Hải quân Mỹ muốn mua thêm “siêu ong bắp cày” F/A-18E/F
Hải quân Mỹ vừa chính thức đề nghị quốc hội cho mua thêm nhiều máy bay chiến đấu F/A-18E/F Super Hornet trong thời gian chờ đợi F-35.
Vào hồi tháng 3-2016, Chỉ huy tác chiến hải quân Mỹ, Đô đốc John Richardson đã đề xuất trước quốc hội rằng, họ cần thêm 2 đến 3 đội chiến đấu cơ F/A-18E/F Super Hornet, tương đương 24 đến 36 chiếc, trong thời gian chờ đợi tiêm kích thế hệ 5 F-35 vào phục vụ.
Máy bay chiến đấu F/A-18E/F Super Hornet có biệt danh là ong bắp cày
Đến nay, hải quân Mỹ đã đưa ra yêu cầu chính thức về việc này, cụ thể họ mong nhận được ngay 2 chiếc F/A-18E/F Super Hornet trong năm tài chính 2017 và 14 chiếc khác trong năm 2018 với tổng chi phí khoảng 1,5 tỉ USD.
F/A-18E/F Super Hornet chuyên hoạt động trên tàu sân bay và bắt đầu phục vụ từ năm 1999. Chiến đấu cơ được trang bị những vũ khí hiện đại nhất như tên lửa không đối không tầm trung AIM-120 AMRAAM, bom dẫn đường laser Paveway, tên lửa chống bức xạ AGM-88 Harm, đạn tấn công ngoài tầm phòng không điểm AGM-154, AGM-158.
Phó giám đốc chương trình F/A-18 của Boeing, ông Dan Gillian ước lượng rằng, hải quân Mỹ trên thực tế còn cần đến 100 chiếc F/A-18E/F Super Hornet mới đủ đáp ứng nhu cầu, nhưng nếu đề nghị ngay lúc này, chắc chắn sẽ bị quốc hội bác bỏ.
Boeing hiện nay cần sản xuất 2 chiếc F/A-18E/F mỗi tháng nhằm duy trì dây chuyền lắp ráp tại Arlington, Virginia. F/A-18E/F Super Hornet đã tham gia chiến dịch không kích chống khủng bố ở Trung Đông nên cũng đang được chú ý bởi nhiều khách hàng tiềm năng khác. Ông Gillian tiết lộ rằng, Boeing vừa đạt được thỏa thuận với Kuwait về việc mua 28 chiếc máy bay loại này.
Theo_An ninh thủ đô
Đặc công Việt Nam được ca ngợi trên mạng Trung Quốc
Mới đây mạng Sina của Trung Quốc đã có một loạt ảnh giới thiệu về lực lượng đặc công Việt Nam với những khen ngợi.
Video đang HOT
Mạng Sina viết: bộ đội Đặc công Việt Nam
được thành lập năm 1964. Trong chiến tranh chống Mỹ, lực lượng này đã triển khai chiến tranh du kích lâu dài. Việt Nam đã không ngừng mở rộng và phát triển bộ đội Đặc công lên thành 13 trung đoàn, 1 lữ đoàn đổ bộ đường không.
Đặc công Việt Nam cũng còn được gọi là bộ đội đặc biệt tinh nhuệ, là một lực lượng đảm nhiệm các nhiệm vụ chiến lược, chiến dịch, chiến thuật của bộ đội đặc biệt. Lực lượng này đã từng trải qua nhiều cuộc chiến tranh, tích lũy được nhiều kinh nghiệm thực chiến phong phú và tạo ra nhiều chiến tích hiển hách.
Từng có chuyên gia căn cứ vào sức chiến đấu của các lực lượng đặc biệt trên thế giới rồi tạo ra một bảng xếp hạng. Điều khiến người ta kinh ngạc là Đặc công Việt Nam được xếp ở vị trí thứ 7, sau các lực lượng đặc biệt nổi tiếng thế giới của Mỹ, Anh và là lực lượng đặc biệt duy nhất ở châu Á được xếp vào danh sách này.
Bảng xếp hạng này đã phản ánh chính xác thực lực của bộ đội Đặc công Việt Nam, bởi vì lực lượng này xuất quỷ nhập thần, lai vô ảnh khứ vô tung khiến các quân đội từng giao chiến với họ cảm thấy hoang mang sợ hãi và gọi họ là "B-52 của Việt Nam".
