Hải quân Mỹ muốn trang bị tên lửa cho các tàu tác chiến ven bờ
Hải quân Mỹ muốn lắp đặt hệ thống tên lửa đất đối đất cho tàu tác chiến ven bờ (LCS) sau khi các tàu này bị chê là có hỏa lực yếu hơn các tàu chiến khác của Trung Quốc hay Nga.
Chương trình LCS được khởi động từ năm 2002 với hai phiên bản do Tập đoàn Lockeed Martin chế tạo và phiên bản còn lại do hãng Austal (Mỹ). Ban đầu, Hải quân Mỹ có kế hoạch mua 52 tàu chiến loại này nhưng sau đó giảm xuống còn 32 do vấn đề chi phí.
Đây được coi là một trong những dự án vũ khí tốn kém nhất của Lầu Năm Góc. Ban đầu, các tàu LCS được thiết kế với kích thước nhỏ, hoạt động ở tốc độ cao với chi phí phải chăng. Chương trình LCS sau nhiều lần trì hoãn đã ngày càng bị đội chi phí lên mức cao.
Tàu tác chiến ven bờ LCS Independence and Coronado của Mỹ.
Theo trang mạng Maritime Exclusive, hải quân Mỹ vẫn muốn mở rộng khả năng lắp đặt tên lửa đất đối đất lên các tàu LCS. Dự án hiện đang trong giai đoạn phân tích.
Động thái này diễn ra trong bối cảnh hải quân Mỹ vừa triển khai tàu khu trục USS Lassen tuần tra trong khu vực 12 hải lý mà Trung Quốc xây đảo nhân tạo trái phép ở Biển Đông.
Các tàu LCS đã không được trang bị tên lửa đất đối đất kể từ khi dự án tên lửa tầm xa NLOS bị hủy bỏ vào năm 2010. Cho đến nay, hải quân Mỹ đã tìm kiếm loại vũ khí thay thế nhưng dường như không hiệu quả.
Video đang HOT
Ngày 17/9, hải quân Mỹ đã ra chỉ thị đầu tiên về việc lắp đặt hệ thống tên lửa tầm xa trên các tàu LCS. Chuẩn đô đốc Pete Fanta tuyên bố, tên lửa sẽ được trang bị cho tất cả các tàu LCS đang hoạt động bắt đầu từ năm tài chính 2016 cũng như trên các tàu LCS đang đóng mới.
Sự kiện 4 tàu tên lửa của Nga phóng tên lửa Klub bay xa 1.500 km nhằm vào các vị trí của phiến quân IS ở Syria khiến truyền thông Mỹ đặt câu hỏi về các tàu LCS với lượng giãn nước 4.000 tấn lại được trang bị hỏa lực yếu hơn hẳn tàu Nga, vốn chỉ có lượng giãn nước từ 900 – 2.000 tấn.
Đăng Nguyễn
Theo_Người Đưa Tin
Cận cảnh siêu hạm Project 11356M Nga phô diễn hỏa lực
Tàu chiến Project 11356M mà Nga đang chào bán cho Việt Nam và nhiều nước vừa có màn phô diễn hỏa lực pháo, rocket mới đây.
Mạng ARMS (Nga) mới đây đăng loạt ảnh Hải quân Nga bắt đầu thử nghiệm cấp Nhà nước tàu chiến Project 11356M đầu tiên mang tên Đô đốc Grigorovich (số hiệu 745) trên biển.
Hải quân Nga đã đặt hàng đóng mới 6 tàu chiến Project 11356M thế hệ mới, tuy nhiên có khả năng chỉ ba chiếc được nhận trang bị. Trong khi đó, ba chiếc còn lại có thể nước Nga phải xuất khẩu. Nguyên do dẫn đến việc này là do Ukraine không đồng ý cung cấp ba hệ thống động cơ còn lại cho các tàu Project 11356M. Việc này chỉ có thể tái thực hiện nếu quốc gia sử dụng ba tàu này là quốc gia khác ngoài Nga.
Trong cuộc thử nghiệm mới đây, tàu hộ vệ tên lửa Đô đốc Grigorovich (745) đã thực hiện các màn bắn pháo, tên lửa. Ảnh: Pháo hạm A-190 100mm trên Grigorovich khai hỏa pháo - tầm bắn mục tiêu mặt biển đạt 20km, tốc độ bắn 80 phát/phút.
Bom chống ngầm rời bệ phóng RBU-6000 trên tàu Grigorovich - lớp tàu này được thiết kế với một bệ phóng RBU để chống ngầm, chống thủy lôi, săn người nhái hoặc khi cần là oanh tạc mục tiêu ven bờ.
Tổ hợp pháo phòng không AK-630 CIWS khai hỏa dữ dội.
Hệ thống phóng ngư lôi hạng nặng 533mm trên tàu chiến Project 11356M Grigorovich trước khi khai hỏa.
Bên trong hệ thống điều khiển tàu chiến thế hệ mới của Hải quân Nga.
Lớp tàu này được vận hành bởi đội ngũ thủy thủ đoàn đông tới 190 người.
Tàu chiến Project 11356M có lượng giãn nước toàn tài 4.035 tấn, dài 124,8m, rộng 15,2m, mớn nước 4,2m. Tàu đạt tốc độ tối đa 32 hải lý/h, tầm hoạt động 8.300km với tốc độ kinh tế 33km/h.
Theo_Kiến Thức
Biệt đội "ma" siêu đẳng của Nga tác chiến tại Syria Khi chiến tranh xảy ra, các quốc gia thường có các chính sách bảo toàn, chủ yếu phòng xa trong trường hợp tình huống tiến triển theo hướng tiêu cực. Các máy bay tấn công trên bộ của Nga không "đơn thương độc mã" trên chiến trường Syria, mà còn được yểm trợ từ các máy bay chiến đấu công nghệ cao. Điều...