Hải quân Nga mua hai tàu tên lửa Molniya
Dù bị bỏ xó hơn 20 năm nhưng Hải quân Nga vẫn quyết định nâng cấp và đưa vào trang bị lại hai tàu tên lửa Molniya.
Văn phòng báo chí nhà máy đóng tàu Vympel của Nga cho hay, nhà máy đóng tàu ở miền trung nước Nga này đã bắt đầu việc sửa chữa và nâng cấp hai t àu tên lửa lớp Molniya Project 12418 cho Hải quân Nga.
Hai tàu tên lửa Molniya mới của Nga được sửa đổi từ các tàu Project 12421 trang bị tên lửa Moskit được khởi đóng ở nhà máy Vympel giai đoạn 1991-1992. Tuy nhiên, Nga đã không tìm ra được khách hàng nào, thế nên chúng nằm lại trong kho lưu trữ suốt mấy chục năm qua.
Cũng theo đại diện của Vympel, cả hai tàu tên lửa này đều đã được trang bị lại hệ thống dẫn đường và thiết bị liên lạc vô tuyến thế hệ mới của này, bên cạnh đó thiết kế cơ bản của tàu cũng thay đổi và cải tiến hơn trước.
Cục thiết kế hàng hải St. Petersburg là đơn vị chịu trách nhiệm chính cho quá trình nâng cấp hai tàu tên lửa lớp Molniya này.
Hình ảnh hai tàu tên lửa mà Hải quân Nga định nâng cấp tại bãi lưu trữ của Vympel.
Cũng theo văn phòng báo chí của Vympel, các tàu tên lửa lớp được nâng cấp mang số hiệu 01.301 sẽ được bàn giao cho Hải quân Nga trong năm 2018 và tàu còn lại mang số hiệu 01.302 là vào năm 2019.
Tàu tên lửa Molniya Project 12418 được thiết kế dành cho nhiệm vụ chống lại lực lượng tàu chiến của đối phương với khả năng tác chiến độc lập hoặc hoạt động theo biên đội.
Video đang HOT
Mỗi tàu Molniya có lượng giãn nước tối đa là 510 tấn, dài gần 57m và có tốc độ di chuyển lên đến 40 hải lý/giờ, tầm hoạt động của nó hơn 3.000km cùng dự trữ hành trình là 10 ngày.
Hệ thống vũ khí chính trên các tàu thuộc Project 12418 gồm hải pháo AK-176M 76mm, 16 tên lửa chống hạm Uran được đặt trên 4 cụm ống phóng, tổ hợp vũ khí đánh chặn tầm gầm AK-630M 30mm và 12 tên lửa phòng không Igla. Thủy thủ đoàn của tàu Project 12418 gồm 50 người.
Trà Khánh
Theo_Kiến Thức
Trực thăng Mi-28NM sở hữu tính năng độc nhất
Không chỉ được nâng cấp với thiết bị điện tử thế hệ mới, trực thăng Mi28NM còn có thể điều khiển UAV mà không cần đến sự can thiệp từ mặt đất.
Nâng cấp mới
Theo RIA Novosti ngày 29/3, Tập đoàn Helicopter Russia đang thử nghiệm phiên bản trực thăng tấn công Mi-28N Night Hunter với nhiều nâng cấp cực mạnh.
Nga bắt đầu phát triển Mi-28NM từ năm 2009. Theo các thông tin được công khai, khác biệt chính của Mi-28NM là việc được trang bị hệ thống hỗ trợ quan sát bằng quang-ảnh nhiệt và radar.
Ông Pavel Budagov, Giám đốc Nhà máy khí cụ quốc gia Ryazan - xí nghiệp chế tạo loại radar mới cho Mi-28NM tuyên bố với RIA Novosti rằng, vấn đề quan trọng nhất là trên trực thăng cải tiến sẽ có radar mới với máy tính hoạt động nhanh và hiệu quả gấp 10 lần thiết bị tiền nhiệm.
"Nhà máy khí cụ quốc gia Ryazan", nằm trong Tập đoàn Công nghệ vô tuyến điện tử (KRET), chuyên sản xuất các thiết bị điện tử phức tạp, hệ thống radar cho các máy bay quân sự, cha đẻ của các hệ thống tác chiến điện tử trên máy bay như Khibiny, Richag-AV...
Với những hệ thống thiết bị mới hiện đại, như radar mới, hệ thống định vị mới, tổ hợp trinh sát mới, hệ thống điều khiển mới, "Thợ săn đêm" Mi-28NM đã trở thành một cỗ máy chiến đấu thực sự không có đối thủ trong bất kỳ thời gian nào và trong mọi điều kiện thời tiết.
