Hải quân Nga tăng cường an ninh tại bán đảo Crimea
Bộ trưởng Quốc phòng Nga tuyên bố tăng cường và bổ sung thêm các biện pháp đảm bảo an ninh tại bán đảo Crimea trong bối cảnh bất ổn chính trị tạiUkraine ngày càng phức tạp.
“Chúng tôi đang theo dõi tình hình Ukaine và các khu vực xung quanh Hạm đội Biển Đen một cách chặt chẽ. Chúng tôi đã tăng cường các biện pháp để đảm bảo an ninh cho các căn cứ, cơ sở hạ tầng và các kho vũ khí của Hạm đội”, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu nhấn mạnh.
Dù ông Sergei Shoigu không nói rõ các biện pháp an ninh cụ thể trên là gì song một nguồn tin quân sự Nga cho biết, hôm qua, Hạm đội Biển Đen đã bất ngờ kiểm tra an ninh. Sau đó, các biện pháp tăng cường an ninh được triển khai với các xe bọc thép.
Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu.
Tuyên bố của Bộ trưởng Quốc phòng Shoigu được đưa ra trong bối cảnh truyền thông Nga và Ukraine trước đó đồng loạt đưa tin, Nga đã điều hàng nghìn quân tới bảo vệ bán đảo Crimea.
Theo thông tin của các phương tiện truyền thông, đội tàu chiến thuộc Hạm đội Biển Đen của Nga đã chở tới 11.000 quân có vũ trang tới đây. Cuối tuần trước, có tin một lữ đoàn lực lượng đặc biệt Spetsnaz của Nga đã được điều động đến Crimea và sẽ “đóng đô” ở đây cho tới khi Ukraine ổn định hoàn toàn. Ngoài ra, 2 xe quân sự được cho là của Nga chở đầy binh sĩ kèm vũ khí đã đến Yalta, miền đông Ukraine vào chiều 25/2.
Một sĩ quan Hải quân Nga đang đứng gác.
Video đang HOT
Tuy nhiên, theo nhận định của ông Gerhard Mangott, giáo sư chính trị học của Đại học Insbruk (Áo), chiến sự sẽ không xảy ra ở Crimea vì Moscow không muốn can thiệp quân sự vào Ukraine hủy hoại quan hệ của Nga, châu Âu và Mỹ.
Hiện nay Hạm đội Biển Đen của Nga duy trì cơ sở chính ở cảng Sevastopol và một số căn cứ hải quân phụ trợ xung quanh bán đảo Crimea. Nga đã ký hợp đồng thuê các căn cứ hải quân trên bán đảo Crimea với chính quyền Tổng thống vừa bị lật đổ Viktor Yanukovych cho đến năm 2042. Bán đảo Crimea trước năm 1954 thuộc Nga nhưng sau đó lãnh đạo Liên Xô Nikita Khrushchev, một người gốc Ukraine đã chuyển giao lãnh thổ này cho Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô viết Ukraine.
Trong khi đó, cùng ngày, hãng thông tấn Interfax của Nga dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu cho biết, Tổng thống Putin đã ra lệnh đặt “các lực lượng thuộc Quân khu phía Tây (giáp Ukraine) trong tình trạng báo động” kể từ hôm qua (26/2). Đồng thời, Tổng thống Putin cũng ra lệnh tiến hành cuộc tập trận khẩn cấp nhằm kiểm tra khả năng sẵn sàng chiến đấu của các lực lượng vũ trang ở phía Tây. Theo đó, cuộc tập trận được tiến hành với hai giai đoạn, kết thúc vào ngày 3/3 và thậm chí có sự tham gia của một số lực lượng quân đội ở miền Trung Nga.
Theo Kiến thức
Lò lửa tiếp theo của khủng hoảng Ukraine
Bán đảo Crimea - do người Nga chiếm đa số và đang hưởng qui chế Cộng hoà tự trị - có thể trở thành lò lửa tiếp theo trong cuộc khủng hoảng đang diễn ra ở Ukraine.
Chạy trốn khỏi Kiev vào ngày 21/2, Tổng thống bị bãi nhiệm Viktor Yanukovich đã bay đến thành trì phía Đông Ukraine trước khi đến bán đảo Crimea ở cực Nam.
Báo chí Ukraine đồn đoán rằng ông Yanukovich đã chuẩn bị sẵn một chiếc du thuyền để chạy trốn bằng đường biển, rất có thể với sự giúp đỡ Hạm đội Biển Đen của Nga vốn có một căn cứ hải quân trên bán đảo chiến lược này.
Chức vụ tổng thống của Cộng hoà tự trị Crimea đã bị bãi bỏ và thay vào đó là một vị đại diện của Tổng thống Ukraine. Chính quyền địa phương được đặt dưới sự lãnh đạo của một vị thủ tướng do Quốc hội Ukraine bổ nhiệm.
