Hải quân Việt Nam lột xác hạm đội săn ngầm
Theo tờ Economictimes (ET), rất có thể Ấn Độ đã được chọn để nâng cấp vũ khí cho hai tàu săn ngầm lớp Petya của Hải quân Việt Nam.
Hải quân Việt Nam lột xác hạm đội săn ngầm
ET tiết lộ rằng, gói nâng cấp tàu săn ngầm lớp Petya cho Việt Nam bao gồm hệ thống sonar mới, bệ phóng bom chống ngầm, hệ thống điều khiển hỏa lực và hệ thống vũ khí chống ngầm mới.
Trong khi Hải quân Nhân dân Việt Nam đang được biên chế 5 tàu lớp Petya, trước tiên phía Ấn Độ sẽ nâng cấp 2 tàu chiến cho phía Việt Nam, sau đó sẽ thực hiện hợp đồng tiếp theo.
Hợp đồng ban đầu này sự kiến có giá trị khoảng 200 triệu rupee.
Dù không phải là chiến hạm thế hệ mới nhưng đội tàu săn ngầm của Hải quân Việt Nam gồm 5 chiếc lớp Petya vẫn thể hiện sức mạnh đáng kinh ngạc. Chiến hạm săn ngầm lớp Petya (project 159) được thiết kế để tiêu diệt tàu ngầm ở vùng nước nông.
Tàu săn ngầm Petya trong Hải quân Việt Nam.
Được biết, đội tàu săn ngầm của Hải quân Việt Nam đều thuộc lớp Petya II/III trang bị hệ thống vũ khí tương tự nhau gồm: 2 hệ thống pháo phòng không Ak-726, 2 hệ thống rocket săn ngầm phóng loạt RBU-6000 và 2 hệ thống ngư lôi chống ngầm cỡ 400mm.
Video đang HOT
Hệ thống rocket phóng loạt RBU-6000 được dùng để chống mục tiêu dưới mặt nước ở tầm gần hoặc đánh chặn ngư lôi. RBU-6000 thiết kế 12 ống phóng đạn cỡ 213mm, nó có thể phóng 1 quả, loạt 2-4-8-12 quả cùng lúc.
Rocket RBU-6000 phóng đạn RGB-60 nặng 110kg, lắp đầu đạn nặng 25kg, tầm bắn 350-5.800m, xuyên sâu xuống mặt nước tối đa 500m. Ngoài ra, tàu còn được trang bị hệ thống pháo Ak-726 và cụm 5 ống phóng ngư lôi chống ngầm cỡ 400mm.
Pháo phòng không Ak-726 lắp 2 nòng pháo 76,2mm có thể tiêu diệt mục tiêu trên không ở tầm bắn tối đa 15.700m, độ cao 11.000m, bán kính sát thương 8m.
Sau một thời gian dài sử dụng, do các hệ thống vũ khí săn ngầm khá lạc hậu nên Việt Nam đã tự hoán cải 2 tàu săn ngầm thành tàu pháo tuần tra.
Hai tàu HQ-11 và HQ-15 được tháo bỏ toàn bộ hệ thống định vị thủy âm, hệ thống ngư lôi và thay bằng 2 tháp pháo 37mm phòng không.
Mặc dù vậy, trong biên chế của Hải quân Nhân dân Việt Nam vẫn còn 3 tàu Petya II/III trang bị đầy đủ vũ khí săn ngầm hiện đại nhất của Việt Nam.
Theo Đất Việt
Tàu chiến Gepard Việt Nam tại Nga đã lắp tên lửa, ngư lôi chống ngầm
Hai tàu chiến lớp Gepard 3.9 của Hải quân Việt Nam đang hoàn tất tại CH Tatarstan, Nga đã được gắn hệ thống tên lửa chống hạm Uran-E và ống phóng ngư lôi.
Cận cảnh khu vực bố trí tên lửa diệt hạm Uran-E (4 ống phóng, màu xám) và kế bên phía sau là dàn ngư lôi chống ngầm (2 ống phóng, màu xanh) ở mạn trái tàu Gepard thứ 3 của Việt Nam (số hiệu sản xuất 956, hạ thuỷ ngày 27.4.2016). Tàu Gepard 3.9 có tất cả 2 dàn tên lửa diệt hạm Uran-E và 2 dàn phóng ngư lôi, bố trí hai bên thân tàu. Ảnh chụp ngày 23.6.2016 - Ảnh: Cổng thông tin điện tử Cộng hoà Tatarstan
Cổng thông tin điện tử của Cộng hoà Tatarstan (Nga) ngày 23.6 đưa tin về lễ khai trương các cửa hàng khí hoá lỏng (CNG) do Tập đoàn Gazprom đầu tư ở nước cộng hoà này, với sự tham dự của Tổng thống Tatarstan RN Minnikhanov và Chủ tịch tập đoàn Viktor Zubkov.
Sau lễ khai trương, đoàn quan chức đã đến thăm Nhà máy đóng tàu Gorky ở Zelenodolsk, tham quan xưởng đóng tàu và nơi hạ thuỷ và hoàn thiện tàu chiến.
