Hải quân Mỹ nên ngừng tập trung vào tàu sân bay
Các chuyên gia quân sự cho rằng, với sự phát triển của tên lửa đạn đạo và vũ khí chống hạm khác, Hải quân Mỹ nên ngừng tập trung vào tàu sân bay để cân bằng các mối đe dọa.
Business Insider, cho biết cuối tháng 12/2016, lần đầu tiên trong nhiều thập kỷ, tàu sân bay Mỹ vắng bóng trên các đại dương trên thế giới. Quan chức Hải quân Mỹ thừa nhận có thể có những khoảng trống về sự hiện diện đồng thời của tàu sân bay Mỹ ở Đông Nam Á và Trung Đông trong tương lai.
Hạm đội của Hải quân Mỹ không có vấn đề nhưng không đủ tàu sân bay để xoay vòng theo yêu cầu của Bộ chỉ huy Trung tâm. Bên cạnh đó, năng lực hàng không hải quân đang suy giảm khi chỉ có một phần ba trong các tiêm kích trên hạm F/A-18 sẵn sàng chiến đấu trong mọi thời điểm.
Hải quân Mỹ lâu nay lấy các tàu sân bay làm nòng cốt trong việc duy trì sự hiện diện ở bất kỳ nơi đâu trên thế giới. Thực tế sự thiếu hụt tàu sân bay buộc Hải quân Mỹ cần đánh giá các lựa chọn khác để duy trì sự hiện diện và phù hợp hơn với các mối đe dọa trong tương lai.
Mối đe dọa từ tên lửa
Chuyên gia quân sự Carl Forsling, cựu phi công máy bay MV-22B, CH-46E của Hải quân Mỹ lập luận, ưu điểm của tàu sân bay là có một sân bay có thể di chuyển, yếu điểm là nó có thể bị đánh chìm.
Khả năng tàu sân bay bị đánh chìm ngày càng hiện hữu hơn. Trung Quốc đã phát triển tên lửa đạn đạo chống hạm có thể đánh chìm hàng không mẫu hạm từ khoảng cách 1.400 – 4.000 km.
Tên lửa đạn đạo chống hạm DF-21D của Trung Quốc có thể khiến tàu sân bay của Mỹ trở nên lỗi thời. Ảnh: Sino Defence
Trong khi đó, tiêm kích trên hạm F/A-18 E/F Super Hornet có bán kính chiến đấu khoảng 900 km, F-35C khoảng 1.100 km. Các máy bay này có thể tiếp nhiên liệu trên không để mở rộng phạm vi nhưng máy bay tiếp dầu dễ bị tổn thương trên bầu trời.
Bên cạnh tên lửa đạn đạo chống hạm, nhóm tàu sân bay còn phải đối mặt với mối đe dọa chết người nguy hiểm hơn đến từ tên lửa hành trình chống hạm. Nếu xảy ra xung đột với Trung Quốc, nhóm tàu sân bay sẽ đối mặt với loạt tên lửa hành trình phóng từ bờ biển, máy bay, tàu ngầm, tàu mặt nước.
Video đang HOT
Nhóm hộ tống cho tàu sân bay gồm các tàu khu trục Aegis, lớp Arleigh Burke, tuần dương hạm Aegis, lớp Ticonderoga có thể chống đỡ trong một thời gian.
Tuy nhiên, khi Hải quân Mỹ phải đối mặt với đối phương có năng lực ngay trên sân nhà của họ, tàu sân bay sẽ là mục tiêu của rất nhiều vũ khí mà khó lòng chống đỡ nổi. Số lượng các quốc gia có thể thực hiện điều này ngày càng tăng.
Đối phương chắc chắn sẽ dồn hỏa lực vào tàu sân bay, vì một khi đánh chìm được nó sẽ tạo được tiếng vang và giá trị chính trị, quân sự to lớn. Khi một tàu sân bay bị đánh chìm, 6.000 thủy thủ có thể thiệt mạng, gấp đôi số binh lính Mỹ tử trận ở Afghanistan trong 13 năm.
