Hải quân Philippines sẽ có 4 chiến hạm hàng đầu Đông Nam Á
Hải quân Philippines đang có kế hoạch mua sắm 2 tàu hộ vệ trên 2.000 tấn và trang bị tên lửa chống hạm, chống ngầm trên 2 tàu tuần tiễu lớp Hamilton mua lại của Mỹ để nâng cao khả năng tác chiến trên biển Đông.
Tạp chí quốc phòng Anh Jane’s Defenced Weekly cho biết, hải quân Philippines đang lên kế hoạch nâng cấp mạnh 2 tàu tuần tiễu thuộc lớp Hamilton mua lại của Mỹ, là PF-15BRP Del Pilar và PF-16 BRP Ramon Alcaraz. Dự kiến đầu năm tới hợp đồng mời thầu sẽ được triển khai, gồm các hạng mục nâng cấp các hệ thống dẫn đường, động lực, thông tin, giám sát và vũ khí.
Các tàu tuần tiễu lớp Hamilton có lượng giãn nước tới 3.250 tấn, dài 115m, rộng 13m. So với các tàu chiến trong khu vực Đông Nam Á, thì kích thước của chúng không hề thua kém nhưng hệ thống vũ khí thì không mạnh. Tàu chỉ được trang bị một pháo hạm Mk.75 76mm, 2 pháo Mk.38 cỡ 25mm và 2 hệ thống phóng mồi bẫy Mk.36, và không được trang bị tên lửa hay ngư lôi.
Jane’s cho biết, hải quân Philippines có tham vọng trang bị thêm một số hỏa lực mạnh, biến 2 tàu này thành các khinh hạm thực thụ, trọng điểm là trang bị các hệ thống tên lửa hạm đối hạm, hạm đối ngầm. Tuy nhiên, vấn đề thiếu kinh phí có thể là yếu tố cản trở việc gói nâng cấp này, được thực hiện toàn diện cùng một thời gian hay là nâng cấp dần dần theo từng đợt.
Tàu tuần tiễu lớp Hamilton mang tên PF-16 BRP Ramon Alcaraz của hải quân Philippines
Người phát ngôn của hải quân Philippines cho biết, kế hoạch nâng cấp này sẽ tăng cường rất mạnh khả năng bảo vệ và phòng thủ trong vùng đặc quyền kinh tế và các nguồn tài nguyên ở các khu vực biển xung quanh của hải quân nước này. Do vấn đề tranh chấp lãnh thổ trên biển Đông giữa Philippines và Trung Quốc đang ngày càng căng thẳng nên cục diện ở vùng biển này đang trở nên rất phức tạp.
Theo tin cho biết, kế hoạch nâng cấp này là một bộ phận trong mục tiêu xây dựng “năng lực chiến đấu tổng hợp của hạm đội lý tưởng” của hải quân Philippines. Năng lực chiến đấu tổng hợp này được cấu thành từ 4 yếu tố then chốt là khả năng tác chiến, khả năng đổ bộ, khả năng vận chuyển và khả năng chi viện. Trong đó, đại bộ phận các yếu tố này, hiện hải quân Philippines đều không có
Một bộ phận rất quan trọng trong kế hoạch nâng cao năng lực tác chiến của hải quân Philippines là họ sẽ mua sắm 2 tàu tàu hộ vệ có chiều dài trên 100m, lượng giãn nước trên 2000 tấn. Kế hoạch này đã được Philippines bắt đầu khởi động vào tháng 10 vừa qua.
Video đang HOT
Tàu tuần tiễu lớp Hamilton mang tên BRP Del Pilar (PF-15) của hải quân Philippines
Theo dự kiến, vòng đấu thầu thứ nhất sẽ kết thúc vào ngày 04-12 tới. Theo nguồn tin không chính thức cho biết, có 4 công ty đủ tư cách tham dự vòng đấu thầu thứ 2 là Nhà máy đóng tàu Navantia của Tây Ban Nha, Công ty đóng tàu STX của Hàn Quốc, Công ty đóng tàu và vận tải biển Daewoo (Daewoo Shipbuilding) và Công ty công nghiệp nặng Hyundai (Hyundai Heavy Industries).
Sau khi hoàn tất kế hoạch nâng cấp 2 tàu tuần tiễu lớp Hamilton và mua sắm 2 tàu hộ vệ mới, lực lượng hải quân Philippines tuy không thể có sự biến đổi mạnh về chất, nhưng với việc sở hữu 4 chiến hạm thực thụ, có lượng giãn nước hàng đầu Đông Nam Á và hệ thống vũ khí mạnh sẽ giúp cho người Philippines thêm tự tin trong bảo vệ chủ quyền biển đảo.
Theo ANTD
"Thần chết" MQ-9 Reaper hay siêu tiêm kích đã năng?
Gần đây, trên cổng thông tin của Bộ tư lệnh hải quân Mỹ đã xuất hiện chùm ảnh máy bay không người lái MQ-9 Reaper của Mỹ trang bị bom và các loại tên lửa, biểu thị khả năng tấn công đa dạng không kém gì máy bay chiến đấu có người lái.
