Hải quân Việt Nam sẽ có số tàu tên lửa Tarantul/Molniya đứng thứ 2 thế giới?
Trong tương lai gần, Việt Nam sẽ vươn lên giữ vị trí số 2 trong danh sách các quốc gia có nhiều tàu hộ vệ tên lửa cỡ nhỏ Tarantul/ Molniya trong biên chế.
Tàu hộ vệ tên lửa cỡ nhỏ Dự án 1241 được nghiên cứu, phát triển cho Hải quân Liên Xô từ cuối thập niên 1970 để thay thế tàu tên lửa Dự án 205 Osa đã cũ và không đáp ứng được đầy đủ những yêu cầu của tác chiến hiện đại.
Dự án 1241 gồm 4 biến thể chính là 1241.1; 1241.RE; 1241.1M/1241.1MR và 1242.1/1241.8 trong đó 3 biến thể đầu được NATO định danh là Tarantul, biến thể cuối cùng có tên gọi Molniya (Lightning).
Hiện tại, các tàu tên lửa Tarantul/Molniya đang phục vụ trong biên chế của hải quân 8 quốc gia trên thế giới. Dưới đây là danh sách những nước đang sử dụng loại tàu tên lửa này xếp theo thứ tự giảm dần về số lượng.
1. Nga
Tàu hộ vệ tên lửa Tarantul Dự án 1241.1MR của Hải quân Nga
Hải quân Nga đang có trong biên chế 23 tàu tên lửa Tarantul/Molniya, là quốc gia sở hữu số lượng lớn nhất lớp tàu tên lửa này. Các tàu tên lửa Tarantul của Hải quân Nga chủ yếu là ở biến thể 1241.1MR (21 tàu), được trang bị 4 tên lửa hành trình chống hạm siêu âm P270 Moskit.
Tàu hộ vệ tên lửa Tarantul Dự án 1241.1M của Hải quân Nga
Trong số 2 chiếc Tarantul/Molniya còn lại của Nga thì có 1 chiếc thuộc Dự án 1241.1M, tên lửa đối hạm trang bị cho tàu là loại P15 Termit thế hệ cũ thay vì P270 Moskit.
Tàu hộ vệ tên lửa Molniya Dự án 1242.1 của Hải quân Nga
Dự án 1242.1 cũng chỉ gồm 1 chiếc duy nhất được Hải quân Nga dùng với mục đích thử nghiệm, biến thể xuất khẩu của nó chính là Dự án 1241.8 đang phục vụ trong Hải quân Việt Nam và Ấn Độ.
2. Ấn Độ
Tàu hộ vệ tên lửa Tarantul Dự án 1241.RE của Hải quân Ấn Độ
Tàu tên lửa Tarantul/Molniya được Ấn Độ đóng trong nước (với tổng số 12 chiếc) theo giấy phép của Nga và họ định danh là lớp Veer .
Hiện tại Hải quân Ấn Độ đang có trong biên chế 10 chiếc Tarantul Dự án 1241.RE, so với Tarantul của Nga thì biến thể xuất khẩu có hệ thống điện tử khá khiêm tốn khi chỉ được trang bị radar kiểm soát mặt nước Garpun-Bal và radar kiểm soát hỏa lực MR-123 Vympel.
Tàu hộ vệ tên lửa Molniya Dự án 1241.8 của Hải quân Ấn Độ
Biến thể Molniya 1241.8 (gồm 2 chiếc K91 và K92) của Ấn Độ khá đặc biệt khi họ quyết định sử dụng pháo hạm Oto Melara 76 SRGM thay vì AK-176 của Nga.
3. Việt Nam
Video đang HOT
Tàu hộ vệ tên lửa Tarantul Dự án 1241.RE của Hải quân Việt Nam. Nguồn: Quân đội nhân dân
Hải quân Nhân dân Việt Nam bắt đầu đặt mua tàu tên lửa Tarantul Dự án 1241.RE từ năm 1999, 4 tàu đã được chuyển giao vào đầu những năm 2000 mang các số hiệu HQ-371; HQ-372; HQ-373 và HQ-374.
Tàu hộ vệ tên lửa Molniya Dự án 1241.8 của Hải quân Việt Nam. Nguồn: Quân đội nhân dân
Sau đó đến năm 2007, Hải quân Việt Nam nhận được 2 chiếc Molniya 1241.8 đầu tiên mang số hiệu HQ-375 và HQ-376, đây chính là những tàu chiến có năng lực đối hạm mạnh nhất của Việt Nam.
