Hải quân Trung Quốc sẽ được dùng để chi viện, hỗ trợ, đe dọa và uy hiếp
Mặc dù Cảnh sát biển đóng vai trò chủ đạo trong kế hoạch bành trướng “đường lưỡi bò” của Bắc Kinh, nhưng Hải quân Trung Quốc có thể chi viện, uy hiếp vũ lực.
Hình ảnh này được cho là tàu ngầm hạt nhân tấn công Type 093 Hải quân Trung Quốc xuất hiện ở Ấn Độ Dương (nguồn mạng sina TQ)
Mạng “Jane’s Defense Weekly” Anh ngày 6 tháng 1 đưa tin, việc đánh giá về hoạt động của Hải quân Trung Quốc năm 2014 cho thấy, năm 2014 là một năm Hải quân Trung Quốc ngày càng hướng theo “trạng thái bình thường”, Hải quân Trung Quốc đã đóng vai trò tương tự như hải quân các nước lớn khác.
Trong năm 2014, dư luận đã được biết, năm 2014, Hải quân Trung Quốc đã điều một chiếc tàu ngầm tấn công động cơ hạt nhân bắt đầu tuần tra ở Ấn Độ Dương. Ngoài ra, 3 tàu chiến của biên đội hộ tống tốp thứ 16 của Hải quân Trung Quốc còn được điều đến vịnh Aden, vùng biển Somalia thực hiện nhiệm vụ chống cướp biển.
Bài báo cho rằng, bảo vệ an toàn tuyến đường giao thông trên biển, chẳng hạn đề phòng cướp biển tập kích các tuyến đường giao thông trên biển là nhiệm vụ cốt lõi của Hải quân Trung Quốc, chính như “bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ” cũng là một nhiệm vụ cốt lõi.
Mặc dù Lực lượng bảo vệ bờ biển (Cảnh sát biển) Trung Quốc đóng vai trò “chủ đạo” trong yêu sách chủ quyền đối với biển đảo ở biển Hoa Đông và Biển Đông (Trung Quốc không hề có chủ quyền đối với các đảo đá ở Biển Đông, chiến tranh xâm lược không đem lại chủ quyền biển đảo cho Trung Quốc trong yêu sách “đường lưỡi bò” bất hợp pháp). Nhưng, các nhà quan sát cho rằng, nếu tình hình căng thẳng leo thang, Hải quân Trung Quốc rất có thể sẽ được triển khai rất nhanh tới các khu vực này để chi viện, hỗ trợ và đe dọa, uy hiếp.
Trong tương lai, Trung Quốc có thể triển khai tàu cảnh sát biển lớp 10.000 tấn ở Biển Đông, biển Hoa Đông
Năm 2014 cũng đã chứng kiến Hải quân Trung Quốc tham gia các cuộc tập trận chung đa quốc gia, quan trọng nhất là Hải quân Trung Quốc và Hải quân Mỹ đã cùng tham gia cuộc diễn tập quân sự “Vành đai Thái Bình Dương-2014.
Đồng thời, tháng 5 năm 2014, Hải quân Trung Quốc và Nga đã tổ chức diễn tập liên hợp trên biển, Tổng thống Nga Vladimir Putin và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã tham dự lễ khai mạc cuộc diễn tập – điều này cho thấy, hai bên Trung-Nga coi trọng quan hệ song phương.
Tàu chiến Hải quân Trung Quốc chọc thủng chuỗi đảo thứ nhất và vươn ra Tây Thái Bình Dương đã trở thành “trạng thái bình thường”. Tháng 10 năm 2014, Hạm đội Bắc Hải, Hạm đội Đông Hải và Hạm đội Nam Hải (3 hạm đội lớn hiện có của Hải quân Trung Quốc triển khai ở các vùng biển xung quanh) lần đầu tiên đã tiến hành diễn tập liên hợp ở Thái Bình Dương, đến tháng 12 lại tổ chức thêm một cuộc diễn tập nữa.
