Hải quân Trung Quốc muốn áp đảo láng giềng, vươn xa phải dựa nhiều vào Nga
Trên con đường xây dựng hải quân tầm xa, Nga là đồng minh duy nhất của Trung Quốc. Hải quân Trung Quốc muốn 20 năm sau có thể áp đảo các nước láng giềng.
Trung Quốc bàn giao tàu hộ vệ Type 054A thứ 20 cho Hạm đội Bắc HảiTrực thăng săn ngầm Z-18F Trung Quốc đe dọa ưu thế tàu ngầm MỹHạm đội Nam Hải Trung Quốc chính thức biên chế tàu khu trục Trường Sa
Tờ “Thơi bao Hoan Câu” Trung Quốc ngày 25 tháng 8 đăng bài viết “Trung Quốc cần diễn tập liên hợp trên biển hơn Nga” của tác giả Evgeny. Bài viết cho rằng, tuần trước, hai nước Nga và Trung Quốc bắt đầu tiến hành diễn tập quân sự liên hợp hải quân ở Viễn Đông.
Hạm đội Hải quân Trung Quốc đến Vladivostok để tham gia diễn tập liên hợp với Hải quân Nga (nguồn mạng sina Trung Quốc)
Trên thực tế, Trung Quốc cần đến tổ chức các cuộc diễn tập như vậy hơn là Nga. Mặc dù Mỹ bày tỏ lo ngại đối với tăng trưởng sức mạnh của Hải quân Trung Quốc, nhưng Hải quân Trung Quốc vẫn tồn tại rất nhiều yếu kém, lệ thuộc vào Nga trên rất nhiều phương diện.
Trung Quốc đang ra sức xây dựng một lực lượng hải quân tầm xa, nhưng sức mạnh công nghệ rõ ràng không đủ. Trung Quốc hy vọng sở hữu 3 hạm đội hải quân có thể chiếm vị thế chủ đạo trong tranh chấp với các nước láng giềng ở khu vực “tranh chấp lãnh thổ” 20 năm sau.
Hiện nay, Hải quân Trung Quốc chỉ có thể tiến hành kiểm soát đối với biển gần. Cho nên, mục tiêu trên của Hải quân Trung Quốc vẫn là một triển vọng xa xôi.
Bước tiếp theo của Hải quân Trung Quốc là xây dựng được một lực lượng hải quân có thể rời khỏi biển gần, sau đó tiếp tục bàn tới xây dựng lực lượng hải quân biển xa có thể thực hiện nhiệm vụ chiến lược.
Hạm đội Hải quân Trung Quốc đến Vladivostok để tham gia diễn tập liên hợp với Hải quân Nga (nguồn mạng sina Trung Quốc)
Trên con đường xa xôi này, Nga là đồng minh duy nhất của Trung Quốc. Nga cung cấp những tàu chiến có thể thực hiện thắng lợi nhiệm vụ này cho Trung Quốc, đồng thời tiến hành huấn luyện cho các cán bộ Trung Quốc.
Sử dụng tàu tuần dương Varyag của Nga và tàu chiến có sức chiến đấu mạnh nhất của Hải quân Trung Quốc để tiến hành diễn tập ở khu vực Viễn Đông.
Phương hướng phát triển của Hải quân Trung Quốc khác với Nga, Trung Quốc phát triển dựa vào nguyên tắc số lượng, nhưng điều này không thể giải quyết được vấn đề lạc hậu của trang bị kỹ thuật.
Hạm đội Hải quân Trung Quốc đến Vladivostok để tham gia diễn tập liên hợp với Hải quân Nga (nguồn mạng sina Trung Quốc)
Mỹ lo ngại sự phát triển của Hải quân Trung Quốc chỉ là xuất phát từ nhu cầu bên trong, hoàn toàn không phải là đánh giá trên thực tế đối với sức chiến đấu của Hải quân Trung Quốc,
thậm chí Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản bị hạn chế về pháp lý cũng tiên tiến hơn Trung Quốc về công nghệ.
Video đang HOT
Hiện nay, không có sự ủng hộ của Hải quân Nga, Hải quân Trung Quốc không thể trở thành một trong những người chơi chiến lược biển của thế giới.
Hạm đội Thái Bình Dương Nga cũng cho rằng, Trung Quốc xây dựng hệ thống hải quân là một ý nghĩa táo bạo, bản thân Nga còn chưa được coi là một lực lượng hải quân tầm xa.
Hạm đội Hải quân Trung Quốc đến Vladivostok để tham gia diễn tập liên hợp với Hải quân Nga (nguồn mạng sina Trung Quốc)
Đông Bình (nguồn Thời báo Hoàn Cầu)
Theo giaoduc
Mỹ tích hợp tên lửa LRASM cho chiến đấu cơ F-18 đối phó Trung Quốc
Khi tích hợp siêu tên lửa chống hạm tầm xa LRASM lên chiến đấu cơ F/A-18 Super Hornet, mục tiêu chính của hải quân Mỹ là nhằm để đối phó với Hải quân Trung Quốc.
Tin tức từ tạp chí Flight Global cho hay Hải quân Mỹ đã bắt tay vào việc tích hợp loại tên lửa chống hạm tầm xa (LRASM) mới của công ty Lockheed Martin cho loại chiến đấu cơ F/A-18E/F Super Hornet và sẽ tiến hành bay thử nghiệm vào tháng 9 tới.
Theo tạp chí Flight Global thì trước đó LRASM đã được Không quân Mỹ tích hợp thành công lên loại máy bay ném bom chiến lược tầm xa Boeing B-1B và giờ đây họ tiếp tục tiết lộ hình ảnh tích hợp loại vũ khí tối tân này lên một điểm treo chịu tải trọng bên cánh của một chiến đấu cơ Super Hornet tại căn cứ không quân hải quân Patuxent River ở Maryland .