Hiện nay Việt Nam đang đóng trong nước 6 tàu tên lửa Molniya 1241.8 theo giấy phép của Nga, dự kiến đến cuối năm 2015, Việt Nam sẽ có tổng cộng 12 tàu hộ vệ tên lửa Taraltul/Molniya hiện đại.
4. BaLan
Tàu hộ vệ tên lửa Tarantul Dự án 1241.RE của Hải quân Ba Lan
Hải quân Ba Lan có tất cả 4 tàu tên lửa Tarantul 1241.RE nhận được từ thời Liên Xô, hiện nay các tàu chiến trên chỉ đảm nhiệm được chức năng tàu pháo tuần tra do Ba Lan không còn tên lửa P15 để trang bị. Hiện tại Ba Lan đang khá tích cực tìm khách hàng nước ngoài để bán lại toàn bộ 4 tàu tên lửa loại này.
5. Romania
Tàu hộ vệ tên lửa Tarantul Dự án 1241.RE của Hải quân Romania
Hải quân Romania đang vận hành 3 tàu tên lửa Tarantul Dự án 1241.RE, toàn bộ 3 tàu trên đều đóng căn cứ tại cảng Mangalia.
6. Ukraine
Tàu hộ vệ tên lửa Tarantul Dự án 1241.1MR của Hải quân Ukraine
Hải quân Ukraine có trong biên chế 2 tàu tên lửa Tarantul Dự án 1241.1MR. Tuy nhiên khác với Nga, các chiến hạm 1241.1MR của Ukraine chỉ được trang bị 4 tên lửa P15 Termit thay vì P270 Moskit.
Có một số thông tin cho rằng cả 2 tàu trên của Ukraine đều đã bị quân Nga chiếm giữ sau khi sáp nhập bán đảo Crimea.
7.8. Yemen và Bulgaria
Tàu hộ vệ tên lửa Tarantul Dự án 1241.RE được sử dụng làm viện bảo tàng
Hải quân Yemen và Bulgaria được cho là vẫn còn trong biên chế 1 tàu tên lửa Tarantul 1241.RE, tuy nhiên không rõ tình trạng kỹ thuật của những chiến hạm này hiện nay ra sao.
Theo Đại lộ
Quốc gia nào đang sở hữu nhiều tàu tên lửa Tarantul/Molniya nhất?
Trong tương lai gần, Việt Nam sẽ vươn lên giữ vị trí số 2 trong danh sách các quốc gia có nhiều tàu hộ vệ tên lửa cỡ nhỏ Tarantul/Molniya trong biên chế.
Tàu hộ vệ tên lửa cỡ nhỏ Dự án 1241 được nghiên cứu, phát triển cho Hải quân Liên Xô từ cuối thập niên 1970 để thay thế tàu tên lửa Dự án 205 Osa đã cũ và không đáp ứng được đầy đủ những yêu cầu của tác chiến hiện đại.
Dự án 1241 gồm 4 biến thể chính là 1241.1; 1241.RE; 1241.1M/ 1241.1MR và 1242.1/ 1241.8 trong đó 3 biến thể đầu được NATO định danh là Tarantul, biến thể cuối cùng có tên gọi Molniya (Lightning).
Hiện tại, các tàu tên lửa Tarantul/Molniya đang phục vụ trong biên chế của hải quân 8 quốc gia trên thế giới. Dưới đây là danh sách những nước đang sử dụng loại tàu tên lửa này xếp theo thứ tự giảm dần về số lượng.
1. Nga
Tàu hộ vệ tên lửa Tarantul Dự án 1241.1MR của Hải quân Nga
Hải quân Nga đang có trong biên chế 23 tàu tên lửa Tarantul/Molniya, là quốc gia sở hữu số lượng lớn nhất lớp tàu tên lửa này. Các tàu tên lửa Tarantul của Hải quân Nga chủ yếu là ở biến thể 1241.1MR (21 tàu), được trang bị 4 tên lửa hành trình chống hạm siêu âm P270 Moskit.
Tàu hộ vệ tên lửa Tarantul Dự án 1241.1M của Hải quân Nga
Trong số 2 chiếc Tarantul/Molniya còn lại của Nga thì có 1 chiếc thuộc Dự án 1241.1M, tên lửa đối hạm trang bị cho tàu là loại P15 Termit thế hệ cũ thay vì P270 Moskit.
Tàu hộ vệ tên lửa Molniya Dự án 1242.1 của Hải quân Nga
Dự án 1242.1 cũng chỉ gồm 1 chiếc duy nhất được Hải quân Nga dùng với mục đích thử nghiệm, biến thể xuất khẩu của nó chính là Dự án 1241.8 đang phục vụ trong Hải quân Việt Nam và Ấn Độ.
