Hải quân Mỹ liên tiếp tăng cường tàu đổ bộ
Tàu đổ bộ lớp San Antonio có thể phù hợp rất nhiều nhiệm vụ như: tác chiến đổ bộ, hoạt động cứu trợ nhân đạo, chỉ huy và kiểm soát tổng hợp, phòng thủ tên lửa đạn đạo (BMD) và tàu bệnh viện.
Vừa qua, công ty nổi tiếng trong lĩnh vực đóng tàu đổ bộ Huntington Ingalls Industries, Inc đã bàn giao cho hải quân Mỹ tàu đổ bộ LPD-24 Arlington với lượng giãn nước 2,5 vạn tấn. Đây là chiếc thứ 8 trong loạt tàu đổ bộ dạng ụ nổi lớp San Antonio mà hải quân Mỹ đặt mua và cũng là chiếc thứ 3 trong cùng một lớp mà nhà máy này bàn giao cho hải quân Mỹ trong vòng 12 tháng qua.
Các tàu đổ bộ dạng ụ nổi lớp San Antonio là phương tiện vận chuyển lực lượng hải quân và hải quân đánh bộ Mỹ, nhiệm vụ chủ yếu của nó là nhanh chóng vận tải lực lượng các nhóm tác chiến viễn dương của hải quân đánh bộ cũng toàn bộ trang bị, sử dụng các phương tiện đổ bộ chiến thuật được bố trí trên tàu như: tàu đổ bộ cao tốc, tàu đổ bộ đệm khí, máy bay vận tải cánh quạt Osprey nhanh chóng đưa lực lượng tác chiến đổ bộ lên bờ an toàn.
Tàu vận tải đổ bộ kiểu ụ nổi LPD-24 Arlington lớp San Antonio
Video đang HOT
Tàu đổ bộ dạng ụ nổi lớp San Antonio là bộ phận cấu thành rất quan trọng của lực lượng vận tải tác chiến viễn dương của hải quân Mỹ, dùng để thay thế hơn 41 tàu thuộc các lớp LPD-4, LSD-26, LKA113 và LST1179. Ông Glenn, phát ngôn viên của công ty đóng tàu Ingalls Huntington Industries cho biết, kết cấu ngoại hình của các tàu lớp San Antonio có thể phù hợp rất nhiều nhiệm vụ, ví dụ như: tác chiến đổ bộ, hoạt động cứu trợ nhân đạo, chỉ huy và kiểm soát tổng hợp, phòng thủ tên lửa đạn đạo (BMD) và tàu bệnh viện.
Ngày 20-10 vừa qua, hải quân Mỹ cũng đã đưa vào sử dụng tàu đổ bộ tấn công LHA-6 “America”, cũng là chiếc đầu tiên trong lớp tàu đổ bộ tấn công lớp Amerrica. Đây là loại tàu có lượng giãn nước 4,5 vạn tấn, khả năng chuyên chở trên 10 chiếc tiêm kích tàng hình F-35B, 12 máy bay vận tải cánh quạt V-22 “Osprey”, 8 chiếc trực thăng tấn công AH-1Z “Cobra”, 04 chiếc trực thăng vận tải CH-53E “Super Stallion”, 04 chiếc trực thăng tìm kiếm, cứu hộ MH-60S “Seahawk”.
Hải quân Mỹ dự định đóng mới 3 tàu thuộc lớp này, trị giá mỗi chiếc khoảng 2,4 tỷ USD. Ngày 31/5/2012, họ đã ký tiếp hợp đồng đóng chiếc tàu lớp “America” thứ 2 là tàu LHA7 “Tripoli”, trị giá hợp đồng 2,38 tỉ USD, dự kiến đến năm 2018 sẽ hoàn thành.
