Hải quân Nga quay lại biển lớn bằng tàu Pháp?
Sự lớn mạnh hơn về kinh tế chính là cơ sở để Moscow tính tới chuyện tìm thời hoàng kim trên biển của mình…
Mới đây nhất trong buổi lễ công bố kế hoạch hiện đại hóa đội tàu đổ bộ của Nga, ông Dmitry Rogozin, người phụ trách ngành công nghiệp quốc phòng của Nga, cho biết chiếc tàu tấn công đổ bộ Mistal đầu tiên mang tên Vladivostok mà nước này mua của Pháp sẽ được hoàn thành và chuyển giao cho Nga theo đúng thời hạn vào tháng 10 năm nay.
Trong buổi lễ này đại diện quân đội Nga cũng úp mở kế hoạch mở rộng lực lượng hải quân của nước này có thể lớn gấp đôi trong vài chục năm tới. Đây được xem như một lời tuyên bố chính thức được Moscow phát đi tới thế giới nhằm đánh dấu sự quay trở lại biển của người Nga.
Hồi tháng 6-2011, Nga và Pháp đã ký kết một hợp đồng mua 2 chiếc tàu đổ bộ chở trực thăng lớp Mistral của Pháp. Chiếc đầu tiên đang được đóng tại Pháp và dự kiến sẽ chuyển giao cho Nga vào năm 2014, trong khi chiếc thứ 2 mang tên Sevastopol dự kiến sẽ được chuyển giao vào năm 2015.
Song song với việc tăng cường trang bị tàu thuyền từ bên ngoài, Nga cũng đang dự định đóng mới khoảng 6 đến 7 tàu đổ bộ cỡ lớn theo chương trình chết tạo tàu lớp 11.711 của mình.
Video đang HOT
Cùng với việc chế tạo và mua mới những chiến tàu đổ bộ, một kế hoạch lớn hơn cũng đã được đề ra. Theo đó, Nga đang có kế hoạch bắt đầu xây dựng một tàu sân bay mới. Không loại trừ việc trong chương trình mới nhà nước về phát triển vũ khí đến năm 2025 sẽ xuất hiện khoản mục tương ứng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Liên bang Nga Yuri Borisov tuyên bố. Theo ông, ngành công nghiệp của Nga đã sẵn sàng cho phát triển lớn tương tự.
Viện Nghiên cứu mang tên Viện sĩ Krylov ở St Petersburg – trung tâm hàng đầu về thiết kế phát triển tàu biển- đã giới thiệu ba phương án đóng tàu sân bay hiện đại của Nga với mức choán nước và cách bố trí khác nhau. Công trình xây dựng tàu sân bay hạng nặng đòi hỏi những chi phí rất lớn. Tuy nhiên, Mỹ và các nước khác đang tích cực phát triển xu hướng này. Ở Nga hiện nay chỉ có một tàu sân bay hạng nặng là “Đô đốc Kuznetsov”.
Chuyên gia quân sự Konstantin Sivkov cho rằng: “Nga cần phải có một hạm đội tàu sân bay hùng mạnh, dù chỉ là bởi vì Nga là một trung tâm sức mạnh địa chính trị Á-Âu. Nếu không có một hạm đội như vậy, Nga sẽ không có khả năng hỗ trợ bằng các biện pháp vũ lực quân sự cho chính sách đối ngoại của mình tại các khu vực xa xôi khác trên thế giới”.
Theo ông Konstantin Sivkov, khu vực hoạt động của tàu sân bay trong thời bình có thể là Đại Tây Dương, Địa Trung Hải, Ấn Độ Dương, khu vực Nam và Trung Thái Bình Dương.
Trong thời chiến, những khu vực tuần tra chính sẽ là vùng biển Barents, còn ở Thái Bình Dương là những vùng tiếp giáp với bán đảo Kamchatka. Các tàu sân bay ở đây sẽ phải đánh trả các cuộc không kích và đảm bảo hoạt động của các lực lượng tấn công tiêu diệt các nhóm hàng không mẫu hạm của đối phương.
Có thể khẳng định rằng, Moscow đang nỗ lực tìm lại ánh hào quang quá khứ của mình, và việc tái khẳng định sức mạnh biển chính là con đường ngắn nhất để đưa Nga sớm trở lại vị thế của một cường quốc có tầm ảnh hưởng toàn cầu thực sự.
Theo vietbao
Những hợp đồng vũ khí "khủng" Việt - Nga
Ngoài lợi ích về kinh tế, những chuyến công du của lãnh đạo Đảng, Nhà nước còn mang về nhiều hợp đồng vũ khí có giá trị to lớn cho quân đội Việt Nam.
Trong chuyến công du đến Nga tháng 12/2009, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cùng Thủ tướng Nga lúc đó Vladimir Putin đã chứng kiến lễ ký kết nhiều hợp đồng quan trọng, trong đó có hợp đồng mua 6 tàu ngầm Kilo 636MV.