Hải quân Mỹ đã bắt tay vào việc tích hợp loại tên lửa chống hạm tầm xa (LRASM) mới của công ty Lockheed Martin cho loại chiến đấu cơ F/A-18E/F Super Hornet
Hình ảnh Không quân Hải quân Mỹ nạp và kiểm tra khớp treo tên lửa LRASM lên máy bay Super Hornet đánh dấu một bước tiến mới trong chương trình triển khai loại vũ khí này trên các nền tảng máy bay khác nhau nhằm đáp ứng các yêu cầu cấp thiết về tên lửa chống hạm tầm xa trên khu vực Thái Bình Dương mà đối thủ họ nhắm đến chính là Hải quân Trung Quốc.
Hải quân Mỹ cho biết, cùng với LRASM họ cũng sẽ triển khai thêm loại tên lửa không - đối - đất/biển tầm xa (JASSM-ER) lên máy bay ném bom B-1B và tiêm kích hạm F/A-18 vào năm 2019.
"Tên lửa này sẽ giúp chúng tôi khắc phục được các mối đe dọa ngày càng lớn từ mặt biển và cung cấp cho các chiến đấu cơ khả năng cần thiết để có thể tham chiến với các mục tiêu mặt nước từ cự li rất xa", quản lý chương trình vũ khí tấn công độ chính xác cao của Hải quân Mỹ, Đại tá Jaime Engdahl nói.
Super Hornet có khả năng sẽ thực hiện chuyến bay đầu tiên với tên lửa LRASM trên bầu trời Patuxent River và căn cứ thử nghiệm vũ khí không quân hải quân China Lake nằm trong sa mạc Mojave bang California.
Công ty Lockheed Martin dự kiến sẽ ký kết hợp đồng đầu tiên để sản xuất loạt tên lửa LRASM vào năm 2017 và vừa qua họ cũng đã mở rộng nhà máy sản xuất tên lửa ở Troy, Alabama nhằm đáp ứng yêu cầu sản xuất số lượng lớn.
Tên lửa LRASM được trang bị đầu đạn nặng 453 kg đủ sức nhấn chìm bất kỳ chiến hạm mặt nước nào. Với tầm bắn 370km, LRASM có thể tấn công chính xác các mục tiêu tàu nổi trên mặt biển khi mà máy bay như F/A-18 hay B-1B vẫn ở ngoài tầm phòng không của đối phương.
Đây sẽ là một trong những loại vũ khí chủ lực của Không quân Hải quân Mỹ khi đối đầu với các hạm đội hải quân đang ngày càng lớn mạnh của Trung Quốc trên biển Thái Bình Dương.
JASSM-ER có chiều dài 4 mét, nặng khoảng 1 tấn, đầu đạn có khả năng xuyên phá các công sự kiên cố.
Tên lửa này có độ chính xác cao nhờ vào hệ thống dẫn đường bằng quán tính, GPS và đầu dò hồng ngoại tinh vi, cho phép Không quân Mỹ tấn công nhiều mục tiêu khác nhau như các trạm radar, các hệ thống phòng không mà không cần phải tiến vào khu vực nguy hiểm.
Những năm gần đây, Mỹ triển khai nhiều bước đi quyết liệt hơn nhằm tăng năng lực hệ thống tên lửa chống hạm, giành vị thế áp đảo so với sức mạnh đang lên của Trung Quốc.
Bắt đầu từ năm 2017, hải quân Mỹ sẽ thực hiện giai đoạn hai của chương trình Gia tăng Sức mạnh Tấn công Mục tiêu nổi (OASuW II) nhằm triển khai một loại tên lửa chống hạm mới, tiên tiến hơn, thay thế cho tên lửa Boeing RGM-84 Harpoon hiện có, theo National Interest.
Phát biểu tại tọa đàm tổ chức ở Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế Washington , Phó đô đốc Joseph Aucoin cho biết chương trình OASuW II sẽ thử nghiệm so sánh tên lửa chống hạm tầm xa (LRASM) với loại tên lửa Tomahawk Block IV mới.
"Điều tôi muốn thấy là qua thử nghiệm hỏa lực hải quân Mỹ cần có, yêu cầu kỹ thuật sẽ được đưa vào loại tên lửa Tomahawk Block IV mới, sau đó so sánh nó với hỏa lực của tên lửa chống hạm tầm xa LRASM đã có ở chương trình OASuW giai đoạn một.
Hai mẫu tên lửa này sẽ được đánh giá để tìm ra vũ khí tấn công thế hệ mới", ông Aucoin phát biểu trước báo giới.
Mục đích cao nhất của chương trình OASuW là nhằm nới rộng hơn nữa khoảng cách về tên lửa chống hạm giữa Mỹ và đối thủ tiềm tàng Trung Quốc.
Thanh Ngọc
Ads "Mổ xẻ" bài thuốc nam chữa khỏi bệnh tiểu đường cho hàng nghìn người
Theo_Người Đưa Tin
Chuẩn bị chiến tranh, Triều Tiên điều động gần hết hạm đội tàu ngầm (Tình hình bán đảo Triều Tiên mới nhất) - "70% hạm đội tàu ngầm của Bắc Triều Tiên đã rời căn cứ, địa điểm của chúng không được xác nhận". Tàu ngầm của Hải quân Bắc Triều Tiên (ảnh minh hoạ) Trang RT của Nga hôm 23/8/2015 vừa qua dẫn nguồn tin từ một quan chức quân sự Hàn Quốc cho biết quân...