Hải quân Trung Quốc diễn tập thực binh thực đạn trên biển Hoa Đông
Dư luận đặc biệt quan tâm tới cuộc tập trận này và xem nó như một phản ứng từ phía Bắc Kinh sau khi Thủ tướng Nhật Bản Yoshihiko Noda tuyên bố hôm 7/7 vừa qua rằng chính quyền Nhật muốn mua lại đảo Senkaku
Tờ Nhân dân nhật báo Trung Quốc ngày 8/7 đưa tin, bắt đầu từ ngày 10/7 hạm đội Đông Hải của hải quân Trung Quốc sẽ triển khai hoạt động diễn tập bắn đạn thật trên biển Hoa Đông.
Biên đội tàu chiến Trung Quốc trên Thái Bình Dương (hình minh họa)
Cuộc diễn tập này kéo dài đến ngày 15/7 trong bối cảnh gia tăng căng thẳng xung quanh nhóm đảo Senkaku tranh chấp với Nhật Bản.
Theo tờ báo này, việc hải quân Trung Quốc tập trận bắn đạn thật trên biển Hoa Đông không phải điều gì mới mẻ.
Năm 2010 quân đội Trung Quốc đã triển khai diễn tập từ 30/6 đến 5/7 trên biển Hoa Đông và được xem như một động thái phản ứng lại cuộc tập trận chung Mỹ – Hàn trước đó trên biển Hoàng Hải.
Video đang HOT
Thông tin về cuộc diễn tập thực binh thực đạn lần này do hải quân Trung Quốc trực tiếp phát đi và dường như lập tức nhận được sự quan tâm chú ý đặc biệt của dư luận.
Hải quân Trung Quốc tiến hành khá nhiều cuộc tập trận bắn đạn thật trong nửa đầu năm 2012 khiến dư luận đặc biệt chú ý (hình minh họa)
Quy mô tập trận bắn đạn thật lần này của hải quân Trung Quốc lớn hơn cuộc tập trận trên biển Hoa Đông năm 2010 nhưng nó diễn ra ở một khoảng cách nhất định so với vùng biển đảo Senkaku đang có tranh chấp với Nhật Bản và biển Hoàng Hải.
Dư luận đặc biệt quan tâm tới cuộc tập trận này và xem nó như một phản ứng từ phía Bắc Kinh sau khi Thủ tướng Nhật Bản Yoshihiko Noda tuyên bố hôm 7/7 vừa qua muốn mua lại đảo Senkaku nhằm “quốc hữu hóa” nhóm đảo này để khẳng định chủ quyền.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc ông Lưu Vị Dân dường như lập tức lên tiếng phản ứng về thông tin trên khi cho rằng Senkaku là một bộ phận lãnh thổ của Trung Quốc không cho phép ai mua bán.
Đồng thời ông Dân cho hay Bắc Kinh sẽ áp dụng các biện pháp kiên quyết để bảo vệ chủ quyền mà họ tuyên bố trên biển Hoa Đông. Ngay sau đó là thông tin tập trận của hạm đội Đông Hải được đưa ra.
Theo GDVN
Bắc Kinh gây sức ép Bình Nhưỡng cải cách, mở cửa theo mô hình TQ
Bắc Kinh sẽ cắt giảm tối đa những khoản viện trợ không hoàn lại cho Bình Nhưỡng trong khi Bắc Triều Tiên vẫn đang ở cái ngưỡng không thể độc lập tồn tại nếu không có sự chi viện từ Trung Quốc,
20 quan chức phụ trách kinh tế - thương mại và các học giả Bắc Triều Tiên vừa đến Trung Quốc vào cuối tháng 6 vừa qua để học tập kinh nghiệm cải cách, mở cửa kinh tế của Trung Quốc. Bắc Kinh đang yêu cầu Bình Nhưỡng thực hiện mô hình cải cách mở cửa của Trung Quốc.
Ngày càng nhiều lao động Bắc Triều Tiên sang Trung Quốc làm việc
Thông tin trên được hãng truyền thông Yonhap và giới báo chí Hàn Quốc truyền đi mấy ngày qua. Giới phân tích Hàn Quốc nhận định rằng, sau khi nhà lãnh đạo Kim Jong-un lên cầm quyền, Bắc Kinh bắt đầu "định hướng" cho Bình Nhưỡng thực hiện cải cách mở cửa, chính sách của Trung Quốc đối với Bắc Triều Tiên bắt đầu thay đổi.Theo Yonhap, thành phần phái đoàn Triều Tiên đến học kinh nghiệm cải cách mở cửa của Trung Quốc là các nhà quản lý kinh tế và học giả thuộc các lĩnh vực kinh tế, hành chính, ngân hàng, hải quan. Họ sẽ lưu lại Thiên Tân 2 tháng học tập lý luận và đi thực tế.
Bắc Kinh cung cấp toàn bộ chi phí ăn ở, sinh hoạt và học tập của phái đoàn Bắc Triều Tiên, sau 1 tháng đầu tiên học lý luận cải cách mở cửa sẽ đến Thượng Hải, Thâm Quyến để quan sát thực tế học hỏi kinh nghiệm phát triển kinh tế của 2 địa phương này.
Tờ Chosun Ilbo xuất bản tại Hàn Quốc cho hay, Bắc Kinh nhận định nếu Bình Nhưỡng không cải cách mở cửa thì sẽ không có gì đảm bảo cho hòa bình và ổn định ở bán đảo Triều Tiên sau này. Do đó thông qua nhiều kênh, Trung Quốc đang thuyết phục Bắc Triều Tiên thay đổi tư duy, chiến lược phát triển.
Đây không phải lần đầu tiên Bắc Kinh kêu gọi, yêu cầu Bình Nhưỡng cải cách, mở cửa nền kinh tế, chỉ có điều chưa bao giờ Bình Nhưỡng chịu lắng nghe. Lần này, một mặt Bắc Kinh gia tăng áp lực, mặt khác lại cung cấp những hỗ trợ cụ thể.
Từ nay trở về sau, Bắc Kinh sẽ cắt giảm tối đa những khoản viện trợ không hoàn lại cho Bình Nhưỡng trong khi Bắc Triều Tiên vẫn đang ở cái ngưỡng không thể độc lập tồn tại nếu không có sự chi viện từ Trung Quốc, tờ Chosun Ilbo nhận xét.
Trong một động thái khác có liên quan, các cơ quan chức năng của Trung Quốc cho hay, đến cuối tháng 1 năm nay Bắc Triều Tiên đã phái hơn 1000 chuyên viên kỹ thuật sang Trung Quốc du học với mong muốn thay đổi diện mạo khó khăn của nền kinh tế.
Ngoài ra, Bắc Triều Tiên sẽ tiếp tục xuất khẩu sang Trung Quốc khoảng hơn 120 ngàn lao động và tập trung chủ yếu ở các tỉnh thành miền Đông Bắc Trung Quốc.
Theo GDVN
Bộ Quốc phòng TQ phản ứng về thông tin lữ đoàn tên lửa ở Quảng Đông Theo thông lệ, lữ đoàn tên lửa này trực thuộc Bộ tư lệnh binh chủng Pháo binh 2 và tên lửa, vũ khí trang bị của đơn vị này sẽ do binh chủng cung cấp. Gần đây báo giới Đài Loan đưa tin, quân đội Trung Quốc (PLA) đã thành lập một lữ đoàn tên lửa đạn đạo đặt tại thành phố Thiều...