Video đang HOT
Ngoài hoạt động chống cướp biển, năm 2014, Hải quân Trung Quốc cũng đã tiến hành nhiều hoạt động ngoại giao hải quân, biên đội hộ tống tốp thứ 16 của Hải quân Trung Quốc đã đến thăm 8 quốc gia Tây Phi, trong đó có 7 nước là lần đầu tiên Hải quân Trung Quốc đến thăm. Điều quan trọng tương tự là, biên đội hộ tống tốp thứ 17 của Hải quân Trung Quốc đã đến thăm cảng Bandar Abbas của Iran (và hai bên đã tiến hành tập trận chung).
Tân Hoa xã Trung Quốc khoe hình ảnh lực lượng đặc nhiệm biên đội hộ tống tốp thứ 18 Hải quân Trung Quốc triển khai huấn luyện đáp trực thăng trên tàu chiến
Bài báo cho rằng, trên phương diện vai trò cứu trợ nhân đạo, trong 2 sự kiện rủi ro máy bay ở khu vực này, Hải quân Trung Quốc đều đã điều tàu chiến để tìm kiếm xác máy bay (hầu như Trung Quốc tận dụng các cơ hội như vậy để tập dượt cho các “chiến dịch” trong tương lai và thể hiện “hình tượng nước lớn có trách nhiệm”).
Tiếp theo, sau khi tham gia cuộc tập trânh”Vành đai Thái Bình Dương-2014, tàu bệnh viện Hòa Bình Phương Châu của Hải quân Trung Quốc đã tiến hành viện trợ cho các quốc gia Nam Thái Bình Dương. Khi thủ đô Maldives xuất hiện khủng hoảng nước uống, Hải quân Trung Quốc đã gửi nước uống tới Maldives, báo Trung Quốc cho hành động này đã “nâng cao uy tín” cho Trung Quốc.
Loại hình thức hoạt động này rất có thể sẽ được tiếp tục trong năm 2015. Ngày 26 tháng 12 năm 2014, biên đội hộ tống tốp thứ 18 của Hải quân Trung Quốc đã nhận bàn giao nhiệm vụ, sau đó nó đã đi qua kênh đào Suez và có thể đến thăm các cảng biển. Trung Quốc và Nga cũng đã tuyên bố có kế hoạch gia tăng số lần diễn tập giữa hải quân hai nước vào năm 2015 (có kế hoạch tổ chức diễn tập liên hợp ở Địa Trung Hải và Thái Bình Dương).
Bài báo cho rằng, cùng với số lượng tàu chiến mặt nước hiện đại của Trung Quốc tăng nhiều (hiện đang trong cao trào nghiên cứu chế tạo, sản xuất, năm 2014 Hải quân Trung Quốc trong đó có Hạm đội Nam Hải đã biên chế rất nhiều tàu chiến mới), quy mô và tính phức tạp trong diễn tập của Hải quân Trung Quốc dự tính sẽ tăng lớn.
Biên đội hộ tống tốp thứ 17 Hải quân Trung Quốc đến thăm Iran
Năm 2014, Trung Quốc đã bố trí chiếc tàu khu trục tên lửa kiểu mới Type 052D đầu tiên ở Biển Đông, ngoài ra nhiều tàu chiến mới khác cũng đã bố trí tại đây.
Tháng 8 năm 2014, Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc tổ chức tập trận đổ bộ quy mô lớn đánh chiếm đảo trên Biển Đông, trong hình là tàu đệm khí do Trung Quốc tự chế tham gia tập trận đổ bộ đánh chiếm đảo đá.
Theo Giáo Dục
"Trung Quốc sẽ được mời diễn tập nếu biết kiềm chế, nếu không sẽ bị gạt ra ngoài"
TQ sẽ được mời diễn tập nếu biết kiềm chế, nếu không sẽ bị trả giá và bị gạt ra ngoài mạng lưới an ninh châu Á do Mỹ xây dựng...
