Hải quân Mỹ lần đầu thử thiết bị không người lái dưới biển
Lần đầu tiên, tàu ngầm của Hải quân Mỹ đã thực hiện vụ phóng một thiết bị không người lái dưới nước trong một chiến dịch quân sự.
Tàu ngầm USS North Dakota sau khi quay trở lại căn cứ (Ảnh: AP)
Thông báo của Hải quân Mỹ cho biết tàu ngầm tấn công USS North Dakota đã trở về căn cứ ở Groton hôm 21/7 vừa qua sau hai tháng làm nhiệm vụ ở Địa Trung Hải với mục tiêu chính là kiểm tra khả năng hoạt động của thiết bị không người lái.
Trong thông báo, Đại úy Douglas Gordon, Chỉ huy của tàu USS North Dakota, cho biết: “Thiết bị không người lái là điều mà chúng tôi đã tính tới. Do đó, chuyến đi lần này là để thử nghiệm khả năng hoạt động của thiết bị”.
Thiết bị không người lái nêu trên được phóng đi từ thân trên của tàu ngầm tấn công lớp Virginia và có thể được sử dụng để hỗ trợ các thợ lặn và các biệt kích. Tuy nhiên, Đại úy Gordon đã từ chối bình luận thêm về kế hoạch cụ thể của chiến dịch nêu trên.
Thời gian qua, Hải quân Mỹ đánh giá các thiết bị không người lái dưới nước là phương pháp hiệu quả để mở rộng khả năng hoạt động của các hạm đội tàu ngầm.
Video đang HOT
“Chúng tôi có thể thực hiện song song các nhiệm vụ. Các thiết bị không người lái sẽ có vai trò riêng trong khi chúng tôi đang thực hiện chiến dịch”, Đại úy Gordon khẳng định.
Trong khi đó, Đại úy Hải quân Carl Hartsfield, người phụ trách phát triển các thiết bị không người lái dưới biển, cho biết chiến dịch nêu trên cho thấy quyết tâm của Hải quân Mỹ trong việc sử dụng loại công nghệ mới này.
Ông Hartsfield khẳng định thiết bị vừa được thử nghiệm bằng tàu USS North Dakota là loại thiết bị đang thu hút sự chú ý của nhiều quốc gia và sẽ sớm được triển khai với khả năng hoạt động đa dạng.
Hải quân Mỹ đã lên kế hoạch thử nghiệm các chương trình về thiết bị không người lái với mục đích huấn luyện từ những năm 1970. Đây là loại thiết bị được sử dụng để dò mìn và vẽ bản đồ dưới thềm lục địa.
Hiện quân đội Mỹ đang tính thêm phương án sử dụng loại thiết bị nêu trên với mục đích thu thập thông tin tình báo và chống tàu ngầm đối phương.
Trong khi đó, một số nguồn tin cho biết thiết bị không người lái vừa được tàu ngầm USS North Dakota thử nghiệm là Remus 600, nặng khoảng 226kg, dài khoảng 3m, được trang bị camera, hệ thống định vị và công nghệ sóng âm.
Ngọc Anh
Theo Dantri/ AP
Chỉ huy Hạm đội Thái Bình Dương Mỹ tham gia bay tuần tra trên Biển Đông
Tư lệnh mới của Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ đã tham gia chuyến bay tuần tra kéo dài 7 giờ trên Biển Đông trên một trong những máy bay do thám mới nhất của Mỹ.
Đô đốc Scott Swift trong chuyến bay
Đô đốc Scott Swift đã tham gia chuyến tuần tra trên chiếc máy bay P-8A Poseidon hôm 18.7 để chứng kiến toàn bộ khả năng của máy bay này - Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ hôm 19.7 cho biết.
Hải quân Mỹ đã mua và dự định mua thêm nhiều máy bay Poseidon để thay thế cho phi đội máy bay P-3 Orion đã già cỗi. P-8A Poseidon có thể sử dụng cho các nhiệm vụ tầm xa, kể cả chiến tranh chống tàu ngầm, các chuyến bay tuần tra và do thám.
