Hải quân Trung Quốc thách thức máy bay Mỹ ở Biển Đông
Hải quân Trung Quốc ngang ngược thách thức, 8 lần đưa ra cảnh báo xua đuổi khi máy bay tuần tra săn ngầm tân tiến nhất của Mỹ, chiếc P-8A Poseidon, thực hiện sứ mạng tuần tra những đảo nhân tạo mà Bắc Kinh đang xây dựng trái phép tại quần đảo Trường Sa của Việt Nam trên Biển Đông vào ngày 20.5.
Máy bay tuần tra săn ngầm tân tiến nhất của Mỹ, P-8A Poseidon – Ảnh: AFP
Trung Quốc tăng cường hoạt động xây dựng phi pháp ở Trường Sa khiến Lầu Năm Góc lo ngại. Mỹ tiến hành những chuyến bay tuần tra nhằm gửi thông điệp rõ ràng rằng Mỹ không công nhận các tuyên bố chủ quyền phi lý của Bắc Kinh trên Biển Đông, theo đài CNN (Mỹ).
Mỹ lần đầu tiên cho phép nhóm phóng viên CNN lên P8-A Poseidon, giải mật đoạn video cho thấy hoạt động xây dựng đảo nhân tạo phi pháp của Trung Quốc ở Biển Đông và đoạn ghi âm từ bộ đàm cho thấy Hải quân Trung Quốc thách thức máy bay P-8A Poseidon.
Sứ mạng tuần tra ngày 20.5 là nhằm theo dõi những hoạt động của Trung Quốc tại ba đảo nhân tạo mà nước này đang cấp tập xây dựng phi pháp ở Trường Sa.
“Đây là Hải quân Trung Quốc…Các người đang tiếp cận vùng cảnh giác quân sự của chúng tôi… Hãy rời khỏi đây ngay lập tức… để tránh hiểu lầm”, một giọng nói bằng tiếng Anh phát ra từ bộ đàm của máy bay P-8A Poseidon trước sự chứng kiến của phóng viên CNN, khi máy bay này bay đang bay ở tầm thấp nhất (4,5 km). Lầu Năm Góc thậm chí còn lên kế hoạch điều máy bay và tàu chiến tuần tra trong phạm vi cách các đảo nhân tạo Trung Quốc đang xây khoảng 12 hải lý (22 km).
“Chúng tôi chứng kiến Trung Quốc tăng cường hoạt động xây dựng và trông như xây dựng cơ sở quân sự”, đại úy Mike Parker, chỉ huy phi đội máy bay tuần tra P-8 và P-3 triển khai đến châu Á, nói với CNN khi trên máy bay P-8A Poseidon.
Video đang HOT
“Chúng tôi vừa bị thách thức cách đây 30 phút và thách thức đến từ Hải quân Trung Quốc và tôi tự tin lời cảnh báo xuất phát từ bờ, cơ sở quân sự tại đây”, ông Parker nói và chỉ vào màn hình cho thấy một trạm radar cảnh báo sớm trên bãi Đá Chữ Thập, nơi Trung Quốc đang xây dựng trái phép để biến nó thành đảo nhân tạo.
Đoạn video do camera của P-8A Poseidon ghi hình cho thấy ngoài trạm radar cảnh báo sớm, còn có các doanh trại quân đội và một đường băng trên bãi Đá Chữ Thập đủ để đáp ứng tất cả các loại máy bay quân sự của Trung Quốc. Đá Chữ Thập giờ đây còn được gọi là “tàu sân bay không thể chìm” của Trung Quốc, theo CNN.
Bãi chữ thập nhìn máy bay tuần tra săn ngầm P-8A Poseidon của Mỹ – Ảnh chụp màn hình video của CNN
Trung Quốc còn điều động lực lượng hải quân bảo vệ những đảo nhân tạo mà Bắc Kinh đang xây dựng trái phép ở Trường Sa. Trong buồng lái chiếc P8-A Poseidon, phi công, thiếu tá Matt Newman cho CNN biết: “Rõ ràng có nhiều hoạt lưu thông trên biển dưới kia: các tàu chiến, tàu tuần duyên Trung Quốc. Chúng được trang bị radar, vì thế có thể theo dấu chúng tôi”.
Minh chứng là những đoạn audio cảnh báo rất rõ. Theo đó Hải quân Trung Quốc đã 8 lần ra lệnh P8-A Poseidon tránh xa vùng không phận này. Mỗi lần phía Hải quân Trung Quốc cảnh báo, phi công P-8A Poseidon bình tĩnh đáp lại máy bay này bay qua không phận quốc tế.
