Hải quân Mỹ-Trung tập trận chung trên Vịnh Aden
Vào hai ngày cuối tuần vừa qua, hải quân Mỹ và Trung Quốc đã có cuộc tập trận chung hiếm có, nhằm tăng cường khả năng cùng đối phó với cướp biển trên Vịnh Aden.
Binh sỹ Mỹ và Trung Quốc tham gia vào cuộc tập trận chống cướp biển chung trên tàu khu trục có tên lửa dẫn đường Harbin của Trung Quốc ngày 25/8.
Hải quân Mỹ – Trung trao đổi trong cuộc tập trận.
Đây cuộc tập trận chung đầu tiên của hai nước kể từ cuộc tập trận chung chống cướp biển chưa từng có tiền lệ vào năm ngoái ở ngoài khơi Somalia.
Cuộc tập trận là nhằm củng cố mối quan hệ quân sự giữa hai nước, sau cuộc gặp thượng đỉnh giữa Tổng thống Mỹ Obama và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại California hồi tháng 6 vừa qua.
Video đang HOT
Trung Quốc điều nhóm tàu gồm 1 tàu khu trục có tên lửa dẫn đường, 1 tàu tiếp tế và 2 tàu chiến, trong đó có một trực thăng, tham gia vào cuộc tập trận với Mỹ.
Phía Mỹ cũng điều tàu khu trục có tên lửa dẫn đường Mason tham gia vào cuộc tập trận.
Vũ Quý
Theo Xinhua
Mỹ "nhắc nhở" Trung Quốc "không áp bức" trong tranh chấp biển đảo
Trong chuyến thăm Lầu Năm Góc ngày hôm qua 19/8, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc cho rằng, mối quan hệ quân sự giữa Trung Quốc và Mỹ đã được cải thiện đáng kể nhưng Bắc Kinh vẫn cương quyết bảo vệ quyền lợi biển của mình.
Lãnh đạo quân sự Trung-Mỹ trong cuộc họp báo chung tại Lầu Năm Góc ngày 19/8.
Mỹ "nhắc nhở" Trung Quốc về tranh chấp biển đảo
Sau hơn 3 tiếng hội đàm tại Lầu Năm Góc, mặc dù Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc ông Thường Vạn Toàn và người đồng cấp Mỹ Chuck Hagel có thái độ khá lạc quan, nhưng Bộ trưởng Trung Quốc nói rõ Bắc Kinh sẽ không nhượng bộ khi đụng chạm đến lợi ích cốt lõi của nước này.
"Chúng tôi luôn khẳng định các tranh chấp liên quan phải được giải quyết thông qua đối thoại và đàm phám", ông Thường cho biết trong cuộc họp báo chung với người đồng cấp Mỹ tại Lầu Năm Góc. "Tuy nhiên, không ai có thể ảo tưởng rằng Trung Quốc sẽ từ bỏ lợi ích cốt lõi của mình và không ai có thể đánh giá thấp ý chí và quyết tâm bảo vệ lãnh thổ, sự toàn vẹn lãnh thổ và quyền lợi biển của chúng tôi", ông tuyên bố.
Trung Quốc hiện đơn phương tuyên bố chủ quyền đối với gần như toàn bộ Biển Đông, thậm chí "ăn" sát vào bờ biển của các nước láng giềng. Còn trên Hoa Đông, nước này đang tranh chấp với Nhật trên quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.
Trước tuyên bố trên của Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ tái nhắc quan điểm của Mỹ về vấn đề tranh chấp biển đảo, rằng Washington vẫn luôn giữ thái độ trung lập và bất đồng phải được giải quyết theo phương thức hòa bình, "không áp bức".
Trước cuộc gặp vào ngày 19/8, giới chức quân sự Mỹ đã ca ngợi những tiến bộ đạt được trong mối quan hệ quân sự với Bắc Kinh, sau nhiều năm khởi động bất thành. Họ cho rằng tiến bộ đạt được một phần là nhờ vị tân lãnh đạo của Trung Quốc, ông Tập Cận Bình. "Một trong những chủ đề chúng tôi tập trung ngày hôm nay là mối quan hệ quân sự bền vững, thực sự. Đây là trụ cột quan trọng cho mối quan hệ vững mạnh song phương", ông Hagel cho hay. Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc cũng tỏ ra lạc quan, khi khẳng định mối quan hệ quân sự "đã có đà tốt".
