Hải quân Ukraine chi tiền nâng cấp tàu chiến lớn nhất
Hải quân Ukraine đang tìm cách xây dựng lại biên đội tàu chiến gần như không còn gì của nước này sau sự kiện Crimea.
Hải quân Ukraine đang tìm cách xây dựng lại biên đội tàu chiến gần như không còn gì của nước này sau sự kiện Crimea.
Tạp chí quân sự Jane’s đưa tin cho hay, Hải quân Ukraine đang lên kế hoạch hiện đại hóa tàu hộ vệ lớp Krivak III thuộc Project 1135.1 mang tên Hetman Sahaydachniy (U130) của nước này sau 24 năm đưa vào trang bị. Hiện U130 là soái hạm của Hải quân Ukraine và cũng là tàu chiến lớn nhất, mạnh nhất nước này.
Theo đó Bộ Quốc phòng Ukraine đã giao hợp đồng nâng cấp tàu Hetman Sahaydachniy cho trung tâm nghiên cứu và thiết kế hàng hải nhà nước của Ukraine (SRDSC), một trong những công ty con của tập đoàn xuất nhập khẩu vũ khí Ukroboronprom.
Hiện tại Bộ Quốc phòng Ukraine vẫn chưa đưa ra bất cứ thông tin gì về hợp đồng nâng cấp tàu Hetman Sahaydachniy như hạng mục nâng cấp, chí phí và thời gian thực hiện. Tuy nhiên phía Ukroboronprom tiết lộ rằng SRDSC sẽ nỗ lực hết sức để nâng cấp toàn bộ trang thiết bị của tàu hộ vệ Hetman Sahaydachniy, nhằm kéo dài thời gian hoạt động của con tàu này.
Tàu hộ vệ Hetman Sahaydachniy U130 của Hải quân Ukraine.
Tàu hộ vệ Hetman Sahaydachniy có thể được xem là những gì còn sót lại của Hải quân Ukraine sau khi Bán đảo Crimea trở về với nước Nga kèm theo đó là hơn một nửa hạm đội của Hải quân Ukraine.
Hetman Sahaydachni có lượng giãn nước tối đa 3.575 tấn và dài hơn 405m với thủy thủ đoàn 200 người, nó có thể di chuyển với vận tốc tối đa lên tới 32 hải lý/giờ và có tầm hoạt động hơn 9.200km.
Video đang HOT
Hệ thống vũ khí chính trên soái hạm Hải quân Ukraine gồm: tổ hợp tên lửa phòng không trên hạm Osa-MA, tổ hợp bệ phóng bom chống ngầm RBU-6000, tổ hợp ống phóng ngư lôi 533mm và một trực thăng săn ngầm Ka-27.
Trà Khánh
Theo_Kiến Thức
Iran sẽ chi "khủng" nâng cấp tiềm năng quốc phòng
Trước thông tin Iran tiếp cận được 30 tỉ USD đầu tiên trong số 100 tỉ USD bị phong tỏa suốt 10 năm cấm vận, nhà phân tích quân sự Nga Alexander Sitnikov đã đặt câu hỏi về số tiền thực chi mà quân đội nước này sẽ bỏ ra để nâng cấp năng lực quốc phòng.
Bình luận về phát biểu mới đây của Thống đốc ngân hàng trung ương Iran - ông Valiollah Seif, nhà phân tích độc lập Sitnikov của báo Svobodnaya Pressa tin rằng phần lớn số tiền 30 tỉ USD sẽ được chi để nâng cấp tiềm lực quân sự Iran.
Theo các chuyên gia quân sự phương tây, năng lực của Iran đã bị suy yếu nghiêm trọng trong hơn thập kỷ.
"Nhận định này được đưa ra dựa trên các tuyên bố của Lãnh tụ tối cao Ayatollah Khamenei về tính cấp thiết của việ hiện đại hóa năng lực quốc phòng Iran khi lệnh cấm vận được dỡ bỏ", nhà phân tích Nga giải thích.
Theo thỏa thuận của Kế hoạch Hành động Toàn diện chung (JCPOA) nằm trong kí kết về chương trình hạt nhân Iran đạt được tháng 7 năm ngoái ở Vienna, Tehran không được phép xây dựng, thử nghiệm hệ thống tên lửa cũng như không được mua các vũ khí tối tân từ nước ngoài.
Tuy nhiên, ông Sitnikov khẳng định: "JCPOA không cấm Iran có quyền được tự vệ chính đáng".
Cũng theo Sitnikov, các chuyên gia phương Tây nhận định năng lực quân sự của Iran đã bị suy giảm nghiêm trọng khi lệnh cấm vận nhằm vào quốc gia này từ năm 2003.
Cùng quan điểm trên, nhà phân tích quân sự Ben Moses trên tạp chí HIS cũng nhận định, năng lực quân sự của Iran "rất yếu".
"Iran chi 550 triệu USD năm 2015 cho quốc phòng. Nếu so sánh với Ả Rập Xê-út, con số này là 7 tỉ USD. UAE nhập 4 tỉ USD vũ khí và Oman cũng 1 tỉ USD, gấp đôi tổng số tiền của Iran", ông Moses ước tính.
