Hải quân Nga đang giành lại vị thế toàn cầu
Nga đang phát triển khả năng hàng hải của mình, báo hiệu ý định giành lại vị thế của một lực lượng toàn cầu như thời Liên Xô.
Trong bối cảnh NATO mở rộng ở Đông Âu và giám sát lợi ích chặt chẽ ở Trung Đông, Nga cũng đang tăng cường hiện diện quân sự ra ngoài bờ biển phía Đông của mình – trong khu vực Thái Bình Dương, nơi mà các lợi ích địa chính trị của Moscow và Bắc Kinh chồng chéo.
Các chuyên gia chỉ ra rằng, đối với Nga và Trung Quốc, chiến lược xoay chục sang châu Á – Thái Bình Dương tạo ra một thách thức nghiêm trọng. Đồng thời cả Moscow và Bắc Kinh đều có tranh chấp lãnh thổ với Tokyo. Với sự cân bằng quyền lực ở bán đảo Triều Tiên cũng được hai quyền lực toàn cầu xem xét như một sự đảm bảo cho ổn định trong khu vực.
Cho đến nay, Moscow đã nâng cấp và hiện đại hóa Hạm đội Thái Bình Dương và thực hiện các cuộc tập trận hải quân chung với Trung Quốc thường niên với Trung Quốc trong 5 năm qua. Ngoài ra, Hạm đội Thái Bình Dương Nga cũng đang tham gia vào các hoạt động chống cướp biển đa quốc gia phía ngoài bờ biển vùng đông bắc Phi và mở rộng các hoạt động ở Bắc Cực.
Video đang HOT
Các nhà phân tích quân sự chỉ ra rằng trong hai năm qua Hạm đội Thái Bình Dương đã nhận được các tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo mới lớp Borei và tàu đổ bộ lớp Dyugon. Hạm đội lớn thứ hai của Nga cũng sẽ nhận được tàu hộ tống đa năng lớp Steregushchy và tàu ngầm hạt nhân tấn công lớp Yasen như một phần của kế hoạch tái vũ trang 20 năm.
Một điều đáng nói là Nga hy vọng 8 tàu lớp Borei sẽ đi vào hoạt động năm 2020 trong khi tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa Vladimir Monomakh và Alexander Nevskiy sẽ tham gia lực lượng Hải quân Nga ở Viễn Đông vào năm nay.
Mỗi tàu ngầm lớp Borei có thể mang 16 tên lửa đạn đạo Bulava. Những quả tên lửa này được báo cáo là có khả năng xuyên thủng hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ. Nó làm cho Hạm đội Thái Bình Dương trở thành một lá chắn hữu hiệu của Nga ở Viễn Đông cũng như củng cố khả năng trả đũa của nước này.
Trong khi đó, trong năm 2014, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu đã công bố một kế hoạch đầy tham vọng về việc mở rộng sự hiện diện hải quân của Nga ở nước ngoài, thiết lập quyền truy cập của Nga tại các cảng nước ngoài.
Đáng chú ý, trong chuyến thăm mới đây nhất của ông tới Nam Mỹ vào tháng 2/2015, ông Shoigu đã ký một số thỏa thuận quan trọng về việc tăng cường hợp tác quân sự giữa Nga và Venezuela, Cuba, Nicaragua, trong đó gồm cả thỏa thuận cho phép tàu chiến Nga ra vào các cảng của những nước nói trên.
Theo các chuyên gia, các chuyến thăm của Hải quân Nga ra hải ngoại đã tăng lên đáng kể trong 3 năm qua, gồm các chuyến thăm đến các cảng của Việt Nam, Singapore và Seychelles.
Việc dần dần mở rộng của Hải quân Nga thể hiện ý định lấy lại vị thế toàn cầu của lực lượng này. Nó đánh dấu sự trở lại các vị trí địa chính trị cổ điển của Nga với sự hỗ trợ của quân đội mạnh mẽ.
Theo Người Đưa Tin
Nga-Trung Quốc tập trận chung tại Địa Trung Hải vào đầu năm 2015
Bắc Kinh đã xác nhận thông tin Hải quân Trung Quốc sẽ tham gia tập trận chung với Nga tại biển Địa Trung Hải vào đầu năm 2015, tờ báo nhà nước Trung Quốc, Global Times đưa tin.
Lời tuyên bố trên được đưa ra sau khi Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu có chuyến thăm Trung Quốc và Pakistan.
Nga đang xích lại gần hơn với Trung Quốc trong hợp tác quân sự
Nga đang tìm kiếm sự hỗ trợ từ các đối tác an ninh nhằm thành lập một khối đồng minh mới để chống lại sự ảnh hưởng của Mỹ từ vùng Viễn Đông đến châu Âu. Việc hợp tác với Nga cũng cho phép Trung Quốc cơ hội được trình diễn sức mạnh hải quân ở khu vực Địa Trung Hải, nơi được coi là vùng biển lâu đời của phương Tây trong hàng thập kỉ qua.
Cuộc tập trận hải quân Nga-Trung đã cho thấy rằng Mỹ không còn là nước duy nhất sở hữu lực lượng hải quân có khả năng gửi hạm đội của mình đến các vùng lãnh hải của những quốc gia khác trên thế giới. Hiện Trung Quốc và Nga đều tuyên bố đã sẵn sàng cho tập trận ngay vào đầu năm sau. Bằng việc bình thường hoá các bài tập trận hải quân ở nước ngoài, hợp tác quân sự Nga-Trung có thể ngày càng được cùng cố và phát triển.
Điều mà Nga quan ngại nhất hiện nay là Mỹ và các nước NATO khác sẽ gửi các lực lượng quân sự tới Ukraine. Nhằm đối đầu với sự ảnh hưởng và mở rộng của Mỹ cũng như NATO nói chung, Nga cần những sự hợp tác như với Trung Quốc để cho thấy rằng mình không thể bị cô lập hoàn toàn với thế giới. Nga cũng đã bày tỏ sự không hài lòng với Ấn Độ bằng việc cử ngay Bộ trưởng Quốc phòng Shoigu tới Pakistan, ngay sau khi New Delhi tuyên bố mua hàng loạt thiết bị quân sự từ những nước phương Tây.
Theo_An ninh thủ đô
Nga đề cao hợp tác quân sự với Trung Quốc Hợp tác quân sự giữa Nga và Trung Quốc đang trở nên quan trọng hơn trước tình hình ngày càng phức tạp của thế giới, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu phát biểu vào hôm 19-11. "Thật không may, tình hình ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, Bắc Mỹ và nhiều nơi khác trên thế giới đang trở nên...