Hải quân Nga tăng cường 7 tiêm kích đa năng Su-30SM
Bộ Quốc phòng Nga vừa đặt mua thêm 7 máy bay chiến đấu Sukhoi Su-30SM nhằm trang bị cho lực lượng hải quân.
Tiêm kích đa năng Su-30SM
Hợp đồng này đã được Thứ trưởng bộ Quốc phòng Nga Yury Borisov và Chủ tịch Tập đoàn Irkut Oleg Demchenko ký kết vào ngày 5/9 vừa qua, trong khuôn khổ Triển lãm máy bay hải quân quốc tế lần thứ 10 “Gidroaviasalon-2014″ tổ chức tại thành phố Gelendzhik, bên bờ biển Đen.
Ông Borisov nói: “Các máy bay chiến đấu đa năng Su-30SM có khả năng tiêu diệt các mục tiêu trên không, trên biển và trên mặt đất sẽ tăng cường đáng kể sức mạnh của lực lượng không quân thuộc hải quân”.
Trước đó, Chính phủ Nga cho biết, sẽ chi số tiền 13 tỉ rúp (360 triệu USD) mua 7 máy bay kể trên (đơn giá khoảng 50 triệu USD/chiếc).
Su-30SM
Video đang HOT
Trong tháng 7/2014, Hải quân Nga cũng đã tiếp nhận 3 máy bay chiến đấu Su-30SM đầu tiên trong tổng số 5 chiếc đã được đặt mua vào cuối năm 2013.
Cũng tại Triển lãm “Gidroaviasalon-2014″, Tư lệnh hải quân NgaĐô đốc Viktor Chirkov cho biết, lực lượng không quân thuộc Hải quân Nga sẽ nhận thêm 10 máy bay chiến đấu trên tàu sân bay (tiêm kích hạm) MiG-29K, 1 máy bay vận tải An-140, và 1 thủy phi cơ Be-200 trước khi kết thúc năm 2014.
Tiêm kích hạm MiG-29K
Theo Đô đốc Chirkov, sau khi được trang bị thêm 10 máy bay MiG-29K, Hải quân Nga sẽ sở hữu một phi đội 14 máy bay loại này và sẽ tiếp nhận thêm 10 chiếc nữa trong năm 2015.
Ông Chirkov còn tiết lộ, Hải quân Nga dự kiến sẽ mua 6 thủy phi cơ Be-200. Trong đó, 3 chiếc sẽ được lập thành một biệt đội tìm kiếm và cứu hộ thuộc biên chế Hạm đội Thái Bình Dương, 3 chiếc còn lại sẽ được triển khai tại Yeysk.
Theo Petrotimes
Sát thủ diệt Guam DF-26C của Trung Quốc đã lộ diện?
Quân đội Trung Quốc không bao giờ chủ động công bố các hình ảnh về các loại vũ khí quan trọng của mình nhưng chúng lại xuất hiện rất nhiều trên mạng.
Mạng Wantchinatimes tại Đài Loan ngày 11/9/2014 dẫn tin từ trang Strategy Page đưa tin cho biết Trung Quốc đã vô tình để lộ hình ảnh tên lửa đạn đạo tầm trung DF-26C - loại vũ khí vốn mới được báo chí Trung Quốc tung hô là "sát thủ Guam" thời gian gần đây.
Tuy nhiên, việc Trung Quốc vô tình hay cố ý khoe tên lửa đạn đạo DF-26C với thế giới bên ngoài là điều khó kết luận bởi TQ không đơn giản lại "vô tình" đến như vậy đối với các loại vũ khí mật mang tầm quan trọng chiến lược của mình.
Hình ảnh được cho là tên lửa DF-26C của Trung Quốc
Mạng Strategy Page có trụ sở tại Washington cho rằng sở dĩ tên lửa DF-26C có biệt danh là "sát thủ Guam" bởi theo tuyên truyền của TQ, đây là loại vũ khí có thể được TQ sử dụng để tấn công các cơ sở, căn cứ quân sự của Mỹ trên đảo Guam ở Thái Bình Dương trong trường hợp xảy ra xung động quân sự.
Strategy Page là nơi chuyên theo dõi, đánh giá sự phát triển quân sự trên quy mô toàn cầu, đặc biệt là những cường quốc đang nổi và những khu vực có khả năng xảy ra xung đột.
Thông tin được Strategy Page đăng tải cho rằng tên lửa đạn đạo tầm trung DF-26C do Trung Quốc phát triển có tầm bắn khoảng 3.500 km.
DF-26C được cho là phiên bản tên lửa đạn đạo tấn công được phát triển dựa trên nền tảng tên lửa DF-21.
Đối với Mỹ, vũ khí này của Bắc Kinh là một mối đe dọa đối với sự an toàn của các cơ sở, căn cứ quân sự mà Washington bố trí trên đảo Guam ở Thái Bình Dương.
Trang thông tin của Mỹ bình luận mặc dù quân đội Trung Quốc có truyền thống giữ bí mật về các loại vũ khí của nước này nhưng nay thì khác, có thể Bắc Kinh muốn cố tình phô trương năng lực hoặc các vệ tinh của nước ngoài cũng chụp được chúng khi được triển khai ở các địa điểm nhất định.
Quân đội Mỹ hoàn toàn có khả năng giám sát các cuộc thử nghiệm tên lửa đạn đạo xuyên lục địa DF-41 của Trung Quốc - loại vũ khí có thể mang đầu đạn hạt nhân bằng các phương triện trinh sát như vệ tinh, máy bay cũng như các trạm radar, cảm biến lắp đặt trên các vùng biển.
Quân đội Trung Quốc không bao giờ chủ động công bố các hình ảnh về các loại vũ khí quan trọng của mình nhưng chúng lại xuất hiện rất nhiều trên các diễn đàn, trang mạng ở nước này.
Strategy Page nhận định rằng Trung Quốc được cho là sở hữu khoảng 400 đầu đạn hạt nhân, có một số hệ thống tên lửa đạn đạo có khả năng bắn tới lục địa Mỹ.
Theo Strategy Page, 2/3 số đầu đạn hạt nhân của Trung Quốc được thiết kế cho các tên lửa, chủ yếu là tên lửa đạn đạo DF-21 - sau này đang được thay thế bằng DF-26C.
Chính vì vậy mà theo dự đoạn, một khi xảy ra xung đột giữa Mỹ và Trung Quốc thì không thể loại trừ khả năng Bắc Kinh sẽ phát động tấn công hạt nhân nhằm vào Guam ở Tây Thái Bình Dương.
Theo Giáo Dục
Bộ ba vũ khí giúp Mỹ xuyên thủng hệ thống phòng không của đối phương Học thuyết chiến tranh tấn công phủ đầu bằng đường không của Mỹ và đồng minh luôn yêu cầu phải làm chủ bầu trời vùng chiến sự. Với sự ra đời của những hệ thống phòng không tầm xa hiệu quả đang trang bị trong quân đội nhiều nước, Mỹ đã phát triển một giải pháp kết hợp giữa tên lửa mồi bẫy,...