2. Ấn Độ
Tàu hộ vệ tên lửa Tarantul Dự án 1241.RE của Hải quân Ấn Độ
Tàu tên lửa Tarantul/Molniya được Ấn Độ đóng trong nước (với tổng số 12 chiếc) theo giấy phép của Nga và họ định danh là lớp Veer .
Hiện tại Hải quân Ấn Độ đang có trong biên chế 10 chiếc Tarantul Dự án 1241.RE, so với Tarantul của Nga thì biến thể xuất khẩu có hệ thống điện tử khá khiêm tốn khi chỉ được trang bị radar kiểm soát mặt nước Garpun-Bal và radar kiểm soát hỏa lực MR-123 Vympel.
Tàu hộ vệ tên lửa Molniya Dự án 1241.8 của Hải quân Ấn Độ
Biến thể Molniya 1241.8 (gồm 2 chiếc K91 và K92) của Ấn Độ khá đặc biệt khi họ quyết định sử dụng pháo hạm Oto Melara 76 SRGM thay vì AK-176 của Nga.
3. Việt Nam
Tàu hộ vệ tên lửa Tarantul Dự án 1241.RE của Hải quân Việt Nam. Nguồn: Quân đội nhân dân
Hải quân Nhân dân Việt Nam bắt đầu đặt mua tàu tên lửa Tarantul Dự án 1241.RE từ năm 1999, 4 tàu đã được chuyển giao vào đầu những năm 2000 mang các số hiệu HQ-371; HQ-372; HQ-373 và HQ-374.
Tàu hộ vệ tên lửa Molniya Dự án 1241.8 của Hải quân Việt Nam. Nguồn: Quân đội nhân dân
Sau đó đến năm 2007, Hải quân Việt Nam nhận được 2 chiếc Molniya 1241.8 đầu tiên mang số hiệu HQ-375 và HQ-376, đây chính là những tàu chiến có năng lực đối hạm mạnh nhất của Việt Nam.
Hiện nay Việt Nam đang đóng trong nước 6 tàu tên lửa Molniya 1241.8 theo giấy phép của Nga, dự kiến đến cuối năm 2015, Việt Nam sẽ có tổng cộng 12 tàu hộ vệ tên lửa Taraltul/Molniya hiện đại.
4. BaLan
Tàu hộ vệ tên lửa Tarantul Dự án 1241.RE của Hải quân Ba Lan
Hải quân Ba Lan có tất cả 4 tàu tên lửa Tarantul 1241.RE nhận được từ thời Liên Xô, hiện nay các tàu chiến trên chỉ đảm nhiệm được chức năng tàu pháo tuần tra do Ba Lan không còn tên lửa P15 để trang bị. Hiện tại Ba Lan đang khá tích cực tìm khách hàng nước ngoài để bán lại toàn bộ 4 tàu tên lửa loại này.
5. Romania
Tàu hộ vệ tên lửa Tarantul Dự án 1241.RE của Hải quân Romania
Hải quân Romania đang vận hành 3 tàu tên lửa Tarantul Dự án 1241.RE, toàn bộ 3 tàu trên đều đóng căn cứ tại cảng Mangalia.
6. Ukraine
Tàu hộ vệ tên lửa Tarantul Dự án 1241.1MR của Hải quân Ukraine
Hải quân Ukraine có trong biên chế 2 tàu tên lửa Tarantul Dự án 1241.1MR. Tuy nhiên khác với Nga, các chiến hạm 1241.1MR của Ukraine chỉ được trang bị 4 tên lửa P15 Termit thay vì P270 Moskit.
Có một số thông tin cho rằng cả 2 tàu trên của Ukraine đều đã bị quân Nga chiếm giữ sau khi sáp nhập bán đảo Crimea.
7.8. Yemen và Bulgaria
Tàu hộ vệ tên lửa Tarantul Dự án 1241.RE được sử dụng làm viện bảo tàng
Hải quân Yemen và Bulgaria được cho là vẫn còn trong biên chế 1 tàu tên lửa Tarantul 1241.RE, tuy nhiên không rõ tình trạng kỹ thuật của những chiến hạm này hiện nay ra sao.
Theo Tri Thức
Phiên bản săn ngầm của Molniya liệu có phù hợp với Việt Nam? Tàu hộ vệ săn ngầm Dự án 1241.2 Pauk có thể kết hợp với tàu hộ vệ tên lửa Molniya để trở thành cặp bài trùng đáng sợ khi thực hiện nhiệm vụ tuần tra bảo vệ vùng đặc quyền kinh tế. Pauk là tên định danh của NATO dành cho lớp tàu hộ vệ săn ngầm cỡ nhỏ được đóng cho Hải...