Ông Forsling nhấn mạnh, hãy trung thực thừa nhận rằng, các tàu sân bay đơn giản chỉ đang làm nhiệm vụ thả bom JDAM vào các vị trí của quân nổi dậy. Trong khi đó, mỗi tàu sân bay lớp Ford có đơn giá tới 13 tỷ USD, bằng 3 tàu khu trục tàng hình Zumwalt và 7 tàu khu trục Aegis, lớp Arleigh Burke.
Mỗi tàu sân bay là biểu tượng của sự hiện diện đối với Hải quân Mỹ nhưng giá trị của nó còn phụ thuộc vào đội tàu hộ tống. Trong khi đó, hạm đội tàu tên lửa có khả năng hủy diệt bờ biển đối phương, tạo nên một tuyên bố mạnh mẽ, chưa kể đến khả năng phân phối hỏa lực đa dạng hơn.
Tàu sân bay chỉ là phương tiện
Chuyên gia Forsling lý giải thêm, hải quân dường như tin rằng, mục tiêu cuối cùng của họ là giữ vững sự hoạt động liên tục của các tàu sân bay. Tuy nhiên, đó chỉ là phương tiện, Hải quân Mỹ cần tập trung vào mục đích chứ không phải là phương tiện.
Tàu đổ bộ tấn công có thể hoạt động như một tàu sân bay. Ảnh: Hải quân Mỹ
Đối với nhiệm vụ chống nổi dậy, các máy bay trên mặt đất như F-15E Strike Eagle, máy bay ném bom B-52, B-2 có khả năng nhiều hơn so với máy bay của hải quân. Các máy bay này có tầm bay xa hơn so với tiêm kích trên hạm, giảm tỷ lệ rủi ro có thể xảy ra.
Ngoài ra, Hải quân Mỹ có thể giảm tải cho tàu sân bay bằng cách sử dụng các tàu đổ bộ tấn công. Những tàu chiến này có thể mang theo máy bay cất hạ cánh thẳng đứng AV-8B Harries, tương lai là F-35B. Những máy bay này có hỏa lực đáng kể, đặc biệt là khi kết hợp với trực thăng tấn công AH-1Z Viper, UH-1Y.
Hải quân Mỹ đang có 9 tàu loại này và có thể làm nhiệm vụ ném bom các mục tiêu khủng bố như một tàu sân bay, trong khi có tính linh hoạt cao và chi phí thấp hơn.
Henry J. Hendrix, giám đốc Trung tâm Lịch sử Hải quân Mỹ từng nói với Trung tâm An ninh mới của Mỹ, rằng việc tập trung vào các tàu sân bay giống như “bỏ quá nhiều trứng vào một rổ”. Tàu sân bay, cỗ máy chiến tranh khổng lồ, tốn kém và dễ bị tổn thương.
Duy trì tàu sân bay như một biểu tượng quốc gia là quan niệm lỗi thời, hơn nữa Hải quân Mỹ đang tụt hậu trong việc điều chỉnh các mối đe dọa mới nổi. Ông Forsling kết luận rằng Hải quân Mỹ nên xem xét các chiến lược hợp lý để duy trì sức mạnh thay vì tập trung vào tàu sân bay như hiện nay.
(Theo Zing News)
5 tàu sân bay thiện chiến nhất mọi thời đại
USS Enterprise tham gia 18 trong 20 chiến dịch lớn, đánh chìm 3 tàu sân bay và một chiến hạm của Nhật trong Thế chiến II, được đánh giá là hàng không mẫu hạm tốt nhất.
Tạp chí National Interest xếp hạng tàu sân bay USS Midway (CV-41) đứng thứ 5 trong danh sách những hàng không mẫu hạm tốt nhất lịch sử. Midway là tàu đầu tiên trong lớp cùng tên được đóng mới vào cuối Thế chiến II. Ảnh: Hải quân Mỹ.