Trong khi đó, Sitnikov khẳng định: "Chính khách và giới quân sự nước này đang dự chi số tiền khủng 40 tỉ USD cho quân sự".
Trong đó, việc mua xe tăng T-90 sẽ là một trong những khoản chi lớn dự kiến nằm trong gói 30 tỉ trên.
Tư lệnh Lục quân Iran, tướng Ahmad Reza Pourdastanhồi cuối tháng 12 năm ngoái cho biết, nước này muốn mua các xe tăng chiến đấu chủ lực T-90 của Nga nhằm tăng cường cho lực lượng bộ binh.
Ông Pourdastan nói: "Quan hệ của chúng tôi với Nga trong lĩnh vực mua bán thiết bị quân sự đã được thiết lập lại, hiện tại Iran đang đàm phán với đối tác Nga về khả năng mua các xe tăng chiến đấu chủ lực T-90". Ông này bày tỏ hy vọng rằng, thỏa thuận mua T-90 sẽ nhanh chóng được thông qua, để các chuyên gia Iran có thể tới Nga học cách vận hành loại vũ khí này.
Theo đó, các chuyên gia quân sự Iran sẽ được đào tạo tại Nga tương ứng với một phần của bản hợp đồng mua tăng T-90. Tuy nhiên, cả hai bên đều không tiết lộ nội dung cũng như thời điểm hợp đồng sẽ được ký kết.
Cả Iran và Nga trong những năm gần đây đều đã tăng cường hợp tác trong lĩnh vực quốc phòng bao gồm cả việc chuyển giao các thiết bị quân sự. Gần đây nhất, Nga đã chính thức bắt đầu thực hiện hợp đồng cung cấp các hệ thống tên lửa phòng không S-300 cho Iran, sau khi Tổng thống Putin hủy bỏ lệnh cấm bán vũ khí cho Tehran hồi tháng 4 năm ngoái.
Xe tăng chiến đấu chủ lực T-90 là một trong những loại vũ khí hiện đại nhất của quân đội Nga. Xe tăng T-90 là phiên bản cải tiến cuối cùng của xe tăng T-72B.
Tuy nhiên, khi Liên Xô tan rã, nó được đặt tên mới là T-90, cùng với những cải tiến kỹ thuật vượt bậc so với phiên bản T-72. Các nguồn tin quân sự phương Tây nói rằng, T-90 sẽ dần thay thế tăng T-72 (số lượng khoảng 500 chiếc).
Theo kế hoạch của Tập đoàn sản xuất vũ khí Rosoboronexport của Nga, từ năm 2020 đến 2025, T-90 sẽ là vũ khí chủ lực của quân đội Nga. Đến năm 2020, T-90 sẽ chiếm 50% tổng số tăng thiết giáp của Nga; 50% còn lại sẽ là các dòng cũ như T-72, T-80.
Thừa kế các ưu điểm của T-72, chiếc T-90 có cấu tạo kỹ thuật cao, cơ động và linh hoạt hơn nên rút ngắn thời gian huấn luyện, giảm thiểu chi phí đào tạo đội lái.
Một trong những khác biệt của T-90 so với T-72B là hệ thống phòng thủ thụ động Shtora-1-7. Hệ thống này nhằm bảo vệ xe trước vũ khí chống tăng điều khiển bằng laser (đạn, bom, hỏa tiễn...) của đối phương bằng cách gây nhiễu bức xạ. Đồng thời giúp đội lái xác định và tránh các loại tên lửa chống tăng phổ biến như TOW, HOT, MILAN, M47 Dragon, hay các vũ khí điều khiển bằng laser như Maverick, Hellfire, Copperhead. Ngoài ra, nó còn có hệ thống điều khiển hỏa lực 1A45 Yrtysh, súng máy điều khiển từ xa, đạn trái phá có độ chính xác cao.
Vũ khí chính của T-90 là pháo nòng trơn 125 mm, tầm bắn thẳng là 4.000 m, tầm bắn cầu vồng 10.000 m và tên lửa là 5.000 m. T-90 có 3 biến thể: T-90K, T-90S và T-90SK. Mỗi loại đều được cải tiến và lắp đặt thêm các trang thiết bị khí tài tân tiến.
Xe tăng T-90 là loại xe tăng mà Nga vừa triển khai tới mặt trận miền tây Syria ngày 2/12 vừa qua.
Loạt xe tăng này được chuyển giao cho sư đoàn thiết giáp số 4 - đơn vị Vệ binh Cộng hòa Syria đặt dưới quyền chỉ huy của tướng Ali Maher Assad - em trai của Tổng thống Assad. Ngay sau đó, số vũ khí hạng nặng này tức tốc được điều tới các trận địa ở Aleppo và Damascus.
Đan Khanh (theo RIA)
Theo_VnMedia
Mỹ nâng cấp "pháo đài bay" chiến lược 6 máy bay ném bom hạt nhân B-52 đã già cỗi của Không lực Mỹ vừa được nâng cấp bằng việc trang bị thêm các ống phóng có thể phóng những loại vũ khí "thông minh". Đó là thông tin vừa được nhà thầu quốc phòng - tập đoàn máy bay Boeing đưa ra hôm qua (13/1) trong một thông cáo báo chí....