Hàng nghìn người biểu tình ở Sevastopol đã yêu cầu Nga bảo vệ họ trước những phần tử "phát xít" ở Ukraine
Căng thẳng đã leo thang trên bán đảo Crimea trong những ngày gần đây, với việc những người ủng hộ Moscow đã tổ chức các cuộc biểu tình kêu gọi Nga để giúp bảo vệ lãnh thổ trước những phần tử "phát xít" đang lộng hành ở Ukraine.
Cuối tuần qua, một đám đông đã xé quốc kỳ Ukraine ở thị trấn Kerch, phía đông Crimea, và thay thế bằng quốc kỳ Nga.
Mới tuần trước, Chủ tịch Quốc hội Crimea, Volodymyr Konstantynov, cảnh báo không loại trừ việc tách Khu tự trị Crimea khỏi Ukraine, nếu tình hình trong nước xấu đi hơn nữa.
Có những lo ngại rằng cuộc khủng hoảng hiện nay có thể cung cấp điện Kremlin một "cơ hội hoàn hảo" để khẳng định chủ quyền đối với bán đảo Crimea , một vùng lãnh thổ mà nhiều người Nga tin rằng vốn là của họ.
Bán đảo Crimea đã bị lãnh đạo Liên Xô Nikita Khrushchev, một người gốc Ukraine, lấy của Nga chuyển giao cho Ukraine trong năm 1954.
Bán đảo Crimea đã bị lãnh đạo Liên Xô Nikita Khrushchev, một người gốc Ukraine, lấy của Nga chuyển giao cho Ukraine trong năm 1954. Trước khi Liên Xô ra đời, bán đảo Crimea vốn là "sân chơi của các Nga hoàng "vì khí hậu ấm áp và bãi biển tuyệt vời".
Trong những tháng gần đây,Tổng thống Nga Vladimir Putin đã khiến cho Kiev và phương Tây kinh ngạc, khi ông có vẻ như đặt câu hỏi về toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine.
Điện Kremlin có thể dựa vào tình cảm thân Nga ở Crimea và Hạm đội Biển Đen với trụ sở tại Sevastopol - "thành phố vinh quang" của người Nga kể từ sau Chiến tranh Crimea hồi thế kỷ 19.
L iên minh kỳ lạ
Chỉ có điều, không phải tất cả cư dân của Cộng hoà tự trị Crimea đều thân Nga. Mặc dù người Nga vẫn chiếm đa số (58,5%), người gốc Ukraine ( 24,4% ) và người Tatar (12,1%) cũng là những cộng đồng đông đảo. Hai cộng đồng này đã liên minh với nhau chống lại bất kỳ nỗ lực nào muốn tách Crimea ra khỏi lãnh thổ Ukraine.
Hai cộng đồng này có lý do riêng của họ để không tin tưởng Moscow.
Cộng đồng người Ukraine vốn có lòng trung thành tự nhiên với Kiev và hài lòng với sự phân chia lãnh thổ dưới thời Khrushchev.
Người Tatar đến từ Crimea tham gia biểu tình trên Quảng trường Độc lập ở Kiev
Trong khi đó, Cộng đồng Hồi giáo Tatar vẫn không thể nào quên nỗi kinh hoàng bị trục xuất hàng loạt dưới thời nhà lãnh đạo Stalin năm 1944, với lý do cộng đồng này đã hợp tác với Đức quốc xã trong Chiến tranh thế giới thứ II. Các nhà lãnh đạo dân tộc Tatar đã cảnh báo rằng họ sẽ chống lại bất kỳ nỗ lực nhằm tái sáp nhập Crimea vào Liên bang Nga.
Cuối cùng, Ukraine không phải là Georgia, nơi người Nga đã giành phần thắng trong cuộc chiến năm 2008, giúp Nam Ossetia và Abkhazia nằm ngoài tầm kiểm soát của Tbilisi. Chỉ có điều, Ukraine có diện tích lớn thứ hai ở Châu Âu với 47 triệu dân và quân đội khá mạnh, đặc biệt là lực lượng phòng không.
Theo Đời sống pháp luật
Nga tập trận rầm rộ với tàu chiến tối tân Nga và Italia đang tổ chức một cuộc tập trận hải quân ở Địa Trung Hải để tăng cường khả năng phối hợp tác chiến trong các chiến dịch chung, một người phát ngôn của Hạm đội Biển Đen hôm qua (5/11) cho hay. Tàu khu trục lớp Kashin của Nga - Smetlivy đã đến cảng Taranto của Italia hôm 4/11 để tham...