Sau khi Thế chiến II kết thúc, tàu được sửa đổi để trang bị máy phóng hơi nước và cáp hãm đà khi hạ cánh. CV-41 từng tham chiến tại chiến trường Việt Nam. Midway là soái hạm trong chiến dịch Bão táp sa mạc năm 1991. USS Midway có thời gian hoạt động liên tục tới 47 năm. Ảnh: Hải quân Mỹ.
USS Franklin (CV-13), tàu sân bay thuộc lớp Essex, được đưa vào hoạt động từ năm 1944. Tàu được vinh danh nhờ sự dũng cảm của thủy thủ đoàn trong chiến đấu ở mặt trận Thái Bình Dương trong Thế chiến II. Ảnh: Hải quân Mỹ.
Trong trận hải chiến vịnh Leyte, Philippines năm 1944, CV-13 trúng 2 quả bom xuyên giáp ở mạn phải khiến 724 thủy thủ thiệt mạng và 265 người bị thương. Con tàu nghiêng 13 độ về mạn phải. Tuy vậy, 764 người sống sót trên tàu vẫn dũng cảm điều khiển tàu về cảng an toàn bất chấp nguy cơ bị chìm. Ảnh: Hải quân Mỹ.
Akagi này là soái hạm của Hạm đội liên hợp hải quân Đế quốc Nhật Bản, dưới sự chỉ huy của Đô đốc Nagumo Chuichi. Tàu sân bay này nổi tiếng bởi nhiệm vụ phi thường khi dẫn đầu cuộc tấn công vào Trân Châu Cảng năm 1941. Ảnh: Wikipedia.
Để tấn công Trân Châu Cảng, thủy thủ đoàn phải bỏ bớt các thùng chứa nước ngọt và thay vào đó các bồn chứa nhiên liệu nhằm mở rộng phạm vi hoạt động. Tàu sân bay Akagi bị đánh chìm trong trận hải chiến Midway, gần một năm sau khi sự kiện Trân Châu Cảng chấn động thế giới. Ảnh: Bảo tàng hàng hải Kure.
HMS Hermet là tàu sân bay lớp Centaur của Hải quân Hoàng gia Anh phục vụ với vai trò soái hạm trong Chiến tranh Falkland năm 1982. Con tàu được vinh danh nhờ thiết kế linh hoạt và thời gian phục vụ tới 57 năm. Ảnh: Hải quân Hoàng gia.
Năm 1985, tàu được nâng cấp và bán cho Hải quân Ấn Độ với tên gọi INS Viraat. Những năm 1980, Viraat là nòng cốt sức mạnh của Hải quân Ấn Độ. Sau nhiều lần hiện đại hóa, con tàu chính thức ngưng hoạt động vào năm 2016. Ảnh: Hải quân Ấn Độ
USS Enterprise (CV-6) là tàu sân bay thuộc lớp Yorktown được đưa vào hoạt động từ năm 1936. CV-6 tham gia tới 18 trong 20 chiến dịch lớn ở mặt trận Thái Bình Dương, nhiều nhất trong các tàu sân bay phục vụ ở Thế chiến II. Ảnh: Hải quân Mỹ.
CV-16 đánh chìm hoặc góp phần đánh chìm 3 tàu sân bay và một tuần dương hạm của Nhật. Con tàu nhiều lần trúng đạn nhưng vẫn chiến đấu ngoan cường và xứng đáng là tàu sân bay tốt nhất lịch sử. Ảnh: Hải quân Mỹ
(Theo Zing News)
Tổng thống Putin hết lời khen MiG-35: Thời cơ đã đến, xuất khẩu thôi! Tổng thống Nga Vladimir Putin vừa đưa ra lời khen ngợi đối với MiG-35 và nhấn mạnh rằng, thời cơ đã đến, tiềm năng xuất khẩu dòng máy bay tiêm kích này là rất lớn. Tiêm kích MiG-35. Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố hôm thứ Ba rằng máy bay tiêm kích đa năng MiG-35 tiên tiến do Tập đoàn Mikoyan (Nga)...