang dầu thô trên 1.500 kilolít/năm phải tuân thủ quy định này. Tính đến năm tài chính 2021, khoảng 12.000 doanh nghiệp Nhật Bản đã được đưa vào danh sách trên.
Trong khu vực ASEAN, các hệ thống tính toán và báo cáo lượng khí thải đáng tin cậy quốc tế vẫn chưa được phát triển đầy đủ. Bộ Môi trường Nhật Bản đã tổ chức các khóa đào tạo tại Indonesia, Thái Lan, Philippines và Việt Nam để giới thiệu phương thức của nước này.
Do đó, dựa trên sự đồng thuận trong Tuyên bố chung, dự kiến trong tháng 10, Nhật Bản sẽ thành lập một hệ thống hỗ trợ thông qua Viện nghiên cứu kinh tế ASEAN và Đông Á (ERIA) do chính phủ nước này tài trợ, để giúp triển khai các quy định. Ngoài ra, Nhật Bản cũng sẽ bắt đầu khảo sát cụ thể tại các doanh nghiệp và truyền đạt kinh nghiệm đến chính phủ các nước trong khu vực.
Kế hoạch hành động sẽ bao gồm lộ trình báo cáo tiến độ chuẩn bị tại Hội nghị thượng đỉnh AZEC năm 2026 và mục tiêu là đến giai đoạn 2029 - 2034, các quốc gia sẽ có hệ thống tính toán và báo cáo lượng khí thải đồng bộ. Hiện nay, một số doanh nghiệp khởi nghiệp của Nhật Bản đang tiến hành triển khai phần mềm giúp minh bạch hóa lượng khí thải cho các doanh nghiệp địa phương như Zeroboard tại Thái Lan, hay Asuene tại Singapore.
Đối với các doanh nghiệp hoạt động xuyên quốc gia tại khu vực Đông Nam Á, việc mỗi quốc gia áp dụng một hệ thống tính toán và báo cáo lượng khí thải khác nhau là một gánh nặng.
Nếu các quy tắc này được thống nhất, việc nắm bắt lượng khí thải trên toàn chuỗi cung ứng sẽ trở nên dễ dàng hơn và sẽ hỗ trợ Nhật Bản xây dựng cơ sở cho việc phát triển thị trường liên quan đến giảm khí thải carbon ở châu Á.
Hồi tháng 5/2023, Liên minh châu Âu (EU) đã ban hành Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM), theo đó các khoản phí sẽ được áp dụng cho lượng khí thải phát sinh trong quá trình sản xuất các sản phẩm nhập khẩu, nhằm cân bằng điều kiện cạnh tranh với các sản phẩm sản xuất tại EU - châu lục vốn đang áp dụng quy định nghiêm ngặt hơn về giảm khí thải carbon. Quy định này dự kiến sẽ được áp dụng chính thức từ năm 2026.
Nga chú trọng phát triển hợp tác với ASEAN Hãng tin TASS ngày 23/1 dẫn lời Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Nga, Chủ tịch đảng Nước Nga Thống nhất, ông Dmitry Medvedev, cho biết Moskva chú trọng phát triển hợp tác với các nước ở Đông Nam Á - khu vực có vai trò quan trọng trong việc hình thành cấu trúc quan hệ quốc tế mới. Phó Chủ tịch...