MQ-9 Reaper là máy bay trinh sát-tấn công không người lái do General Atomics Aeronautical Systems (GA-ASI) nghiên cứu, chế tạo. Nó có chiều dài 11m, sải cảnh 20m, chiều cao 3,6m, trọng lượng không tải 2,2 tấn, trọng lượng cất cánh tối đa 4,7 tấn, tải trọng hữu ích 1,4 tấn. MQ-9 Reaper có thể bay theo đường bay được lập trình sẵn, nhưng vẫn có thể điều khiển xa với 2 nhân viên trực trung tâm điều khiển, 1 người là kỹ thuật viên hệ thống, 1 người chịu trách nhiệm điều khiển các thiết bị cảm biến.
Máy bay không người lái MQ-9 Reaper
MQ-9 Reaper có thể mang theo hơn 1,1 tấn vũ khí và gần 600kg thiết bị. Thiết kế cơ bản của nó có 7 giá treo vũ khí, nhưng giá treo giữa bụng hầu như không bao giờ sử dụng, còn lại nó thường bố trí 2 kiểu giá treo là 4 giá và 6 giá, chia đều 2 bên cánh, các giá treo lại phân làm các loại 4, 2 và 1 điểm treo vũ khí.
MQ-9 Reaper lắp đặt 4 giá treo vũ khí, trong đó có 2 giá treo vũ khí tổng hợp
Các loại vũ khí mà MQ-9 có thể mang theo bao gồm bom dẫn đường bằng laser GBU-12 Paveway II, tên lửa không đối đất AGM-114 Hellfire, bom JDAM (Joint Direct Attack Munition) GBU-38 và tên lửa không đối không phiên bản dành riêng cho máy bay không người lái AIM-92 Stinger. Tùy từng yêu cầu nhiệm vụ cụ thể mà MQ-9 Reaper sẽ mang theo một trong số các vũ khí đó.
Lắp đặt bom dẫn đường bằng laser GBU-12 Paveway II
Nó sử dụng động cơ phản lực cánh quạt Honeywell TP331-10, công suất 900Hp (671kW), lượng nhiên liệu mang tối đa 1,8 tấn, đảm bảo cho nó có phạm vi hành trình lên tới 5.926 km, thời gian bay tối đa 28 giờ (đầy tải là 14 giờ), vận tốc tối đa 480 km/h, tốc độ tuần tra 276-313 km. MQ-9 Reaper có trần bay 15 km, trần bay hoạt động hữu ích là 7,5 km. Nó được trang bị 1 radar AN/APY-8 Lynx II và hệ thống ngắm chuẩn đa quang phổ MTS-B.
Trung tâm điều khiển bay của MQ-9 Reaper
Các bức ảnh trên là của trung đội bảo trì 849 hàng không Hoa Kỳ đóng tại căn cứ không quân Holloman trong khi đang lắp đặt vũ khí cho siêu máy bay không người lái này. Trong ảnh, UAV trinh sát - tấn công không người lái MQ-9 Reaper lắp 4 giá treo vũ khí, trong đó có 2 giá treo vũ khí tổng hợp, mỗi giá treo được 2 loại vũ khí, tổng số bom, đạn mang theo là 6 quả.
MQ-9 Reaper trang bị 6 giá treo vũ khí
Để nâng cao khả năng tác chiến trên không cho MQ-9 Reaper, Tập đoàn GA-ASI đang phát triển một loại radar tối tân cho riêng MQ-9 dựa trên radar mạng pha điện tử chủ động (AESA), thường được sử dụng trên các máy bay chiến đấu có người lái hàng đầu thế giới, giúp nó tránh những va chạm đường không, tăng cường khả năng tìm kiếm mục tiêu mặt đất, phát hiện các mối đe dọa trên không hay thậm chí là lần tìm hệ thống gây nhiễu của đối phương.
MQ-9 Reaper lắp đặt 4 giá treo vũ khí bên trong, 2 giá bên ngoài bỏ trống
Tên lửa không đối không AIM-92 Stinger và radar AESA khiến "Tử thần" có thể đảm trách thêm nhiệm vụ tiêu diệt các UAV trinh sát của địch. Việc MQ-9 Reaper có thể mang theo tên lửa không đối không AIM-92 đã chứng tỏ, khả năng tác chiến của nó không giới hạn trong việc lập trình sẵn các mục tiêu cố định trên mặt đất, mà nó còn có khả năng không chiến như các máy bay có người lái, trước mắt là sẽ thông qua điều khiển xa.
Theo ANTD
Mon men ra xa bờ, Liêu Ninh rất dễ bị "hạ sát" Sáng 26-11, tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc đã khởi hành từ Thanh Đảo xuống khu vực biển Đông, đi theo làm nhiệm vụ hộ tống cho nó là 2 tàu hộ vệ và 2 tàu khu trục, mang theo một số máy bay trực thăng. Tuy nhiên, chừng đó vẫn là chưa đủ, Liêu Ninh rất dễ bị hạ vì...