Tàu đổ bộ tấn công LHA-6 lớp America có thể mang theo 38 máy bay, trong đó có ít nhất 10 chiếc máy bay tàng hình cất, hạ cánh thẳng đứng F-35B
Đầu tháng 11 vừa qua, hải quân Mỹ đã quyết định phát triển một loại tàu đổ bộ đa năng mới LX (R) trên cơ sở lớp tàu đổ bộ kiểu ụ tàu LSD-X. Ông George Doyon, tư lệnh lực lượng tác chiến đổ bộ Mỹ nói, LSD-X là một mô hình tác chiến đơn nhất, còn LX (R) cho phép hải quân Mỹ có nhiều lựa chọn tác chiến hơn. Kết cấu cơ bản của lớp tàu này chủ yếu dựa trên 2 loại tàu đổ bộ hiện đang sử dụng của hải quân Mỹ là tàu đổ bộ kiểu ụ nổi LSD-41 lớp Whidbey Island và LSD-49 lớp Harpers Ferry và 1 số đặc điểm của tàu lớp San Antonio.
Theo ANTD
Hệ thống phòng thủ tên lửa Mỹ "hạ gục" 3/5 mục tiêu tấn công
Hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ đánh chặn được 3 trong số 5 mục tiêu ở lần thử phối hợp đầu tiên.
Kết quả sơ bộ cho thấy Cơ quan Phòng thủ tên lửa của Mỹ (MDA) chỉ đánh chặn được 3 trong số 5 tên lửa được bắn đi trong lần tập luyện đầu tiên sử dụng cùng lúc các hệ thống như PAC-3, hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo tầm cao Thaad hay tàu Aegis trang bị tên lửa SM-3IA.
Cả hai vụ bắn trượt đều có sự tham gia của tàu USS Fitzgerald sử dụng tên lửa Raytheon SM-3IA.
Hai tên lửa mà SM-3IA không đánh chặn được gồm tên lửa tầm ngắn Aegis Readiness Assessment Vehicle-B và tên lửa hành trình BQM-74. Hiện tại, nguyên nhân của 2 thất bại đang được điều tra làm rõ. Các chuyên gia phụ trách dự án Raytheon chưa đưa ra bình luận gì.
Cuộc thử nghiệm MDA được tiến hành ngày 24/10 ở khu vực kiểm tra Kwajalein Atoll và Reagan ở khu vực Thái Bình Dương. Cuộc thử nghiệm được tiến hành để thử khả năng phản ứng của hệ thống phòng thủ tên lửa Mỹ, gồm hàng loạt máy cảm biến và các hệ thống đánh chặn. Trong lần thử nghiệm này, Mỹ đưa ra 3 loại đánh chặn cơ bản và nhiều loại mục tiêu khác nhau đại diện cho mối lo về một cuộc đột kích mà kẻ thù sử dụng số lượng lớn tên lửa nhằm chế áp mạng lưới phòng thủ.
Hệ thống PAC-3 đã thành công phát hiện, theo dõi và đánh chặn 2 mục tiêu phân biệt gồm tên lửa hành trình tầm ngắn cũng như một UAV MQM-107. Hệ thống Thaad của Lockheed Martin phát hiện và theo dõi thành công mục tiêu là một tên lửa hành trình tầm trung C-17 nhờ radar AN/TPY-2. Đây là lần đầu tiên Thaad được sử dụng đối với một tên lửa hành trình tầm trung.
Đối phó với một cuộc tấn công bất ngờ là mục tiêu của MDA trong nhiều năm và cũng là mục tiêu của Trung tướng Patrick O'Reilly - người điều hành MDA. Tướng Patrick O'Reilly sẽ nghỉ hưu vào cuối năm 2012 và Đô đốc James Syring sẽ là ngưới kế tiếp điều hành cơ quan này.
Cuộc kiểm tra tiếp theo của MDA được lên kế hoạch vào cuối năm 2012 sẽ là cuộc kiểm tra của hệ thống phòng thủ từ mặt đất (GMD).
Theo ANTD
Vì sao Triều Tiên phóng tên lửa vào mùa đông? Triều Tiên chưa từng phóng tên lửa hai lần trong một năm và cũng chưa bao giờ thực hiện việc này trong mùa đông. Bởi vậy, câu hỏi được đặt ra đó là vì sao Bình Nhưỡng lại tiến hành vụ phóng lần này. Người dân Hàn Quốc xem bản tin về việc Triều Tiên phóng tên lửa hôm nay tại một ga...