Giá trị hợp đồng bao gồm 6 tàu ngầm, cơ sở hạ tầng cùng các thiết bị liên quan trị giá hơn 2 tỷ USD, đây là hợp đồng mua sắm vũ khí lớn nhất của Việt Nam kể từ sau năm 1975.
Hợp đồng mua sắm 6 tàu ngầm Kilo có dấu ấn đặc biệt của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Hợp đồng này là một cột mốc cực kỳ quan trọng trong quá xây dựng Hải quân Việt Nam tiến thẳng lên hiện đại hóa, đảm bảo chủ quyền quốc gia trước những biến động phức tạp trên Biển Đông.
Những chiếc Su-30MK2 hiện đại của Không quân Việt Nam có dấu ấn không nhỏ của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong những chuyến công du của ông đến Nga.
Cũng trong khuôn khổ chuyến thăm này, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng củng đã chứng kiến lễ ký thỏa thuận sơ bộ về mua 12 chiếc tiêm kích đa năng Su-30MK2 cùng vũ khí đi kèm trị giá hơn 1 tỷ USD. Hợp đồng chính thức của lô 12 chiếc Su-30MK2 đã được ký kết không lâu sau đó vào tháng 2/2010.
Trong năm 2012, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp tục có chuyến thăm Nga, các nhà lãnh đạo đôi bên đã đồng ý nâng mối quan hệ Việt - Nga lên mức đối tác chiến lược toàn diện. Việc nâng mức quan hệ Việt - Nga đã tạo nhiều điều kiện quan trọng trong việc mở rộng hợp tác kỹ thuật quân sự giữa 2 nước.
Dự án chuyển giao công nghệ sản xuất tên lửa chống hạm Kh-35 Uran tại Việt Nam ít nhiều có dấu ấn từ chuyến công du của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Không chỉ mang vũ khí Nga về cho đất nước sau những chuyến công du, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng còn tiến hành thương thảo để mua vũ khí từ các quốc gia phương Tây.
Trong khuôn khổ chuyến thăm Hà Lan tháng 9/2011, Thủ tướng đã tiến hành thương thảo với đối tác về việc mua 4 tàu hộ tống hiện đại lớp Sigma của nước này. Đặc biệt, Thủ tướng đã trực tiếp đến tham quan nhà máy đóng tàu của Damen, một tập đoàn công nghiệp tàu thủy khổng lồ của Hà Lan đang có các hoạt động hợp tác đóng tàu dân sự với Việt Nam.
Nếu thương vụ tàu hộ tống Sigma thành công, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp tục có dấu ấn quan trọng trong việc đa dạng hóa vũ khí trang bị cho hải quân nói riêng và quân đội Việt Nam nói chung.
Trước đây có thông tin tiết lộ, Việt Nam có thể mua 4 chiếc tàu hộ tống Sigma, trong đó 2 chiếc được đóng tại Hà Lan 2 chiếc còn lại được đóng tại Việt Nam theo giấy phép từ phía Damen. Hai nước đang tiến hành đàm phán về các vấn đề liên quan đến thương vụ này trước khi hợp đồng được ký kết. Mặc dù đơn giá của tàu hộ tốngSigma khá cao so với các tàu cùng loại của Nga nhưng bù lại tàu được trang bị những công nghệ tiên tiến hàng đầu thế giới hiện nay.
Nếu hợp đồng thành công, Việt Nam sẽ tiếp cận được công nghệ đóng tàu hải quân hiện đại của thế giới.
Một điều kiện khá thuận lợi cho Việt Nam là tập đoàn Damen và công ty Sông Thu (BQP) đã có rất nhiều dự án hợp tác đóng các tàu dân sự và bán quân sự như: Tàu cảnh sát biển, tàu cứu kéo đa năng, tàu lai dắt, đặc biệt gần đây nhất Công ty Sông Thu đã hạ thủy thành công tàu cảnh sát biển lớn nhất Việt Nam DN-2000 có sàn đáp cho máy bay trực thăng với bản vẽ thiết kế của Damen.
Ngày 12/5, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp tục có chuyến công du đến Nga và ông cũng đã đích thân đến thị sát tiến độ đóng mới các tàu ngầm Kilo cho Việt Nam mà ông đã ký kết trong chuyến thăm chính thức vào năm 2009.
Theo vietbao
Nhận diện "Nhóm 1%" của Trung Quốc Với một số người sự lớn mạnh của Trung Quốc chỉ đơn giản là tiền và rất nhiều tiền và với nhóm 1% giàu có nhất Trung Quốc thì đó là may mắn của họ. Khi kinh tế Trung Quốc cất cánh, hình ảnh quốc gia này bị những đường chân trời với cần trục và các tòa nhà có mặt tiền bằng...