Với hàng loạt nâng cấp, trực thăng Mi-28NM có thể đánh chặn tên lửa.
So với mô hình radar trang bị trên Mi-28N trước đó, radar mới cho Mi-28NM được hoàn thiện đến mức độ hoàn hảo. Đặc biệt, tầm nhìn bao quát và hoạt động trên nhiều dải tần cho phép xác định chính xác tọa độ mục tiêu, các thông số vật cản và khả năng bám bắt, dẫn bắn số lượng lớn các mục tiêu.
Vị trí phần thu phát của radar vẫn được giữ nguyên ở phía trên cánh quạt chính của trực thăng. Nhờ cách bố trí này, tổ lái nhận được hình ảnh định vị khu vực trong khi đối phương không nhìn thấy trực thăng đang ẩn trong điều kiện địa hình.
Theo tiết lộ của ông Pavel Budagov, radar nâng cấp của MI-28NM thuộc thế hệ mới hoàn toàn. Sản phẩm có tính năng vượt trội các thiết bị radar nước ngoài hiện đang lắp trên trục cánh quạt chính, về đặc tính kỹ thuật, xứng đáng với vị trí dẫn đầu trong lĩnh vực này.
Tính năng độc nhất
Ngoài hệ thống đối kháng điện tử mới kể trên, Nga cũng giữ nguyên hệ thống tác chiến điện tử Richag-AV trên trực thăng Mi-28NM. Hiện các trực thăng Nga ở Syria đều được bảo vệ bởi hệ thống này.
Richag-AV được thiết kế để tránh radar, sonar hoặc các hệ thống phát hiện khác nhằm bảo vệ máy bay, trực thăng, máy bay không người lái, lực lượng bộ binh cũng như tàu chiến khỏi các tên lửa không đối không hoặc hệ thống phòng không trong phạm vi vài trăm km.
Richag-AV trang bị trên trực thăng Mi-28NM sử dụng anten mảng pha đa chùm với công nghệ DRFM, được thiết kế để chủ động gây nhiễu và làm mù các hệ thống radar, nhằm bảo vệ vật chủ khỏi các hệ thống vũ khí dẫn đường bằng sóng vô tuyến-điện tử.
Khi tác chiến, Richag-AV có khả năng vô hiệu hoá radar của mọi hệ thống vũ khí phòng không của đối phương. Ngoài công năng như một hệ thống phá sóng radar, Richag-AV có khả năng thu thập cả những dữ liệu tình báo, bao gồm việc tìm ra nguồn bức xạ điện từ bên ngoài.
Với cơ sở dữ liệu về nhiều loại thiết bị trinh sát và radar của kẻ địch được cài đặt sẵn, Richag-AV có thể nhanh chóng xác nhận loại mục tiêu và tìm cách vô hiệu hoá thiết bị dò tìm của nó một cách có hiệu quả.
Ngoài ra, trực thăng Mi-28NM đã thể hiện khả năng kết nối rất ấn tượng, sau khi được lắp đặt một hệ thống thiết bị điện tử mới, cho phép phi công trực thăng tấn công Mi-28NM có thể tương tác trực tiếp với các phương tiện bay không người lái để nhận thông tin trinh sát mục tiêu.
TASS dẫn lời ông Daniil Brenerman, Tổng giám đốc Cục thiết kế Ramenskoye cho biết, công ty ông và công ty công nghệ vô tuyến điện tử KRET đã cùng phát triển một hệ thống thông tin mới biến trực thăng Mi-28NM thành sát thủ siêu hạng, không có đối thủ.
Các nguyên mẫu thử nghiệm đầu tiên đã được chuyển giao cho khách hàng trước khi kết thúc năm 2015. Hệ thống thiết bị điện tử mới này khác hoàn toàn so với các hệ thống trước đó, với trọng lượng nhẹ hơn, nhỏ hơn và phù hợp với không gian bên trong buồng lái của Mi-28NM.
Thùy Dung
Theo_Báo Đất Việt
Thăm xưởng nâng cấp xe tăng T-72 của Ukraine Quân đội Ukraine đang tích cực nâng cấp các xe tăng T-72 theo chuẩn PT-91 của Ba Lan thay vì tự sáng tạo ra một chuẩn mới dù có đủ tiềm lực. Hôm 22/3, nhà máy sửa chữa xe tăng thiết giáp Lviv của Ukraine đã tổ chức cho các phóng viên tham quan xưởng của họ. Ở đây có một lượng lớn...