Hải quân Mỹ khẳng định lợi ích cốt lõi ở châu Á-Thái Bình Dương
Sau tên lửa đạn đạo của Triều Tiên, một nhân tố khác đang uy hiếp đến lợi ích của Mỹ chính là việc Trung Quốc không ngừng gia tăng sức mạnh hải quân ở khu vực Thái Bình Dương.
Tàu khu trục USS Shiloh của Mỹ neo đậu tại Vịnh Subic, căn cứ hải quân cũ của Mỹ ở Philippines ngày 30/5. (Nguồn: AFP/TTXVN)
Báo mạng DongA.com ngày 31/7 đưa tin Tân Tham mưu trưởng Hải quân Mỹ John Richardson ngày 30/7 cho rằng mối uy hiếp lớn nhất mà Hải quân Mỹ phải đối mặt ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương chính là các tên lửa đạn đạo của Triều Tiên.
Video đang HOT
Phát biểu sau khi được Ủy ban quân lực Thượng viện Mỹ phê chuẩn làm Tham mưu trưởng Hải quân, ông John Richardson nêu rõ: “Mỹ đang đối mặt với thách thức là phải giữ được lợi ích cốt lõi ở khu vực này.”
Mặt khác, ông cũng chỉ ra rằng một nhân tố khác đang uy hiếp đến lợi ích của Mỹ chính là việc Trung Quốc đang không ngừng gia tăng sức mạnh hải quân ở khu vực Thái Bình Dương.
Ngoài ra, ông John Richardson cho rằng “với vai trò là con đường giao thương chủ yếu trên biển, giàu tài nguyên và có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, khu vực Ấn Độ Dương và châu Á-Thái Bình Dương vừa là cơ hội, vừa là nhân tố đe dọa lợi ích an ninh của Mỹ.
Do đó, Mỹ cần phải tiếp tục tăng cường quan hệ chặt chẽ và hỗ trợ nâng cao năng lực cho các đồng minh của Mỹ ở khu vực này nhằm loại bỏ các mối uy hiếp an ninh, đồng thời bản thân Mỹ cũng cần phải tự nâng cao năng lực hải quân để phòng thủ toàn khu vực Thái Bình Dương”./.
Theo (Vietnam )
Quân đội Mỹ sẽ từ bỏ mẫu máy bay F-35?
Phát biểu trước Ủy ban Quân lực Thượng viên Mỹ, Tướng Joseph F. Dunford, người sắp giữ chức Tham mưu trưởng liên quân nước này, ngày 12/7 thừa nhận rằng các cơ quan liên quan đang rà soát lại chương trình phát triển và sản xuất máy bay thế hệ thứ 5 F-35 của Mỹ.
Mẫu máy bay F-35. (Ảnh: Sputnik)
Phát biểu nêu trên của Tướng Dunford được đưa ra sau khi dư luận Mỹ thất vọng trước kết quả trong một cuộc chiến giả lập giữa F-35 hiện đại và mẫu F-16, vốn được sản xuất cách đây hàng chục năm. Trong cuộc chiến này, F-16 luôn giành được ưu thế trong mọi tình huống, dẫn tới nghi vấn về hiệu quả thực sự của chương trình phát triển máy bay F-35.
"Cho tới khi quá trình phân tích hoàn tất, chúng ta cần theo đuổi số lượng sản xuất như đã lên kế hoạch, khoảng 2.443 máy bay chiến đấu, cho giai đoạn ngắn hạn sắp tới. Theo đánh giá, mẫu F-35 thiếu cảm biến, vũ khí và tốc độ cho phép mẫu vũ khí này nhận biết chắc chắn và bắn hạ các máy bay khác trong chiến đấu. Ngoài ra, chúng ta cần phải thử nghiệm F-35 với các loại máy bay thế hệ mới nhất của Trung Quốc và Nga trong tương lai để có được kết quả chắc chắn nhất", Tướng Dunford khẳng định.
Quá trình phân tích lại chương trình phát triển mẫu F-35 của Mỹ diễn ra trong thời điểm một số quốc gia đồng minh đang do dự về việc mua mẫu máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 này. Mới đây, quân đội Úc được cho là đã thông báo lên chính phủ về quyết định hủy kế hoạch mua mẫu F-35B.
Trong khi đó, cựu Bộ trưởng Quốc phòng Anh, Nick Harvey đã lên tiếng chỉ trích mạnh mẽ mẫu máy bay này: "Bạn có thể tranh luận với nhau rằng đó là một trong những con voi màu trắng biết bay lớn nhất trong lịch sử".
Ngọc Anh
Theo Dantri/ Sputnik
Tướng Mỹ ủng hộ cung cấp vũ khí sát thương cho Ukraine Theo AP/Reuters, ngày 9/7, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ tương lai, ông Joseph Dunford cho rằng việc cung cấp vũ khí sát thương cho Ukraine chiến đấu chống lực lượng ly khai là "hợp lý." Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ tương lai, ông Joseph Dunford. (Nguồn: AP) Phát biểu trước phiên điều trần...