Đại úy Hải quân Charlie Brown, sĩ quan phụ trách quan hệ công chúng của Hạm đội Thái Bình Dương, người bay cùng Đô đốc Swift, nói rằng Đô đốc rất hài lòng với những khả năng của chiếc Poseidon. Đại úy Brown không cung cấp thêm chi tiết về chuyến bay, chẳng hạn như họ có bay tới khu vực tranh chấp nơi Trung Quốc đang ồ ạt xây dựng các đảo nhân tạo mà Mỹ đã yêu cầu Trung Quốc đình chỉ hay không.
Phía Trung Quốc chưa đưa ra phản ứng tức thời về việc chỉ huy Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ tham gia bay tuần tra trên Biển Đông.
Tháng Năm vừa qua, một chiếc P-8A của Hải quân Mỹ đã bị radio tự xưng là của Hải quân Trung Quốc xua đuổi khi bay tuần tra trên khu vực biển tranh chấp mà Trung Quốc đang bồi đắp.
Đô đốc Swift tham gia chuyến bay ngày 18.7 sau khi tới thăm thủ đô Manila của Philipines, nơi ông gặp các quan chức quân sự cao cấp nước này. Ông đã tới Hàn Quốc sau đó và sẽ thăm Nhật Bản trước khi trở về Hawaii, đại bản doanh của Hạm đội Thái Bình Dương.
Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Voltaire Gazmin đã hoan nghênh việc đô đốc chỉ huy của Mỹ tham gia chuyến bay tuần tra trên Biển Đông, cho đó là sự thể hiện cam kết của Mỹ nhằm trợ giúp các đồng minh đang có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc. "Về mặt quân sự mà nói, chúng tôi không có gì chống lại Trung Quốc" - ông Gazmin nói. "Đó là lý do tại sao chúng tôi đề nghị các đồng minh giúp đỡ chúng tôi".
Trong cuộc phỏng vấn với các phóng viên ở Manila hôm 18.7, ông Swift đã đảm bảo với các đồng minh của Mỹ rằng lực lượng Mỹ được trang bị rất tốt và sẵn sàng đáp trả bất kỳ âm mưu gì trên Biển Đông.
Khi được hỏi Mỹ sẵn sàng cung cấp chừng nào nguồn lực cho Biển Đông, ông Swift nói rằng ông hiểu rõ sự lo ngại của các đồng minh của Mỹ. "Lý do mà mọi người tiếp tục hỏi về cam kết và ý định lâu dài của Hạm đội Thái Bình Dương đã phản ánh tất cả sự không chắc chắn đang xảy ra. Nếu chúng tôi có toàn bộ Hải quân Mỹ ở trong khu vực này, tôi cho rằng mọi người cũng vẫn hỏi: Các vị có thể đưa thêm đến nữa không?".
Về lo ngại xung đột vũ trang có thể xảy ra liên quan đến tranh chấp lãnh hải, Đô đốc Swift nói ông "rất hài lòng với những nguồn lực mà tôi có sẵn với tư cách là chỉ huy Hạm đội Thái Bình Dương". Ông nói rằng lực lượng của ông "luôn sẵn sàng và được chuẩn bị". Chỉ huy Mỹ cũng nhấn mạnh, Mỹ không đứng về bên nào trong tranh chấp, song Mỹ luôn thúc đẩy để đảm bảo tự do hàng hải ở các vùng biển tranh chấp và các nơi khác. "Mỹ đã nói rất rõ rằng chúng tôi không ủng hộ việc sử dụng bắt nạt và vũ lực" - ông nói.
Theo V.N
Lao động
Chỉ 85% xe thiết giáp Philippines đủ sức chiến đấu Theo một báo cáo mới đây, chỉ có 85 phần trăm xe thiết giáp Phillippines đủ khả năng hoạt động chiến đấu trong tổng số 343 chiếc. Theo một báo cáo mới đây, chỉ có 85% xe thiết giáp Phillippines đủ khả năng hoạt động chiến đấu trong tổng số 343 chiếc. Theo Army Recognition, Quân đội Philippines đang có trong biên chế...