Tại đây phái đoàn đã xem tiến độ thi công giai đoạn cuối của 2 tàu chiến lớp Gepard 3.9 Nhà máy Gorky đóng cho Hải quân Việt Nam. Ảnh chụp của Cổng thông tin điện tử của Cộng hoà Tatarstan cho thấy các vũ khí của hai tàu này đã được lắp đặt xong, đáng chú ý là hệ thống tên lửa diệt hạm Uran-E (2 dàn, 4 ống/dàn, phóng tên lửa Kh-35E) và dàn phóng ngư lôi 533 mm (2 dàn, 2 ống/dàn) vừa được gắn lên tàu.
Sau khi hoàn tất, 2 tàu này sẽ chạy thử nghiệm cấp nhà máy và sau đó sẽ thử nghiệm toàn diện với Hạm đội Biển Đen trước khi bàn giao cho Việt Nam lần lượt vào năm 2017 và 2018.
Tàu Gepard 3.9 thứ 3 của Việt Nam đang hoàn thiện tại Nhà máy Gorky ở Zelenodolsk, ảnh chụp ngày 23.6.2016 - Ảnh: Cổng thông tin điện tử Cộng hoà Tatarstan
Theo truyền thông Nga, hai tàu hộ tống Gepard 3.9 (tàu xuất khẩu thuộc Dự án 11661) đóng cho Việt Nam lần này có trang bị vũ khí chống ngầm, khác với 2 tàu Gepard 3.9 đã về Việt Nam trước đó (Tàu 011 Đinh Tiên Hoàng và 012 Lý Thái Tổ).
Vũ khí săn ngầm của 2 tàu Gepard thứ 3 và 4 này có 4 ống phóng ngư lôi loại 533 mm (tương đương ngư lôi của tàu ngầm Kilo), mỗi bên mạn tàu bố trí 2 ống. Vị trí các ống phóng này ngay sau khu vực bố trí tên lửa diệt hạm Uran-E. Ngoài ra tàu còn trang bị dàn phóng bom chìm và rocket chống tàu ngầm loại RBU-6000 (12 ống), và khoảng 12-20 quả mìn biển thả xuống bằng 2 đường ray trong tàu.
Radar trên tàu Gepard 3.9 thứ 3 của Việt Nam - Ảnh: BusinessOnline
Phía mũi tàu bố trí 1 pháo hạm AK-176M loại 76,2 mm; một dàn pháo - tên lửa phòng không tầm gần Palma - Ảnh: Business Online
Trên tàu Gepard 3.9 gắn 1 pháo hạm AK-176M loại 76,2 mm; một dàn pháo - tên lửa phòng không tầm gần Palma (gồm 2 pháo 30 mm loại 6 nòng, 4-8 tên lửa tầm gần Sosna-R nhắm bắn bằng laser), hai pháo bắn nhanh tự động AK-630M loại 30mm (6 nóng) dùng diệt máy bay, tên lửa diệt hạm. Tàu còn mang được 1 trực thăng săn ngầm Ka-28 hoặc Ka-31 Helix.
Tàu Gepard 3.9 săn ngầm được trang bị sonar dò tìm tàu ngầm, các thiết bị tác chiến điện tử hiện đại.
Tàu chiến Gepard 3.9 dài 102 m, lượng choán nước 2.200 tấn, thuỷ thủ đoàn 103 người, có tốc độ tối đa 23 knot (42,5 km/giờ), tầm hoạt động 9.200 km. Tàu có chức năng tuần tra bảo vệ EEZ, hộ tống, chiến đấu (độc lập hoặc theo nhóm) chống tàu mặt nước, tàu ngầm và máy bay đối phương.
Sau khi hoàn tất, 2 tàu Gepard của Việt Nam sẽ chạy thử nghiệm cấp nhà máy và sau đó thử nghiệm toàn diện với Hạm đội Biển Đen trước khi bàn giao cho Việt Nam
Hải quân Việt Nam đã đặt đóng 4 tàu Gepard 3.9 và có tin đang đàm phán về cặp tàu Gepard 3.9 thứ 5 và 6, với cải tiến về hệ thống tên lửa, có thể là trang bị hệ thống tên lửa Klub (phóng thẳng đứng, tầm bắn đến 300 km, có thể tấn công đất liền) thay vì Uran-E hiện tại (tầm bắn 130 km).
Theo Thanh Niên
Việt Nam đưa xe tăng T-34 ra giữ đảo: Những "lô cốt" kiên cường Đưa một chiếc xe tăng vượt trùng khơi ra đảo đã tốn rất nhiều công sức, nay nhìn chúng đang chuẩn bị "tê liệt" ai cũng xót xa. Việt Nam đưa xe tăng ra giữ đảo: Những "lô cốt" kiên cường T-34, những chiếc xe tăng ra đời từ Thế chiến Hai và đã bị loại khỏi biên chế của quân đội hầu...