Tiền thân của Đặc công Việt Nam thành lập từ trong thời gian kháng chiến chống Pháp từ năm 1946 đến 1954. Hồi đó các mặt trận ở Việt Nam tổ chức ra một số phân đội nhỏ tinh nhuệ và gan dạ để làm các nhiệm vụ đặc biệt. Những đơn vị này chuyên tập kích vào các cơ sở trọng yếu của quân Pháp khiến đối phương ăn không ngon ngủ không yên.
Năm 1964, để phát huy hiệu quả không thể thay thế của lực lượng đặc công, quân đội Việt Nam đã đem các đơn vị đặc công nhỏ ở các chiến trường tập trung lại, tạo thành một đơn vị lớn cấp sư đoàn chính thức là sư đoàn đặc công 305.
Trong thời gian chiến tranh chống Mỹ, Đặc công Việt Nam đã thực hiện một cuộc du kích chiến trường kỳ nhằm vào các cơ quan đầu não, các cơ sở trọng yếu, các cơ sở hậu cần quan trọng của quân đội Mỹ để tấn công.
Theo số liệu thống kê, trong thời gian Chiến tranh Việt Nam, Đặc công Việt Nam tổng cộng đánh 19.329 trận, tiêu diệt hàng vạn quân đối phương, phá hoại hàng trăm sở chỉ huy sư đoàn, lữ đoàn các cấp của quân Mỹ và quân VNCH.
Đánh phá hàng ngàn chiếc máy bay các loại, đánh hỏng và phá hủy 3.140 chiếc xe tăng, thiết giáp cùng 3.862 khẩu pháo, 53 bộ radar, đốt phá 3,8 triệu tấn bom đạn đồng thời thiêu hủy gần 1,7 tỷ lít xăng dầu.Trên sông biển, Đặc công Việt Nam cũng đánh chìm hoặc đánh hỏng hàng ngàn chiếc thuyền, phá hỏng 326 cây cầu quan trọng.
Từ ngày thành lập đến nay, Đặc công Việt Nam luôn là con át chủ bài trong tay các cấp chỉ huy quân đội Việt Nam. Nơi nào có nhiệm vụ khó khăn nguy hiểm, ở đó có bóng dáng của Đặc công Việt Nam.
Như trong thời chiến tranh Việt Nam, Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn dù 3 của VNCH khi bị bắt đã từng rụt rè nói: ... Chúng tôi sợ nhất ở các ông là pháo kích, đặc công vì pháo của các ông bắn chính xác, đặc công thì xuất quỷ nhập thần, hễ gặp họ, muốn trốn cũng không được, nếu các ông đem cả hai thứ đó ra dùng, chúng tôi nhất định không thoát được".
Qua thời gian không ngừng rèn luyện, chiến thuật của Đặc công Việt Nam đạt tới trình độ rất cao, sáng tạo ra một tập hợp hoàn chỉnh cả lý luận và phương pháp về trinh sát, tấn công, phục kích và phá hoại.
Tinh thần chịu đựng gian khổ của bộ đội đặc công Việt Nam đã nổi danh cả thế giới. Do điều kiện kinh tế và hoàn cảnh địa lý hạn chế, thông thường khi đi làm nhiệm vụ, họ chỉ mang theo 2 đến 3 ngày lương thực, những ngày sau đó họ dựa vào hoa quả hái lượm trong rừng hoặc bắt động vật hoang dã như rắn để làm thức ăn.
Hiện nay, Đặc công Việt Nam đã phát triển thành một binh chủng với nhiều bộ phận chuyên nghiệp khác nhau nhưng có trình độ tác chiến thống nhất và có chiến thuật đa đạng. Hiện tại Đặc công Việt Nam có 13 trung đoàn và 1 lữ đoàn đổ bộ đường không với tổng quân số trên 2 vạn người.
Theo_Kiến Thức
Bắt được "ong quái vật" dài 8cm ở Nhật Một phụ nữ trẻ ở Nhật Bản đã sốc cực độ khi phát hiện ra con ong bắp cày to khủng khiếp bò trên áo len của cô. Chú ong đậu trên áo len của người phụ nữ Nhật. Con ong "quái vật" mà cô nhìn thấy là dòng ong bắp cày châu Á, loài vật sinh sống ở các ngọn núi Nhật...