Từ đầu tháng 5 đến giữa tháng 7 năm 2014, Trung Quốc hạ đặt bất hợp pháp giàn khoan Hải Dương Thạch Du 981 ở vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam (ảnh tư liệu)
Mạng "Tin tức bình luận Trung Quốc" Hồng Kông ngày 7 tháng 1 cho rằng, theo cơ quan nghiên cứu Mỹ, trong vấn đề biển Hoa Đông và Biển Đông, Mỹ cần "cưỡng bức dụ dỗ", thúc đẩy Trung Quốc tiến hành hợp tác, giảm các hành vi gây căng thẳng (khiêu khích), giảm các hành vi gây bất ổn, ức hiếp. Thực hiện cơ chế tránh xung đột vẫn phải là nhiệm vụ quan trọng trong quan hệ quân sự hai nước Mỹ-Trung.
Ở đây, "dụ dỗ" bao gồm: Nếu Trung Quốc kiềm chế cách hành vi khiêu kích thì có thể mở rộng tham gia diễn tập quân sự "Vành đai Thái Bình Dương" do Mỹ tổ chức; Quân đội Trung Quốc có thể được mời tham gia nhiều cuộc diễn tập quân sự ba bên hơn với Mỹ và đồng minh. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ có thể tham gia "Diễn đàn Hương Sơn" do Quân đội Trung Quốc tổ chức để khuyến khích các hành vi tốt của Trung Quốc.
Trong khi đó, "cưỡng ép" là: Nếu Trung Quốc có hành vi không tốt thì sẽ không có những phần thưởng trên và buộc họ phải trả giá. Quân đội Mỹ sẽ còn tăng cường các hành động và hoạt động ở vùng biển xung quanh Trung Quốc, tăng cường mạng lưới an ninh châu Á đang không ngừng mở rộng gạt bỏ Trung Quốc ra ngoài.
Đây là kiến nghị trong báo cáo "Chuyển hướng 2.0 mới nhất của cơ quan nghiên cứu "Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS)" Mỹ gửi lên chính quyền Barack Obama và Quốc hội Mỹ khóa mới ra mắt vào ngày 6 tháng 1 năm 2015.
Năm 2014, Trung Quốc cho tàu đâm chìm tàu cá Việt Nam, ngăn cản cứu những ngư dân của tàu cá này - đây được xác định là một hành vi khủng bố, vô nhân đạo kiểu Trung Quốc.
"Báo cáo chiến lược châu Á-Thái Bình Dương đến năm 2016 Mỹ" này có rất nhiều nội dung liên quan đến cách thức quan hệ với một nước Trung Quốc trỗi dậy, vai trò ảnh hưởng của Trung Quốc mở rộng và khả năng thách thức trật tự hiện có trở thành mối lo ngại chủ yếu của Mỹ.
Quan hệ kinh tế thương mại luôn phát huy vai trò "máy giảm xóc" của quan hệ Trung-Mỹ, báo cáo đề xuất, Chính phủ và Quốc hội Mỹ cần cùng cam kết với các nhà đầu tư Trung Quốc, sẽ không đe dọa có lập pháp mới hạn chế đầu tư của Trung Quốc, truyền đi thông điệp rõ ràng: Ở Mỹ không có lĩnh vực lo ngại an ninh quốc gia thực sự, vẫn để cánh cửa rộng mở cho các nhà đầu tư của Trung Quốc.
Đối với quan điểm bắt đầu xuất hiện trong quan chức Trung Quốc - quan điểm "sự lệ thuộc của nước ngoài vào thị trường Trung Quốc lớn hơn so với nhu cầu của Trung Quốc đối với đầu tư nước ngoài", cần có những nỗ lực lớn hơn để thúc đẩy đàm phán hiệp định đầu tư song phương.
