Hải quân Việt Nam bất ngờ công khai khí tài siêu hiện đại
Lữ đoàn 161 thuộc Vùng 3 Hải quân vừa đưa vào biên chế robot quét mìn Pluto Plus cực kỳ tối tân.
Pluto Plus UUV là một phương tiện không người lái dưới nước được sản xuất bởi Tập đoàn Gaymarine Electronics của Italia dành cho nhiệm vụ quét thủy lôi.
Robot quét mìn này cấu tạo bởi vật liệu có độ nhiễm từ thấp và phát ra rất ít tiếng ồn khi hoạt động, nó có thể được điều khiển thông qua một sợi cáp quang hoặc kết nối không dây khi làm nhiệm vụ.
Pin của robot Pluto Plus cho thời gian làm việc từ 2 đến 6 tiếng đồng hồ ở tốc độ lên tới 6 hải lý/h, trang bị chuyên dụng của nó bao gồm camera kỹ thuật số cùng với ba thiết bị định vị thủy âm (sonar) để xác định và phát hiện các đối tượng nằm dưới độ sâu 300 m, biến thể nâng cấp của Pluto Plus có tên gọi Pluto Gigas còn mở rộng được độ sâu làm việc lên tới 600 m.
Một robot quét mìn Pluto Plus của Hải quân Na Uy
Hiện nay trên thế giới mới chỉ có khoảng 150 robot Pluto Plus đang hoạt động trong biên chế Hải quân Italy, Ai Cập, Na Uy… Chiếc UUV này cũng được chế tạo theo giấy phép tại Mỹ bởi Tập đoàn Columbia.
Video đang HOT
Việc Hải quân Nhân dân Việt Nam quyết định đầu tư trang bị robot Pluto Plus để tích hợp lên các tàu quét mìn ven bờ lớp Sonya hoặc tàu quét mìn ngoài khơi lớp Yurka là điều khá bất ngờ, cho thấy chủ trương “Tiến thẳng lên hiện đại” vẫn đang diễn ra theo đúng lộ trình.
Huấn luyện trang bị mới của Lữ đoàn 161
Thượng tá Đoàn Bảo Anh, Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn 161 cho biết: đơn vị mới tiếp nhận robot Pluto Plus được gần 3 tháng. Đây là một thiết bị hiện đại và rất đắt tiền nên có quy định nghiêm ngặt trong thao tác sử dụng, đến các chuyên gia nước ngoài cũng phải rất cẩn trọng.
Vậy nên để làm chủ, sử dụng thành thạo trang bị một cách nhanh nhất, cán bộ, chiến sĩ đơn vị tích cực nghiên cứu và chưa đầy một tháng sau khi tiếp nhận đã chế tạo thành công mô hình thiết bị này nhằm phục vụ việc huấn luyện trước khi tiếp cận với robot thực tế.
Đây chỉ là một trong nhiều minh chứng về sự vượt khó trong huấn luyện của cán bộ, chiến sĩ Lữ đoàn 161. Chính từ những nỗ lực như vậy mà Lữ đoàn đã hoàn thành tốt nhiệm vụ chiến đấu, sẵn sàng chiến đấu và các nhiệm vụ khác mà cấp trên giao, góp phần giữ vững chủ quyền biển đảo thiêng liêng của tổ quốc.
Theo Soha News
Lữ đoàn 682 sẽ được trang bị tổ hợp tên lửa bờ số một thế giới?
Dự kiến sang năm 2017, Lữ đoàn 682 - Đơn vị tên lửa phòng thủ thứ tư của Hải quân Việt Nam sẽ sẵn sàng chiến đấu, tạo lập "lá chắn thép" trấn giữ khu vực trọng yếu ở miền Trung.
Lữ đoàn 682 sẽ được trang bị tổ hợp tên lửa bờ số một thế giới?
Hiện tại công việc xây dựng doanh trại của Lữ đoàn 682 vẫn đang diễn ra theo đúng kế hoạch và sẽ sớm hoàn thành trong tương lai gần, tạo tiền đề vững chắc cho việc tiếp nhận và khai thác trang bị mới cũng như đảm bảo cuộc sống cho các cán bộ chiến sĩ trong đơn vị.
Cùng với Lữ đoàn 679 có trong biên chế các hệ thống Redut tầm xa, Lữ đoàn 680 là Rubezh tầm ngắn, Lữ đoàn 681 khai thác Bastion-P tiên tiến và Lữ đoàn pháo-tên lửa bờ 685 quản lý tổ hợp pháo phản lực dẫn đường hiện đại của Israel, mối quan tâm lớn của nhiều người là Lữ đoàn 682 sẽ sử dụng vũ khí tối tân nào?
Hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển Bal-E
Ứng viên đầu tiên được nhắc tới là một phiên bản của Bal-E nhưng sử dụng tên lửa KCT-15 do Việt Nam sản xuất nhằm tận dụng năng lực của ngành công nghiệp quốc phòng trong nước và tạo lập nên "lá chắn thép" nhiều tầng nhiều lớp, lấp đầy khoảng trống về cự ly mà Rubezh phần nào không đáp ứng tốt do đã lạc hậu.
Đáng tiếc rằng tên lửa KCT-15 đến nay mới chỉ tồn tại dưới dạng mô hình trưng bày, chưa được đánh giá đầy đủ trên thực địa nên chưa thể bước vào giai đoạn sản xuất hàng loạt (có thể kéo dài tới năm 2020), mà mốc thời gian 2017 đã cận kề cho nên triển vọng của Bal-E là khó xảy ra.
Tiếp theo, liệu có thể vẫn là Bastion-P với tên lửa Yakhont hay tổ hợp tên lửa bờ do Ấn Độ chế tạo sử dụng tên lửa BrahMos? Nhưng theo ông Anatoly Punchuk, Phó Giám đốc Cơ quan Liên bang về Hợp tác Kỹ thuật quân sự thì Việt Nam chưa đặt hàng thêm bất kỳ hệ thống Bastion-P nào.
Bên cạnh đó, thương vụ mua sắm tên lửa BrahMos giữa Việt Nam với Ấn Độ cũng mới chỉ ở mức tiềm năng, việc đàm phán còn lâu mới hoàn thành (vướng mắc chính là giá thành cực cao), trong khi Lữ đoàn 682 đã sắp đi vào hoạt động (công tác huấn luyện phải đi trước một bước), do đó triển vọng của Bastion-P hay BrahMos cũng không thực sự sáng sủa.
Hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển Klub-M
Việc Việt Nam chưa đặt mua thêm Bastion-P mặc dù đây là một hệ thống đầy sức mạnh có thể được giải thích bằng nhiều lý do, trong đó đáng chú ý nhất là thời gian qua đã xuất hiện thông tin cho biết chúng ta đang quan tâm tới các tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ biển Klub-M hiện đại nhất của Nga.
Khác biệt chủ yếu giữa Klub-M với Bastion-P nằm ở tên lửa 3M-54KE tiên tiến hơn, có chế độ bay bám biển cận âm kết hợp siêu âm giai đoạn cuối vô cùng linh hoạt, tầm bắn hiệu quả và xác suất vượt qua hệ thống phòng thủ đối phương lớn hơn nhiều so với đạn P-800 Yakhont phải bay cao-cao ở tốc độ lớn toàn hành trình.
Hiện tại Việt Nam đang có trong biên chế các tên lửa 3M-54E (Klub-S) trang bị cho tàu ngầm Kilo 636, sắp tới sẽ là 3M-54TE (Klub-N) lắp đặt trên cặp Gepard 3.9 thứ ba, loại đạn hành trình chống hạm này cùng với đài radar dẫn bắn Monolith-B là khí tài quen thuộc với Việt Nam, sẽ không đòi hỏi quá nhiều thời gian huấn luyện làm chủ trang bị.
Với chủ trương tiến thẳng lên hiện đại của Hải quân Việt Nam, minh chứng bằng việc các đơn vị thành lập sau luôn được trang bị vũ khí mới có tính năng cao hơn đơn vị trước, sẽ không ngạc nhiên nếu sang năm 2017 Lữ đoàn 682 giới thiệu tổ hợp Klub-M trong biên chế, tương tự như trường hợp Lữ đoàn 685 bất ngờ bắn thử nghiệm đạn EXTRA trước kia.
Theo Soha News
Báo Tây quan tâm cuộc diễn tập tái chiếm đảo của Việt Nam Tạp chí quốc phòng uy tín Jane's mới đây đã đưa tin và bình luận về cuộc diễn tập tái chiếm đảo của Hải quân Việt Nam được tổ chức vào cuối tháng 7. Lực lượng Hải quân đánh bộ của Hải quân Nhân dân Việt Nam (VPN) đã tiến hành cuộc diễn tập tái chiếm đảo gần đây. Cuộc diễn tập dường...