Hải quân Trung Quốc dùng tàu sân bay Liêu Ninh để làm gì?
Liêu Ninh-tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc, có thể giữ một vai trò đặc biệt quan trọng trong Hạm đội của quốc gia này, thay vì một tàu chiến thông thường.
Tàu sân bay Liêu Ninh.
Tiến sỹ Lin Ying-yu, đến từ Học viện quan hệ quốc tế và nghiên cứu chiến lược, đại học Tam Kang (Trung Quốc), đã nhận định: tàu Liêu Ninh có tiềm năng trở thành một tàu chỉ huy trong hạm đội Trung Quốc nhờ những ưu điểm của nó.
Từ khi thành lập vào năm 1949 đến nay, Hải quân Trung Quốc bộc lộ 2 điểm yếu là phòng không và chống ngầm. Liêu Ninh là chiếc tàu đầu tiên được thiết kế không nhằm mục đích tấn công đường không bằng chiến đấu cơ trên hạm J-15, mà chủ yếu để tăng cường sức mạnh cho 2 khu vực còn yếu là phòng không và chống ngầm.
Với một hệ thống chỉ huy, điều khiển, liên lạc, máy tính, trinh sát, tàu Liêu Ninh đáp ứng tốt yêu cầu của một tàu chỉ huy. Nó có khả năng kết nối hệ thống phòng không của mình với các tàu chiến nổi khác, tác chiến quanh mình. Tiêm kích J-15 trên tàu sẽ giúp bảo vệ đường không cho các trực thăng săn ngầm cất cánh từ boong tàu Liêu Ninh.
Ngoài ra, tiêm kích J-15 của tàu Liêu Ninh có thể bắn rơi máy bay chống ngầm P-3C của đối phương.
Video đang HOT
Trong tương lai, hệ thống điện tử trên tàu Liêu Ninh có thể được dùng như một hệ thống hướng dẫn và ra lệnh cho những thiết bị bay không người lái khi tác chiến.
Tàu sân bay Liêu Ninh được biên chế vào Hải quân Trung Quốc vào ngày 25.9 năm ngoái. Giới chức quân sự Trung Quốc kỳ vọng con tàu này sẽ “tăng cường năng lực chiến đấu toàn diện của hải quân”.
Theo Dân Việt
TQ mua hàng loạt máy bay 'đồ cổ' của Nga làm gì?
Ngày 17/6, công ty xuất khẩu quốc doanh "Rosoboronexport" của Nga cho biết, nước này sẽ cung cấp cho Không quân Trung Quốc 10 chiếc máy bay vận tải quân sự chiến lược thế hệ cũ Ilyushin -76MD.
Trong cuộc phỏng vấn với Hãng thông tấn Interfax, ông Sergei Kornev, giám đốc phòng thiết bị hàng không của Rosoboronexport, cho biết, thỏa thuận này đã được lên kế hoạch từ năm 2011 khi Nga ký một hợp đồng với Trung Quốc cung cấp 10 chiếc máy bay vận tải quân sự Il-76MD trong giai đoạn 2013- 2015 "từ biên chế có sẵn của không quân Nga".
Ngoài ra, theo các điều khoản của hợp đồng, công ty xuất khẩu vũ khí của Nga sẽ sửa chữa một số máy bay vận tải quân sự cũ do Ilyushin thiết kế trong biên chế của Không quân Trung Quốc.
"Đồ cổ" máy bay Il-76MD Trung Quốc mua lại của Nga
Những chiếc Il-76 của Nga chủ yếu được sản xuất từ những thập niên 60, 70 của thế kỷ trước, kể cả những phiên bản nâng cấp sau đó cũng vẫn dựa trên nền tảng công nghệ đã cũ, hiện được xem là lỗi thời so với các tiêu chuẩn về an toàn và tiếng ồn nên 20 năm nay Nga đã không sản xuất bất cứ một chiếc máy bay mới nào.
Hiện Nga đang phát triển phiên bản nâng cấp mới nhất của nó là Ilyushin Il-476, để dần dần cho nghỉ hưu hết các máy bay IL-76 thế hệ cũ, chiếc đầu tiên sẽ được nhận vào năm 2014. Il-476 (hay còn gọi là Il-76-MD-90A) là phiên bản hiện đại hóa của chiếc Il-76, với hệ thống kiểm soát bay kỹ thuật số, động cơ PS-90A-76 và hệ thống điện tử mới, cũng như được cải tiến kỹ thuật độn cơ để tiết kiệm nhiên liệu.
Trung Quốc đưa ra lý do cần bổ xung thêm lực lượng máy bay vận tải để đối phó với những thảm họa thiên nhiên, tiêu biểu như trận động đất vừa qua tại Tứ Xuyên hồi cuối tháng 4 vừa qua. Tuy nhiên, động cơ sâu xa của hành động này từ phía Trung Quốc vẫn chưa có thể lý giải rõ ràng.
Máy bay vận tải cỡ trung bình Y-8 của Trung Quốc được nhái lại từ máy bay AN-12 của Nga
Trước đó, tàu sân bay đầu tiên trong biên chế quân đội Trung Quốc - Liêu Ninh có tiền thân là con tàu Varyag được Liên Xô đóng và trang bị cho hải quân Liên Xô, sau đó thuộc biên chế của quân đội Ukraina.
Năm 1998, Trung Quốc mua lại "xác" của con tàu này, trang bị động cơ và vũ khí, đến năm 2011, Trung Quốc có tàu sân bay đầu tiên.
Quay trở lại với máy bay vận tải quân sự II-76MD mà Trung Quốc sắp mua của Nga. Trong biên chế quân đội Nga, II-76MD thuộc phân khúc máy bay quân sự cỡ lớn, tuy nhiên thuộc vào thế hệ cũ.
Và trước đây, Trung Quốc đã từng mua máy bay vận tải quân sự cỡ trung bình An-12 từ quốc gia này và "nhái" thành công thành máy bay Y-8 "made in China".
Hiện nay AN-12 không còn được sản xuất tại Nga hay Ukraina, nhưng Y-8 lại phát triển thành rất nhiều biến thể ở Trung Quốc.
Từ trước đến nay, Trung Quốc vẫn nổi danh là một quốc gia có khả năng copy công nghệ siêu đẳng.
Theo vietbao
Mỹ làm gì để ngăn chặn nguy cơ xung đột Biển Đông? Một quan chức cấp cao Mỹ bày tỏ mong muốn Trung Quốc và các nước ASEAN tiến hành sớm một cuộc đàm phán về Bộ Quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC) sau nhiều lần gây căng thẳng. Trung Quốc và ASEAN thúc đẩy thực hiện DOC Quyền trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách khu vực Đông Á, ông Joe Yun...