Trước cuộc gặp hôm thứ hai với ông Hagel, ông Thường đã gặp người đứng đầu Bộ chỉ huy Thái Bình Dương Mỹ ở Hawaii vào ngày thứ sáu và người đứng đầu Bộ chỉ huy miền bắc vào ngày thứ bảy.
Trung Quốc cảnh báo Mỹ về "trục xoay"
Chuyến thăm Mỹ của ông Thường Vạn Toàn được tiếp nối sau một loạt chuyến thăm, trao đổi cấp cao và sáng kiến chung, trong đó có kế hoạch hải quân Trung Quốc tham gia vào một cuộc tập trận lớn của Mỹ vào năm tới.
Cuối tuần này, hải quân Trung quốc sẽ tham gia tập trận chống cướp biển với tàu Mỹ ở Vịnh Aden.
Kinh tế phát triển vượt bậc đã giúp Trung Quốc không ngừng mở rộng sức mạnh quân sự trong những năm qua. Chính vì vậy, quân đội Mỹ muốn tìm kiếm đối thoại với giới chức lãnh đạo cấp cao nhất của Trung Quốc nhằm tránh để xảy ra tính toán sai hay sự cố nào trên đại dương.
Washington cũng đã theo đuổi chiến lược "tái cân bằng" sang khu vực châu Á Thái Bình Dương, nhằm đối trọng với ảnh hưởng ngày càng gia tăng của Bắc Kinh, đặc biệt là ở Biển Đông.
Về vấn đề này, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc ngày 19/8 cũng cho biết chính sách chuyển hướng chiến lược sang châu Á của Mỹ đã gây ra một số lo ngại tại Trung Quốc và các cuộc tập trận do Mỹ đứng đầu "càng làm phức tạp tình hình trong khu vực". Tướng Trung Quốc cảnh báo sự chuyển hướng của Mỹ sang châu Á phải không được nhằm vào bất kỳ nước nào.
"Chúng tôi muốn chiến lược tái cân bằng này cũng cân bằng đối với các nước khác nhau bởi thực chất của tái cân bằng là cân bằng", ông cho hay.
Cuộc đàm phán giữa lãnh đạo quân sự Mỹ-Trung cũng đề cập đến vấn đề an ninh mạng, vấn đề gây tranh cãi bởi Mỹ cáo buộc quân đội và chính phủ Trung Quốc ủng hộ cho một số hoạt động gián điệp mạng chống các công ty quân sự và các mục tiêu khác của Mỹ.
Còn ông Thường cho hay nước ông phản đối "chạy đua vũ trang" trong thế giới mạng cũng như "tiêu chuẩn kép", khi những hé lộ gần đây cho thấy Cơ quan an ninh quốc gia Mỹ tiến hành do thám điện tử rộng khắp. Và ông cho rằng, vấn đề này chỉ có thể giải quyết qua hợp tác, chứ không phải là những cáo buộc, nghi ngờ không có cơ sở lẫn nhau.
Chuyến công du tới Mỹ của ông Thường diễn ra sau chuyến công du Trung Quốc của quan chức quân sự cấp cao Mỹ, tướng Martin Dempsey. Vào ngày 19/8, ông Hagel cho biết ông đã nhận lời mời công du Trung Quốc vào năm tới, chuyến công du đầu tiên của ông trên cương vị lãnh đạo Lầu Năm Góc. Lãnh đạo Lầu Năm Góc cũng bày tỏ hi vọng vào cuộc tái gặp mặt ông Thường vào tuần tới ở Brunei, khi các bộ trưởng quốc phòng Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) nhóm họp. Trong chuyến công du này, ông Hagel cũng sẽ tới thăm Indonesia, Malaysia và Philippines.
Theo Dantri
Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc thăm Lầu Năm Góc Lầu Năm Góc sẽ tiếp đón Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc, Tướng Thường Vạn Toàn, vào thứ hai tới, vào thời điểm có "động lực tích cực" trong mối quan hệ quân sự giữa Trung-Mỹ. Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc, Tướng Thường Vạn Toàn. Thông tin được người phát ngôn Bộ Quốc phòng Mỹ Steve Warren cho biết với các phóng...