Hải quân Singapore ngăn chặn cướp biển
Theo tờ The Straits Times ngày 2.9, hải quân Singapore vừa phối hợp với giới hữu trách Indonesia và Malaysia chặn đứng một vụ cướp tàu kéo tại khu vực eo biển Singapore.
Tàu RSS Resilence hộ tống tàu Permata 1 (giữa) tới vùng biển Singapore – Ảnh: CAN
Trong vụ việc xảy ra ngày 1.9, giới chức Singapore nhận được tín hiệu cầu cứu từ tàu kéo Permata 1 treo cờ Malaysia sau khi có nhiều kẻ khả nghi đột nhập lên tàu. Ngay lập tức, tàu tuần tra lớp Fearless mang tên RSS Resilence được triển khai đến khu vực.
Ngay khi nhìn thấy tàu chiến này, bọn cướp vội xuống tàu tẩu thoát về hướng vùng biển Indonesia nhưng vẫn kịp lấy theo một số hàng hóa. Phía Singapore lập tức thông báo với hải quân Indonesia và cảnh sát biển Malaysia phối hợp truy lùng. Kết quả là 3 tên cướp biển đã bị bắt và hàng hóa cũng được thu hồi. Tàu RSS Resilence sau đó hộ tống tàu Permata 1 đi qua vùng biển Singapore an toàn.
Trọng Kha
Video đang HOT
Theo Thanhnien
Malaysia, Indonesia lập đội phản ứng nhanh chống cướp biển
Malaysia và Indonesia đang triển khai những đội phản ứng nhanh để đối phó tình trạng cướp biển đang gia tăng ở vùng biển xung quanh 2 nước này và lân cận.
Malaysia và Indonesia lập đội ứng phó nhanh với cướp biển - Ảnh minh họa: AFP
Reuters ngày 26.8 cho biết đã có hơn 70 tàu hàng bị tấn công ở khu vực eo biển Singapore và Malacca, bờ tây của bán đảo Malaysia trong năm 2015, cao nhất tính từ năm 2008 đến nay, theo số liệu từ các tổ chức an ninh và chống cướp biển.
Số vụ cướp biển gia tăng đáng lo ngại đến mức Cơ quan thực thi hàng hải Malaysia, còn gọi là đội tuần duyên, phải huy động đội cứu hộ đặc biệt được trang bị trực thăng ở Johor Bharu (thị trấn thuộc bang Johor ở cực nam Malaysia), ông Zulkifili bin Abu Bakar, Giám đốc phụ trách vấn đề hàng hải của Cơ quan thực thi hàng hải Malaysia nói với Reuters.
Singapore, Indonesia và Malaysia đã hợp tác tuần tra trên biển ở khu vực eo biển Malacca và Biển Đông, nhưng hiệu quả chưa cao vì thiếu nguồn lực; trong khi điều kiện bờ biển, hải đảo ở khu vực này rất thuận lợi cho cướp biển hoạt động.
"Đối với Indonesia, việc thành lập đội phản ứng nhanh không phải là mới, nhưng trước đây chỉ tập trung vào hoạt động phối hợp, hợp tác tuần tra ở Malacca. Chúng tôi liên lạc với nhau và kết quả khá tốt", Zainuddin, người phát ngôn của Hải quân Indonesia cho biết.
Các chuyên gia an ninh và vận chuyển tàu biển ủng hộ việc lập đội phản ứng nhanh đối phó với cướp biển nhưng cho rằng cần phải năng động hơn trong việc ngăn chặn và khống chế loại tội phạm trên biển này.
Khu vực Đông Nam Á trở thành điểm nóng của cướp biển. Khu vực này ghi nhận xảy ra 84 trong số 106 vụ cướp biển trong 6 tháng đầu năm 2015, theo Cơ quan hàng hải Quốc tế. Vùng biển của Indonesia là nơi cướp biển hoạt động mạnh nhất, theo Reuters.
Khác với ở châu Phi, cướp biển được trang bị vũ khí hạng nặng khi tấn công tàu thuyền và bắt cóc thuyền viên, cướp biển ở eo biển Malacca và Singapore trang bị vũ khí nhẹ và đôi khi tay không cũng có thể khống chế tàu hàng.
Các chủ tàu cho biết giới chức các nước trong vùng Đông Nam Á ít huy động lực lượng trang bị vũ khí để đối phó với cướp biển, vì quy định nghiêm ngặt trong việc sử dụng vũ khí và mức độ bạo động thấp từ các vụ cướp biển.
Minh Quang
Theo Thanhnien
Thủ đoạn "ăn hàng" của cướp biển ở Đông Nam Á Vụ cướp tàu MT Orkim Harmony của Malaysia chở 6.000 tấn dầu RON 95 trị giá 21 triệu RM (hơn 5,6 triệu USD) hôm 11-6 vừa qua là ví dụ điển hình của dạng cướp "ăn hàng" mới đang có xu hướng phát triển ở khu vực Đông Nam Á, nhất là vùng eo biển Singapore và Malacca. Theo đó, các băng cướp...