Hải quân Trung Quốc đừng mơ cướp địa vị bá chủ của Mỹ
Chuyên gia Nga cho rằng, dù cố gắng thế nào, hải quân Trung Quốc có mất thêm mấy chục năm nữa cũng không đuổi kịp thực lực của hải quân Mỹ.
Theo chuyên gia quân sự Vasily Kashin của Trung tâm phân tích chiến lược và công nghệ Nga, hải quân Trung Quốc hiện đã có khả năng “ngăn chặn” hải quân Mỹ trong phạm vi một khu vực nhất định, tại những thời điểm nhất định, nhưng vẫn còn kém hải quân Mỹ một khoảng cách rất xa.
Quan phân tích cơ cấu tổ chức, biên chế, thực lực vũ khí trang bị hiện có và tố chất con người, ông Kashin nhận định “dù có mất thêm vài chục năm nữa, hải quân Trung Quốc vẫn không thể đuổi kịp hải quân Mỹ nên không thể cạnh tranh địa vị bá chủ của Mỹ”.
Tại Hội nghị lần thứ 3, Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc lần thứ 12, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đã phát biểu: “Chúng ta là một cường quốc biển nên cần có quy hoạch chiến lược hải dương; đẩy mạnh phát triển kinh tế biển; giải quyết ổn thỏa những tranh chấp trên biển; giữ gìn môi trường sinh thái đại dương…”.
Ông Lý còn nhấn mạnh, Trung Quốc còn phải nâng cao trình độ khoa học kỹ thuật hải dương, tăng cường công tác quản lý tổng hợp hải dương, kiên quyết bảo vệ quyền lợi hải dương hợp pháp; tích cực mở rộng hợp tác hải dương song phương và đa phương để vươn tới mục đích là cường quốc biển hàng đầu.
Ông Kashin nhận định, hiện hải quân Trung Quốc đã có thể đối chọi với hải quân Mỹ trong vành đai của “Chuỗi đảo thứ nhất” và một phần của “Chuỗi đảo thứ hai” nhưng để tranh giành quyền bá chủ ở châu Á-Thái Bình Dương với Washington thì vài chục năm sau Bắc Kinh cũng không làm được.
Vị chuyên gia Nga còn nhận xét, tiềm lực khoa học kỹ thuật của của ngành công nghiệp đóng tàu (cả quân sự và dân sự) của Trung Quốc đang phát triển rất nhanh, hiện nước này đang nỗ lực phát triển một thế hệ trang bị tiên tiến để “làm mới” các hạm đội hải quân.
Video đang HOT
Hơn một thập kỷ qua, Trung Quốc đã nỗ lực nhập khẩu công nghệ hiện đại của các quốc gia phương Tây, đặc biệt là từ Nga, đồng thời dùng tình báo để “ăn cắp” kỹ thuật quân sự của các quốc gia tiên tiến để nâng cao trình động công nghệ quân sự nước mình.
Hiện nay, trình độ công nghệ hải quân của Trung Quốc đã được nâng lên tầm cỡ thế giới nhưng vẫn còn một khoảng cách rất xa với các quốc gia hàng đầu như Nga, Mỹ, Pháp…bởi Bắc Kinh không có nền tảng cơ bản, khả năng sao chép đã hạn chế những sáng tạo mới về công nghệ.
Hiện nay, Trung Quốc đang chế tạo hàng loạt loại tàu mặt nước mới như tàu khu trục Type 052C, Type 052D, tàu hộ vệ hạng nặng Type 054A, tàu hộ vệ hạng nhẹ Type 056; các loại tàu ngầm hạt nhân thuộc Type 093, 094, tàu ngầm thông thường Type 041…
Ngoài ra, Trung Quốc đang nỗ lực chế tạo hàng loạt loại tàu hỗ trợ bảo đảm tác chiến như tàu vận tải đổ bộ hạng nặng Type 071 (4 chiếc), tàu vận tải tổng hợp lớp Phúc Trì cùng hàng loạt tàu săn ngầm, tàu rà quét lôi, tàu trinh sát điện tử…, khiến số lượng tàu tác chiến và bảo đảm Trung Quốc tăng lên chóng mặt.
Tuy nhiên, vị chuyên gia Nga nhận định, các chiến hạm Trung Quốc hiện mới chỉ đứng hạng trung bình về công nghệ, chủ yếu thiết kế kiểu truyền thống, không có đột phá trong thiết kế và các tiêu chuẩn kỹ thuật, xét về khả năng tổng hợp vẫn còn thua xa Nga chứ đứng nói đến Mỹ.
Hiện nay, hải quân Hoa Kỳ đang và sẽ đứng số 1 thế giới trong ít nhất là nửa thế kỷ nữa. Hải quân nước này đứng đầu thế giới nhưng không phải do số lượng đông đảo nhất mà vấn đề cơ bản là họ luôn có những thiết kế và công nghệ vượt trội, đi trước thời đại, mà rất lâu sau vẫn không có nước nào theo kịp.