Nhưng câu trả lời này khiến phía Hải quân Trung Quốc tức giận, đáp lại với giọng điệu hằn học hơn: “Đây là Hải quân Trung Quốc… Các người đi chỗ khác!”.
Đây không chỉ là một vụ “đụng độ” giữa quân đội và quân đội trên bầu trời. Một máy bay dân sự đã vô tình dính vào vụ “đụng độ” này.
Sau khi nghe những cảnh báo của Trung Quốc trên bộ đàm, phi công trên một chuyến bay hãng hàng không Mỹ Delta trên cùng tần số lập tức trả lời đây là máy bay dân sự và tiếp tục bay.
Các chỉ huy quân đội Mỹ cho CNN biết Trung Quốc càng xây dựng nhiều, càng lấn tới, thách thức và xua đuổi máy bay quân sự Mỹ.
Ngoài bãi Đá Chữ Thập, tại bãi Đá Vành Khăn, chiếc P-8A Poseidon chứng kiến hoạt động xây dựng liên tục không ngừng nghỉ. “Tôi chứng kiến cảnh này mỗi ngày. Tôi nghĩ họ làm việc không nghỉ kể cả ngày cuối tuần, vì lần nào bay qua tôi cũng thấy hoạt động xây dựng”, ông Parker nói.
Ngoài mưu đồ củng cố chủ quyền phi lý nuốt trọn gần cả Biển Đông, Trung Quốc xây dựng các đảo nhân tạo là nhằm bành trướng quân sự trên Biển Đông, thách thức sự thống trị của Mỹ trong khu vực, theo CNN.
Phúc Duy
Theo Thanhnien
Campuchia 'khuyên' ASEAN đứng ngoài tranh chấp biển Đông
Campuchia cho thấy sự ủng hộ của mình đối với lập trường của Trung Quốc khi cho rằng những tranh chấp lãnh thổ trên biển Đông nên được giải quyết giữa các nước tuyên bố chủ quyền và không liên quan đến ASEAN.
Trung Quốc xây dựng cầu cảng trái phép ở Gạc Ma, quần đảo Trường Sa của Việt Nam - Ảnh: Mai Thanh Hải
Phát biểu sau cuộc họp kín ngày 7.5 giữa giới chức Campuchia và các nhà ngoại giao từ 28 quốc gia, Quốc vụ khanh Bộ Ngoại giao Campuchia, bà Soeung Rathchavy cho rằng: "Các tuyên bố chủ quyền tại biển Đông nên được giải quyết giữa các bên liên quan", theo Reuters.
"ASEAN không thể giải quyết các tranh chấp. Chúng ta không có quyền hợp pháp trong vấn đề này, tòa án mới là cơ quan giải quyết đúng sai", Reuters dẫn lời bà Rathchavy.
Bà Rathchavy cũng nhấn mạnh rằng Campuchia chưa từng chịu ảnh hưởng của Trung Quốc và 2 nước chỉ có mối quan hệ bạn bè gần gũi, cũng giống với những nước khác. Trung Quốc là nguồn viện trợ quan trọng đối với Campuchia về cả kinh tế lẫn quân sự, Reuters cho biết.
Trung Quốc từ lâu ngang ngược tuyên bố chủ quyền phi lý chiếm phần lớn diện tích biển Đông. Bắc Kinh cũng cho rằng ASEAN không phải là một phần trong các tranh chấp tại vùng biển này và chỉ muốn giải quyết tranh chấp thông qua đối thoại song phương.
Quá trình cải tạo đất và xây đảo nhân tạo của Trung Quốc tại biển Đông là vấn đề nổi bật của hội nghị thượng đỉnh các nước ASEAN vào tuần trước tại Malaysia. Tại hội nghị đó, các nước ASEAN đã ra thông cáo chung coi những hành động như vậy đã làm xói mòn lòng tin, mặc dù trong thông cáo không nêu rõ tên Trung Quốc.
Bảo Vinh
Theo Thanhnien
Quân đội Philippines lên tiếng vụ tàu Trung Quốc bắn máy bay tuần tra Phát ngôn viên quân đội Philippines ngày 23.4 bác bỏ thông tin tàu khu trục Trung Quốc bắn máy bay tuần tra Philippines tại đảo Thị Tứ, còn một đô đốc hải quân nước này khẳng định chỉ có vụ tàu chiến Trung Quốc phát tín hiệu xua đuổi máy bay Philippines tại Đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa. Ông Francisco...