Hải quân Nhật-Ấn tập trận thử “nhiệt” Trung Quốc
Ngày 14/1, Hải quân Nhật Bản và Ấn Độ đã tiến hành một cuộc tập trận quy mô lớn mang mật danh Sahayog-Kaijin 2014.
Tham gia cuộc tập trận lần này có tàu bảo vệ bờ biển Mizhuho và máy bay lên thẳng của Nhật Bản, tàu bảo vệ bờ biển Samrat, máy bay lên thẳng Chetak, máy bay Dornier của Ấn Độ, cùng lực lượng bảo vệ bờ biển hai nước.
Đô đốc Yuji Sato, Tư lệnh lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản và Phó đô đốc Anurag Thapliyal, Tổng chỉ huy lực lượng bảo vệ bờ biển Ấn Độ, đã có mặt trên tàu “Samrat” để chứng kiến cuộc tập trận, trong đó có hoạt động đổ bộ, luyện tập chống cướp biển, hoạt động cấp cứu và chữa cháy.
Video đang HOT
Cuộc tập trận chung giữa Hải quân thuộc Lực lượng phòng vệ Nhật Bản và Hải quân Ấn Độ được tổ chức thường niên kể từ năm 1999, tập trung vào cách thức chống cướp biển, các biện pháp kiểm soát ô nhiễm môi trường và những lĩnh vực chuyên môn mà hai bên cùng quan tâm.
Trước đó đúng 2 ngày, Nhật Bản đã tổ chức một cuộc tập trận quy mô lớn tái chiếm đảo. Cuộc tập trận này nhằm tăng cường khả năng bảo vệ và chiếm lại các hòn đảo xa xôi nhất trong bối cảnh tranh chấp biển đảo giữa Nhật với các quốc gia láng giềng đang ngày càng gia tăng. Tham gia cuộc tập trận này ngoài lữ đoàn nhảy dù số 1 tinh nhuệ còn có lực lượng phòng vệ trên không và trên biển của Lực lượng phòng vệ Nhật Bản.
Không chỉ tiến hành tập trận quy mô lớn, để củng cố thêm khả năng phản ứng trước những tình huống bất ngờ từ Trung Quốc, hồi cuối năm 2013 vừa qua, Chính phủ Nhật công bố sẽ thành lập lực lượng đổ bộ và triển khai máy bay không người lái ở khu vực tây nam để bảo vệ các đảo xa trước sự dòm ngó của Trung Quốc. (Trong ảnh: Nhật Bản tập trận chiếm đảo hôm 12/1)
Theo hãng tin Reuters, bản kế hoạch quốc phòng khẳng định Nhật sẽ “phản ứng bình tĩnh và cương quyết trước việc Trung Quốc tăng cường các hoạt động trên biển và trên không”. Theo đó, Tokyo sẽ lập một lực lượng quân sự đổ bộ, có thể chiến đấu cả trên biển và trên đất liền. Nhiệm vụ của lực lượng này là giành lại các đảo xa nếu các đảo này bị tấn công. Nhật cũng sẽ tăng cường số lượng phi đội máy bay chiến đấu (mỗi đội gồm 20 máy bay) đang được triển khai tại căn cứ Naha ở đảo Okinawa. Mục tiêu là đảm bảo sức mạnh trên không của Nhật tại khu vực này. (Trong ảnh: Nhật Bản tập trận chiếm đảo hôm 12/1)
Theo kế hoạch trên, Tokyo sẽ mua thêm nhiều máy bay tuần tra không người lái và thành lập một phi đội máy bay cảnh báo sớm E-2C ở căn cứ Naha. Các máy bay này sẽ tuần tra vùng biển xung quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư do Nhật kiểm soát và Trung Quốc cũng đòi chủ quyền. Hiện các máy bay này đang được triển khai ở căn cứ Misawa phía bắc Nhật. (Trong ảnh: Nhật Bản tập trận chiếm đảo hôm 12/1)
Và để khẳng định chủ quyền tại quần đảo Senkaku/Điếu Ngư và đảo Dokdo (do Seoul nắm quyền quản lý), hôm 13/1 báo chí Nhật Bản đồng loạt đưa tin, Nhật Bản sẽ đưa những quần đảo này vào chương trình sách giáo khoa. Động thái này của Nhật Bản khiến Trung Quốc và cả Hàn Quốc phản ứng gay gắt. (Trong ảnh: Nhật Bản tập trận chiếm đảo hôm 12/1)
Bộ Ngoại giao Hàn Quốc cho biết đã triệu tập một nhà ngoại giao Nhật Bản ở Seoul để làm rõ thông tin mà truyền thông Nhật Bản đăng tải. Một quan chức cấp cao của Hàn Quốc cảnh báo, nếu thông tin trên được xác nhận là chính xác, nó sẽ làm rạn nứt quan hệ giữa Seoul và Tokyo. (Trong ảnh: Nhật Bản tập trận chiếm đảo hôm 12/1)
Trong khi đó Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh cảnh báo: “Chúng tôi yêu cầu Nhật Bản xem nhẹ tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh liên quan đến quần đảo Điếu Ngư/Senkaku cũng như quyết tâm của chúng tôi để bảo vệ chủ quyền và lãnh thổ. Nếu Nhật Bản tiếp tục có các động thái khiêu khích hơn nữa về vấn đề Điếu Ngư/Senkaku, Trung Quốc chắc chắn sẽ phản ứng mạnh mẽ, quyết liệt. Và Nhật Bản sẽ phải chịu trách nhiệm cho mọi hậu quả phát sinh từ đó”. (Trong ảnh: Nhật Bản tập trận chiếm đảo hôm 12/1)
Những tuyên bố trên liên tiếp được đưa ra làm cho tình hình trên biển Hoa Đông càng thêm căng thẳng, đặc biệt sau khi 3 tàu tuần duyên của Trung Quốc xâm nhập vào vùng biển gần quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Theo đó, vụ việc diễn ra vào rạng sáng 12/1 (giờ địa phương). Đây cũng là lần đầu tiên, tàu Trung Quốc xuất hiện trong vùng này sau khi lệnh cấm đánh bắt cá phi lý ở Biển Đông của Bắc Kinh có hiệu lực vào ngày 1/1. (Trong ảnh: Nhật Bản tập trận chiếm đảo hôm 12/1)
Lệnh cấm này quy định tàu thuyền đánh cá nước ngoài phải xin phép Trung Quốc khi vào Biển Đông. “Xem toàn bộ khu vực này như thể lãnh hải của mình và đơn phương ban hành lệnh cấm đánh bắt cá không phải là điều mà quốc tế sẽ cho qua”, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản nhận định, đồng thời nói thêm rằng Trung Quốc “đang đe dọa trật tự quốc tế đang hiện hữu”. (Trong ảnh: Nhật Bản tập trận chiếm đảo hôm 12/1)
Theo Báo Đất Việt