Ví dụ như siêu tàu sân bay lớp Nimitz, tàu đổ bộ tấn công lớp LHA-6 America, lớp Wasp; khu trục hạm lớp Airleigh Burker; tuần dương hạm lớp Ticonderoga; tàu ngầm hạt nhân chiến lược lớp Ohio; tàu ngầm hạt nhân tấn công lớp Virginia, lớp Los Angeles … đều xứng đáng đứng đầu thế giới.
Đặc biệt là Mỹ luôn đi đầu về những ý tưởng mới. Những thiết kế siêu tàu sân bay lớp Ford, siêu khu trục hạm DDG-1000 lớp Zumwalt, tàu tác chiến ven bờ lớp LCS-2 Independence… là sự độc nhất vô nhị trên thế giới, những công nghệ tiên phong trên hạm như pháo quỹ đạo điện từ, pháo laser…, các quốc gia khác còn lâu mới đuổi kịp.
Bởi vậy, dù công nghệ đóng tàu của Bắc Kinh có tiến bộ nhanh đến đâu, số lượng chiến hạm nhiều đến bao nhiêu thì trong vài chục năm nữa, hải quân Trung Quốc cũng không thể cạnh tranh được địa vị bá chủ, mà chỉ miễn cưỡng có thể cân bằng lực lượng với lực lượng hải quân Mỹ ở châu Á – Thái Bình Dương.
Theo Đất Việt
Trung Quốc tăng chi phí quân sự để chuẩn bị chiến tranh với ai?
Trung Quốc sẽ tăng 10% chi phí quốc phòng trong năm 2015, phát ngôn viên của Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc (quốc hội) Trung Quốc Phó Oánh thông báo hôm 4/3/2015.
"Đối với một quốc gia lớn như Trung Quốc, cần có chi phí quân sự lớn để công luận cảm thấy mình an toàn", bà Phó Oánh phát biểu ngay trước lễ khai mạc kỳ họp thứ ba quốc hội Trung Quốc.
Trung Quốc đã lên kế hoạch chi phí quốc phòng năm 2014 ở mức 802,2 tỷ tệ (hơn 130 tỷ USD), cao hơn 12,2% so với năm 2013. Còn nay, ngân sách quốc phòng của Bắc Kinh sẽ là 145 tỷ USD.
Các nhà phân tích cho rằng, Trung Quốc đang đầu tư vào các lĩnh vực công nghệ cao của công nghiệp quốc phòng như đóng tàu ngầm và chế tạo máy bay tàng hình, nên ngân sách quân sự thực tế cao hơn nhiều con số thông báo.
Chính sách tăng cường sức mạnh quân sự của Bắc Kinh khiến Tokyo rất lo lắng. Ngoài ra, người Nhật còn lo ngại khi tìm cách gây áp lực với các nhà lãnh đạo Vladimir Putin của Nga và Tập Cận Bình của Trung Quốc đang mạo hiểm kích động sự xuất hiện của một liên minh quân sự giữa Moskva và Bắc Kinh, hay ít ra là thúc đẩy sự hợp tác chặt chẽ giữa hai nước này. Tờ báo Nhật The Diplomat ngày 2/3 đã viết thư vậy.
"Nếu như Washington tiếp tục đi xa hơn nữa liên quan đến giá dầu, Ukraine và mở rộng NATO, và nếu như Mỹ làm thay đổi quá lớn cán cân sức mạnh ở khu vực Thái Bình Dương bất lợi cho Trung Quốc, thì Liên bang Nga và Trung Quốc có thể thực sự có những bước đi theo hướng một liên minh chính thức mặc dù là có thể không phải ở hình thức mà họ mong muốn", The Diplomat nhận định.
Tất cả những điều đó nói lên một việc: năm 2015, tình hình ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương sẽ gia tăng căng thẳng, và sự việc có thể đi đến một cuộc chạy đua vũ trang khu vực và các cuộc xung đột quân sự cục bộ.
Từ góc độ này, điều khá thú vị là dự báo của công ty phân tích tình báo tư nhân Mỹ Stratfor nêu trong báo cáo "Thế giới trong thập kỷ tới":
"Tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương sẽ khai triển một trò chơi tay ba. Nga, một thế lực đang suy yếu, sẽ dần mất khả năng bảo vệ các lợi ích trên biển của mình. Trung Quốc và Nhật Bản sẽ quan tâm đến việc giành lấy chúng. Chúng tôi dự đoán, cùng với sự teo tóp của Nga, cuộc xung đột này sẽ trở thành trận đấu chính của khu vực, và sự thù địch Trung-Nhật sẽ gia tăng", Stratfor dự báo.