Trên phương diện quan hệ cấp cao Trung-Mỹ, báo cáo cho rằng, Mỹ thiếu tiếp xúc với các ủy ban như Ủy ban an ninh quốc gia của Trung Quốc và các quan chức cấp cao chủ quản của họ, dễ sinh ra phán đoán nhầm đối với động cơ và ý đồ của Trung Quốc, kiến nghị các nhà lãnh đạo hai nước cần thiết lập một cơ chế tiếp xúc giữa các cơ quan này, Quốc hội và Ủy ban toàn quốc của hai đảng Cộng hòa và Dân chủ Mỹ cần thúc đẩy đối thoại và giao lưu đảng với Đảng Cộng sản Trung Quốc, thiết lập liên lạc với Ủy ban mới thành lập của Trung Quốc.
Năm 2014, Trung Quốc bố trí nhiều tàu chiến mới trên Biển Đông trong đó có tàu khu trục thế hệ mới Côn Minh số hiệu 172 Type 052D, 4 tàu hộ vệ tên lửa hạng nhẹ Type 056 (Yết Dương, Thanh Viễn, Lô Châu, Triều Châu)...
Về quan hệ quân sự, thực hiện cơ chế tránh xung đột vẫn là nhiệm vụ quan trọng. Tháng 11 năm 2014, Mỹ-Trung ký kết Quy tắc ứng xử an toàn khi gặp nhau trên biển, trên không giữa quân đội hai nước, bắt đầu từ gặp nhau trên biển, đã có cơ sở tốt, năm 2015 cần hoàn thành xây dựng Quy tắc ứng xử gặp nhau trên không. Trung Quốc cùng Mỹ và các quốc gia khu vực khác cần mở rộng đến cơ quan cảnh sát biển để giảm tính không xác định và rủi ro của sự cố.
Tại cuộc họp báo về báo cáo, người chủ trì viết báo cáo này, Phó giám đốc cấp cao CSIS Green vừa cho biết, Mỹ có ý kiến khác đối với việc Trung Quốc thiết lập cơ quan mới ở châu Á, nhưng Trung Quốc cuối cùng phải gia nhập vào trò chơi, vì vậy hai bên cần điều chỉnh để bảo đảm cho quy tắc của các tổ chức như Ngân hàng đầu tư hạ tầng cơ sở châu Á mới thành lập thống nhất với Ngân hàng Thế giới hiện có. Đồng thời, xử lý và duy trì ranh giới hành vi rõ ràng với Bắc Kinh một cách có kỹ năng.
Khi trả lời vấn đề làm thế nào để ứng xử với việc Trung Quốc không thách thức vị thế chủ đạo của Mỹ, Glaser cho rằng, điều quan trọng là nhà lãnh đạo Trung Quốc không chỉ nói Mỹ vẫn là siêu cường thế giới, mà còn nói Trung Quốc sẵn sàng hòa nhập vào hệ thống quốc tế hiện nay.
Glaser cho rằng, Ngân hàng đầu tư hạ tầng cơ sở châu Á chính là thách thức quan trọng đối với việc Trung Quốc phải chăng thực sự muốn tiếp nhận các quy tắc và luật lệ quốc tế.
Ngày 14 tháng 8 năm 2014, Hạm đội Nam Hải tập trận quy mô lớn đánh chiếm đảo đá (trong hình). Ngoài ra, trên Biển Đông, trong năm 2014, Trung Quốc cũng tổ chức tập trận liên hợp giữa Hải quân-Không quân-Pháo binh 2.
Theo Giáo Dục
"Tàu ngầm Type 096 có thể tấn công Mỹ từ bờ biển Trung Quốc" Đó là nhận định của tờ Lianhe Zaobao (trụ sở tại Singapore) khi nói về sự nguy hiểm của mẫu tàu ngầm hạt nhân thế hệ mới mà Trung Quốc đang phát triển. Tàu ngầm hạt nhân Type 094 của Trung Quốc Cụ thể, tờ Lianhe Zaobao nhận định, tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo thế hệ mới Type 096...