Hải quân Nga nhận 40 tàu chiến trong năm 2014
Ngày 3-1, Phó Tư lệnh Hải quân Nga cho biết, lực lượng này dự kiến sẽ tiếp nhận 40 chiếc tàu chiến và tàu phục vụ mới trong năm 2014.
Theo Chuẩn Đô đốc Viktor Bursuk, ngoài các tàu nổi thuộc các lớp khác nhau, Hải quân Nga cũng sẽ tiếp nhận và biên chế hoạt động chiếc tàu ngầm năng lượng hạt nhân mang tên lửa đạn đạo lớp Borey thứ ba, Vladimir Monomakh, và một chiếc tàu ngầm điện-diesel lớp Varshavyanka.
Phó Tư lệnh Viktor Bursuk, người giám sát các chương trình mua sắm vũ khí cho hải quân, cho rằng, Nga sẽ tiếp tục sửa chữa và nâng cấp chiếc tàu tuần dương năng lượng hạt nhân mang tên lửa, Đô đốc Nakhimov, và 3 chiếc tàu ngầm tấn công năng lượng hạt nhân trong năm nay.
Tàu ngầm hạt nhân lớp Borey
Chiếc tàu tuần dương lớp Kirov này, còn được gọi là Kalinin cho đến năm 1992, đã được biên chế hoạt động từ năm 1989, nhưng lại bị bỏ không vào năm 1999. Kể từ đó, tàu ngầm được đưa vào cảng để nâng cấp tại nhà máy đóng tàu Sevmash ở thành phố phía bắc Severodvinsk của Nga trên Biển Trắng.
Video đang HOT
Tàu tuần dương Đô đốc Nakhimov dự kiến sẽ tái gia nhập hải quân Nga vào năm 2018 với hệ thống vũ khí hiện đại nhất cho lớp tàu này, nhà máy đóng tàu Sevmash cho biết vào hồi tháng 6 năm ngoái.
Ông Bursuk còn cho biết, các tàu phục vụ sẽ được biên chế hoạt động vào cuối năm 2014, trong đó có Igor Belousov, một tàu tìm kiếm và cứu nạn tiên tiến được thiết kế để tăng cường khả năng cứu nạn các tàu ngầm và tàu nổi gặp nạn của hải quân.
Theo ANTD
So kè sức mạnh tham chiến Trung-Ấn
Báo Ấn Độ ngày 12/12 dẫn tài liệu của Bộ Quốc phòng nước này cho hay, quân đội Ấn Độ đã bị quân đội Trung Quốc bỏ xa nhiều năm và sức mạnh chiến đấu của Trung Quốc-Ấn Độ đang ở tỷ lệ 3:1.
Ấn Độ đang hi vọng sẽ lấp được khoảng cách trên trong vòng 15 năm tới, bằng cách cải thiện khả năng chiến đấu với một loạt chiến đấu cơ tàng hình, tàu sân bay, tàu ngầm hạt nhân, tàu chiến mới cũng như các đội hình tấn công trên bộ mới.
Tài liệu mà tờ Hindustan Times có cơ hội tiếp cận dự đoán bức tranh trên sẽ thay đổi vào cuối giai đoạn Kế hoạch thứ 14 (2022-2027) của Ấn Độ, với Ấn Độ thu hẹp được khoảng cách trong sức mạnh chiến đấu với Trung Quốc xuống tỉ lệ chấp nhận được là 1,5:1.
Những thành tố quan trọng cấu thành nên sức mạnh chiến đấu gồm hỏa lực của quân đội, khả năng vận động, khả năng hậu cần, tiềm lực con người và sức bền vững. Đây là những nhân tố quyết định quan trọng tới kết quả của một cuộc chiến.
Chuyên gia về các vấn đề chiến lược, phó Đô đốc không quân Kapil Kak của Ấn Độ cho rằng "tỷ lệ tham chiến mong muốn" trên có thể đạt được.
Tài liệu cũng cho thấy các bước Ấn Độ tiến hành nhằm đối trọng với hoạt động củng cố quân sự của Trung Quốc. Theo Ấn Độ, việc thành lập 2 lữ đoàn mới năm 2010 ở đông bắc đã hạ thấp khả năng tham chiến của Trung Quốc xuống tỉ lệ "2,7:1".
"Ở trong một trận chiến trên bộ, một đội quân chỉ có thể tự vệ được trước một lực lượng tấn công khi có sức mạnh lớn gấp 3 lần sức mạnh của nó", Kapil Kak nhận định.
Vì vậy Ấn Độ hi vọng việc thành lập lữ đoàn tấn công trên núi mới, với 85.000 quân, nhằm bảo vệ Arunachal Pradesh, dự kiến sẽ giảm hơn nữa lợi thế quân sự của Trung Quốc và tỷ lệ chênh lệch giữa đôi bên đến cuối giai đoạn Kế hoạch thứ 13 (năm 2022) còn 2,1:1.
Tài liệu cho hay, lữ đoàn tấn công mới sẽ cho phép quân đội Ấn có đủ khả năng phản kháng lại ở khu vực tự trị Tây Tạng.
Song các chuyên gia cảnh báo Trung Quốc sẽ tăng cường sức mạnh cho quân đội, giữ vững khoảng cách với Ấn Độ. Ngân sách quốc phòng chính thức của Trung Quốc năm 2013-14 cao gần gấp 3 lần của Ấn Độ. Ngoài ra, con số chi tiêu thực sự, theo các chuyên gia, còn lớn hơn thế rất nhiều.
So sánh vũ khí Trung-Ấn:
Theo Dantri
Lục quân Nga nhận hàng trăm xe bọc thép BTR-82A Ngày 6-12, Bộ Quốc phòng Nga cho biết, lữ đoàn bộ binh cơ giới hạng nhẹ Samara thuộc Quân khu trung tâm của Nga đã tiếp nhận 31 chiếc xe bọc thép chở quân BTR-82A, theo khuôn khổ đơn đặt hàng quốc phòng của Nga năm 2013. Theo bộ quốc phòng nước này, trong 2 tháng tới, lữ đoàn bộ binh cơ giới...