Mối quan hệ tương hỗ trong tam giác Nga-Trung-Nhật sẽ ra sao, sự gia tăng căng thẳng dọc biên giới vùng Viễn Đông của Nga sẽ có những nguy cơ gì?
- Hiển nhiên là đối đấu Nhật-Trung sẽ chỉ có tăng, lãnh đạo Trung tâm Nghiên cứu Nhật Bản của Viện Viễn Đông, Viện Hàn lâm khoa học Nga Valery Kistanov tin tưởng. - Đang diễn ra cuộc đấu tranh giữa các cường quốc Viễn Đông chủ yếu là Trung Quốc và Nhật Bản để tranh giành khu vực ảnh hưởng, đỉnh cao kinh tế thống trị, khả năng tung sức mạnh quân sự trong khu vực. Cho đến nay, đấu thủ chủ yếu ở đây là Nhật Bản, nhưng hiện nay, Trung Quốc đang tiến lên hàng đầu.
Sự gia tăng căng thẳng khu vực được thể hiện ở sự gia tăng chi phí quân sự. Trước cả Trung Quốc, Nhật Bản đã thông qua ngân sách quân sự tài khóa mới (bắt đầu từ ngày 1/4) với con số kỷ lục - 4,98 ngàn tỷ yên (42 tỷ USD).
SP: Tokyo luận cứ các hành động của họ như thế nào?
- Nhật Bản từ lâu đã lưu hành thuyết mối đe dọa Trung Quốc. Nó nằm ở chỗ Bắc Kinh đang tăng cường sức mạnh, củng cố hải quân và tiến ngày một xa vào Thái Bình Dương. Tôi xin lưu ý: vào cuối năm 2013, Trung Quốc đã áp đặt vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) bao trùm quần đảo tranh chấp Senkaku và có những khu vực chồng lần lên ADIZ của Nhật.
Tôi cũng cho rằng, vào năm 2015, tranh chấp chủ quyền đối với Senkaku ở biển Hoa Đông sẽ leo thang nghiêm trọng. Nhật Bản coi các yêu sách của Trung Quốc là không có cơ sở, còn Trung Quốc thì cho rằng, Nhật Bản phải trả lại quần đảo cho họ. Senkaku quan trọng là vì từ đó có thể tính vùng đặc quyền kinh tế, trong đó tập trung cả các tài nguyên cá lẫn trữ lượng hydrocarbon.
Tất cả những bước đi đó đang dẫn tới việc tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương thực tế đang khai diễn một cuộc chạy đua vũ trang.
SP: Nước Mỹ đóng vai trò gì trong sự gia tăng căng thẳng này?
- Đáp trả sự bành trướng quân sự của Bắc Kinh, Tokyo đang củng cố liên minh quân sự với Washington. Giữa Nhật và Mỹ đã ký văn kiện "Các phương hướng chính hợp tác quân sự" vốn không được xem xét lại từ năm 1997. Hồi đó, "các phương hướng chính" đã được xem xét lại trong bối cảnh kết thúc chiến tranh lạnh và biến mất mối đe dọa Xô-viết. Hiện nay, "các phương hướng" lại bị xem xét lại và lý do chính là mối đe dọa quân sự Trung Quốc.
Còn bản thân Nhật Bản dưới sự lãnh đạo của Thủ tướng Shinzo Abe đang áp dụng chính sách hướng tới sử dụng đầy đủ hơn yếu tố quân sự trong chính sách đối ngoại. Chính sách này thể hiện khá rõ. Chẳng hạn, ông Abe cho rằng, Nhật Bản về nguyên tắc đến nay vẫn bị bó buộc bởi những hạn chế thời hậu chiến bị áp đặt sau khi Nhật thất trận trong Thế chiến II (cụ thể là hiến pháp hòa bình do Mỹ áp đặt). Theo ông Abe, nay đã đến lúc tự giải thoát khỏi những gò bó hậu chiến và biến Nhật thành một đất nước bình thường theo quan niệm của giới cầm quyền Nhật. Nói cách khác, thành một nước có một quân đội đích thực của riêng mình.
Ông Shinzo Abe đang thực thi nhất quán đường lối này. Ông đã trở thành thủ tướng từ năm 2006-2007 và hồi đó đã làm được việc là biến Cục Phòng vệ thành Bộ Quốc phòng. Nay ông đang muốn thực hiện bước tiếp theo.
Còn tiếp...
Theo Vietnam Defence
Tình hình vũ khí trang bị của quân đội Trung Quốc tính đến 2015 Trong năm 2014, chi phí quốc phòng của Trung Quốc đã tăng 12%, đạt 808,2 tỷ nhân dân tệ (132 tỷ USD). Quân đội Trung Quốc vẫn là quân đội đông quân nhất thế giới với 1,5 triệu người, còn số lượng quân dự bị là hơn 3,25 triệu người. Làm việc cho công nghiệp quốc phòng Trung Quốc gồm 24 xí nghiệp...