Hải quân Nga phải từ bỏ tham vọng chế tạo robot tàu ngầm hạt nhân?
Nguồn tin giấu tên được trang Lenta.ru trích dẫn cho hay, tham vọng chế tạo tàu ngầm robot hạt nhân trong tương lai của Nga đang gặp rắc rối xuất phát từ vấn đề công nghệ.
Tàu ngầm của Hải quân Nga (ảnh minh hoạ, Sputnik).
Mạng Lenta.ru của Nga trích dẫn một nguồn tin từ ngành công nghiệp quốc phòng của nước này cho biết, chương trình chế tạo các tàu ngầm robot hạt nhân của Hải quân Nga có thể đang đứng trước nguy cơ phải huỷ bỏ.
Nguồn tin giấu tên được trang Lenta.ru trích dẫn cho hay, tham vọng chế tạo tàu ngầm robot hạt nhân trong tương lai của Nga đang gặp rắc rối xuất phát từ vấn đề công nghệ.
“Chúng ta đã mất 20 năm nghiên cứu, phát triển dựa trên nền tảng dự án tàu ngầm Lira (Dự án 705) trong thập niên 70 và 90. Dù dự án này khá hứa hẹn nhưng cuối cùng đã phải “xếp kệ” vì thiếu các ý tưởng về công nghệ để có thể áp dụng lên 1 loại tàu” – nguồn tin nói với Lenta.ru.
Video đang HOT
Theo nguồn tin chuyên gia này, Dự án tàu ngầm Lira (705) sẽ không bao giờ thực sự được hoàn thành bởi nền tảng công nghệ hiện nay không đủ.
Ngay cả khi số lượng thuỷ thủ bị cắt giảm xuống còn 32 người (với tàu ngầm thông thường là 70 người) thì cũng không thể đảm bảo an toàn tính mạng cho binh sỹ nếu có sự cố xảy ra.
Nguồn tin cho biết, yếu tố công nghệ hiện nay trong việc sản xuất tàu ngầm của Hải quân Nga không đủ để đáp ứng yêu cầu như vậy.
Mặc dù vậy, Dự án 705 cũng đã tạo ra một bước tiến nền tảng thực sự trong lĩnh vực chế tạo lò phản ứng lõi – kim loại – chất lỏng cũng như cấp độ tự động hoá và phát triển vỏ tàu bằng chất liệu titanium.
Theo thông tin được Lenta trích dẫn, việc chế tạo các tàu ngầm như vậy hiện không còn là ưu tiên của Nga bởi trong tương lai tàu ngầm robot cũng sẽ là ưu thế nhưng vẫn sẽ là các tàu ngầm có kích thước và sử dụng năng lượng thông thường.
Tàu ngầm robot trong tương lai có thể sẽ vẫn cần từ 50 đến 55 người hoặc có thể rút xuống tối đa còn từ 30 đến 40 thuỷ thủ.
Theo_Người Đưa Tin
Đột phá tình báo: Mỹ chế tạo thành công gián robot
Những chú bọ robot bé xíu rất có thể là bước đột phá trong việc thu thập thông tin tình báo trong thời gian sắp tới.
Các nhà nghiên cứu từ Berkeley đã tuyên bố chế tạo thành công gián robot, 1 loại robot nén với các cơ chế khớp nối (hay còn gọi tắt là CRAM). Nghiên cứu được tài trợ bởi Phòng thí nghiệm Quân đội về chương trình Công nghệ Tự động Siêu nhỏ (MAST).
Gián là một loài côn trùng có cấu tạo cơ thể kỳ diệu. Chúng có chiều cao trung bình khoảng 12,52mm. Nhưng khi phải tìm nới trú ẩn, gián hoàn toàn có thể ép bản thân xuống còn 3mm. Hơn thế nữa, hình dạng "bẹp dí" này cũng không làm chúng chậm lại khi chạy.
Lớp vỏ của gián robot có độ ma sát thấp, khiến chúng dễ dàng lườn lách qua mọi địa hình
Gián robot do các nhà nghiên cứu Berkeley tạo ra lớn cỡ lòng bàn tay, vẫn sở hữu khả năng "biến hình" độc đáo của loài gián. "Robot ,với lớp vỏ có độ ma sát thấp, có thể di chuyển trong không gian hẹp bằng cách nén cơ thể của nó xuống chỉ còn một nửa (54%; 75-35 mm)" - nhà nghiên cứu viết trong một bài báo khoa học.
"Chúng tôi đã có thể tạo ra robot tự động với kích cỡ nhỏ, dùng đi qua những không gian nhỏ hẹp. Chúng có trọng lượng chỉ 46g gồm cả pin và thiết bị điện tử." CRAM không phải là bước đột phá đầu tiên của quân đội về robot côn trùng.
Thử nghiệm điều khiển bọ cyborg
Ruồi robot, được tài trợ bởi Cơ quan Quản lý Dự án Nghiên cứu Cao cấp của Bộ quốc phòng Mỹ (DARPA), chỉ nặng 60mg và cao 3cm. Tuy nhiên, việc lái robot này vẫn còn là một vấn đề khó giải quyết. Ngoài ra, năm 2006 DARPA đã công bố một chương trình "phát triển công nghệ tạo ra cyborgs côn trùng." Các nhà nghiên cứu Hirotaka Sato, Michel Maharbiz và những người khác đã điều khiển một con bọ qua việc kích thích trực tiếp thần kinh và cơ bắp của nó.
Bích Huyền (theo DefenseOne)
Theo_PLO
Tham vọng của người Trung Quốc khi đóng tàu sân bay Hãng Sputnik dẫn lời phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Trung Quốc, Yang Yujun ngày 31/12 thừa nhận nước này đang đóng chiếc tàu sân bay nội địa đầu tiên. Trung Quốc thừa nhận một nửa Theo tuyên bố của Yang Yujun: "Tất cả mọi người đều biết đến tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc là Liêu Ninh. Các phòng ban...