Hải quân Nga – Mỹ bàn cách tránh va chạm bất ngờ
Hải quân Nga và Mỹ tuần này gặp nhau, lần đầu tiên kể từ khủng hoảng Ukraine bắt đầu, nhằm thảo luận về cách tránh xung đột bất ngờ trên biển hoặc trên không.
Tàu chiến Mỹ USS ở Biển Đen. Ảnh: MoscowTimes
Một phái đoàn của hải quân Nga, do phó Đô đốc Oleg Burtsev dẫn đầu, hôm 10/6 gặp một đoàn Mỹ do Chuẩn Đô đốc John Nowell tại trụ sở Hạm đội 6 của Mỹ ở Naples, Italy.
“Cuộc thảo luận diễn ra cởi mở, chân thành và trực tiếp… về cách chúng ta có thể hoạt động tốt hơn ở cùng một vùng biển và tránh sai lầm hay tính toán nhầm”, phó Đô đốc James Foggo, phó tư lệnh Lực lượng Hải quân Mỹ ở châu Âu, hôm qua nói mà không cho biết thêm thông tin cụ thể. “Tôi nghĩ cuộc đối thoại hiệu quả”.
Nga đang tăng cường kiểm tra khả năng phòng vệ của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), kể từ khi Moscow sáp nhập Crimea hồi năm ngoái, gây ra cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất trong quan hệ Đông – Tây sau Chiến tranh Lạnh. NATO phản ứng bằng cách tăng tuần tra và tập trận ở Đông Âu.
Tổ chức Mạng lưới Lãnh đạo châu Âu (The European Leadership Network) tháng 11 năm ngoái tính được gần 40 vụ việc nguy hiểm tiềm ẩn liên quan đến quân đội Nga và phương Tây vào giai đoạn trên, trong đó có những vụ suýt đâm nhau trên không và trên biển.
Hải quân hai nước Nga – Mỹ gặp nhau lần cuối vào tháng 11/2013. Họ từng ký một thoả thuận năm 1972 về hoạt động an toàn trên vùng biển quốc tế.
Trọng Giáp
Video đang HOT
Theo Reuters
Cảnh khốn khổ của người tị nạn Burundi
Hàng nghìn người tị nạn Burundi đang sống trong tình cảnh khốn cùng, khi chạy sang các nước láng giềng để tránh xung đột đẫm máu ở quê nhà.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo về khủng hoảng nhân đạo ở Tanzania khi hàng nghìn người tị nạn Burundi lũ lượt về nơi đây để tránh những cuộc xung đột ở quê nhà. Các chuyên gia y tế khuyến cáo áp dụng các biện pháp khẩn cấp ở tỉnh Kigoma giáp biên với Burundi, sau khi phát hiện các trường hợp mắc bệnh tiêu chảy cấp và bệnh tả trong cộng đồng người tị nạn Burundi. Các binh sĩ truy bắt những người biểu tình chống đối Tổng thống Pỉerre Nkurunziza ở ngoại ô Thủ đô Bujumbura (Burundi). Binh sĩ canh gác trên các đường phố ở thủ đô Burundi sau cuộc đảo chính bất thành. Những người tị nạn Burundi ngày đêm túc trực ở làng chài nhỏ Kagunga nằm ven bờ hồ Tanganyika (Tanzania) để chờ phà MV Liemba đưa họ tới một vùng an toàn ở miền nam. Hai em nhỏ người Burundi nằm ngủ gục trên tấm vải bạt ở sân vận động hồ Tanganyika, tỉnh Kigoma. Người phụ nữ giữ chiếc ô để che đi cái nắng gay gắt trong lúc ngồi chờ phà MV Liemba tới. Dân tị nạn Burundi đứng chờ phà. Những người tị nạn kiên nhẫn ngồi chờ ở sân vận động Hồ Tanganyika để xe đưa tới trại Nyarugusu. Điều kiện sống của người dân tị nạn Burundi trong các lều trại là vô cùng khốn khổ. Họ ngủ trên các tấm vải bạt và nấu nướng ngoài trời. Lỉnh kỉnh đồ đạc bên người, họ lần lượt lên con thuyền để tới thị trấn cảng Kigoma. Một em bé tị nạn Burundi đang được bác sĩ truyền thuốc ở căn lều y tế dã chiến được dựng ngay sân vận động Hồ Tanganyika.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo về khủng hoảng nhân đạo ở Tanzania khi hàng nghìn người tị nạn Burundi lũ lượt về nơi đây để tránh những cuộc xung đột ở quê nhà.
Các chuyên gia y tế khuyến cáo áp dụng các biện pháp khẩn cấp ở tỉnh Kigoma giáp biên với Burundi, sau khi phát hiện các trường hợp mắc bệnh tiêu chảy cấp và bệnh tả trong cộng đồng người tị nạn Burundi.
Các binh sĩ truy bắt những người biểu tình chống đối Tổng thống Pỉerre Nkurunziza ở ngoại ô Thủ đô Bujumbura (Burundi). Binh sĩ canh gác trên các đường phố ở thủ đô Burundi sau cuộc đảo chính bất thành.
Những người tị nạn Burundi ngày đêm túc trực ở làng chài nhỏ Kagunga nằm ven bờ hồ Tanganyika (Tanzania) để chờ phà MV Liemba đưa họ tới một vùng an toàn ở miền nam.
Hai em nhỏ người Burundi nằm ngủ gục trên tấm vải bạt ở sân vận động hồ Tanganyika, tỉnh Kigoma.
Người phụ nữ giữ chiếc ô để che đi cái nắng gay gắt trong lúc ngồi chờ phà MV Liemba tới.
Dân tị nạn Burundi đứng chờ phà.
Những người tị nạn kiên nhẫn ngồi chờ ở sân vận động Hồ Tanganyika để xe đưa tới trại Nyarugusu.
Điều kiện sống của người dân tị nạn Burundi trong các lều trại là vô cùng khốn khổ. Họ ngủ trên các tấm vải bạt và nấu nướng ngoài trời.
Lỉnh kỉnh đồ đạc bên người, họ lần lượt lên con thuyền để tới thị trấn cảng Kigoma.
Một em bé tị nạn Burundi đang được bác sĩ truyền thuốc ở căn lều y tế dã chiến được dựng ngay sân vận động Hồ Tanganyika.
Theo_Kiến Thức
Đã có phương án đối phó với giàn khoan Nam Hải 9 Tối qua 19.6, thiếu tướng Nguyễn Quang Đạm, Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam, cho hay theo thông tin mà Cục Hải sự Trung Quốc công bố thì giàn khoan mới mà nước này đang kéo ra biển Đông sẽ hạ đặt tại thềm lục địa của Trung Quốc. Tọa độ dự kiến hạ đặt giàn khoan này là 17 độ 14,1...