Hải quân Mỹ điều máy bay cảnh báo sớm đến Nhật
Ngày 5-1 (giờ địa phương), hải quân Mỹ thông báo vào tháng 2 tới sẽ triển khai một phi đội máy bay cảnh báo sớm E-2D Advanced Hawkeye từ Norfolk (bang Virginia) đến căn cứ hải quân Iwakuni ở Nhật.
Đủ sức phát hiện máy bay tàng hình Trung Quốc
Thông báo của hải quân Mỹ giải thích: “Các biện pháp này phù hợp với định hướng chiến lược của hải quân về tái cân bằng ở châu Á-Thái Bình Dương, kế hoạch nhằm điều động các đơn vị hiện đại nhất và đủ năng lực nhất để ủng hộ cam kết của Mỹ về bảo vệ Nhật cùng với an ninh và ổn định trong khu vực”.
Máy bay cảnh báo sớm E-2D Advanced Hawkeye là dòng mới nhất của máy bay E-2 Hawkeye. Máy bay sử dụng khả năng thông tin điện tử và radar tầm xa nhằm giám sát không gian chiến đấu và cảnh báo các mối đe dọa nằm ngoài tầm phát hiện của các đơn vị khác.
Máy bay có thể thu thập và phân phối hình ảnh chiến thuật đến các trung tâm chỉ huy và các bộ phận liên quan nhờ hệ thống xử lý dữ liệu riêng. CNN đưa tin máy bay trang bị radar hiện đại A/N-APY9 có thể phát hiện máy bay tiêm kích tàng hình của Trung Quốc.
Hải quân Mỹ thông báo triển khai máy bay E-2D Advanced Hawkeye đến Nhật vào lúc nhóm tác chiến tàu sân bay USS Carl Vinson rời căn cứ ở San Diego (bang California) khởi hành sang Tây Thái Bình Dương nhằm củng cố sự hiện diện của Mỹ.
Video đang HOT
Bà Thái Anh Văn lên đường sang Trung Mỹ
Thông báo của hải quân Mỹ về triển khai tàu sân bay USS Carl Vinson và máy bay cảnh báo sớm E-2D Advanced Hawkeye được đưa ra vào lúc quan hệ Mỹ-Trung gặp trục trặc sau khi ông Donald Trump điện đàm với nhà lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn.
Trung Quốc đang bám sát chuyến đi của bà Thái Anh Văn đến Trung Mỹ (Salvador, Guatemala, Honduras và Nicaragua). Chuyến đi kéo dài trong chín ngày từ ngày 7-1. Theo lịch trình, bà sẽ quá cảnh một ngày ở Houston hôm 7-1 và cuối chuyến đi sẽ đến San Francisco.
Trả lời câu hỏi liệu bà Thái Anh Văn có tiếp xúc với êkíp của ông Trump trong lúc quá cảnh ở Mỹ hay không, cựu Giám đốc Viện Mỹ tại Đài Bắc (đại diện cho quyền lợi Mỹ tại Đài Loan) William A. Stanton cho biết Đài Loan và Mỹ đều muốn tránh xảy ra vấn đề. Ông cho rằng do sức ép từ Trung Quốc, nếu bà Thái Anh Văn có tiếp xúc với người của chính quyền mới ở Mỹ thì cuộc tiếp xúc cũng sẽ được giữ bí mật.
Trước đó, trong đêm giao thừa năm mới 2017, ông Trump cho biết về lễ tân thì ông không thể tiếp lãnh đạo nước ngoài trước ngày nhậm chức 20-1. Tuy nhiên, ông bỏ thòng một câu: “… Nhưng chúng tôi sẽ gặp nhau”. Từ đó báo chí Đài Loan suy luận có khả năng bà Thái Anh Văn sẽ gặp ông Trump.
Trung Quốc đang mở rộng năng lực hải quân từ biển Đông sang Ấn Độ Dương
Ngày 6-1, báo chí Ấn Độ đưa tin hình ảnh vệ tinh qua Google Earth cho thấy một tàu ngầm Trung Quốc neo tại cảng Karachi (Pakistan) hồi tháng 5-2016.
Đây có thể là tàu ngầm lớp Hán chạy bằng năng lượng hạt nhân hoặc tàu ngầm lớp Thương type 093. Khác với tàu ngầm diesel-điện, tàu ngầm hạt nhân có thể hoạt động dưới nước nhiều tuần và chạy nhanh hơn. Tàu ngầm thường trang bị vũ khí hạng nặng như ngư lôi, tên lửa chống tàu.
Đây không phải lần đầu có thông tin về sự hiện diện của tàu ngầm Trung Quốc trên Ấn Độ Dương hoặc ở Pakistan. Ấn Độ đã từng phản đối Trung Quốc đưa tàu ngầm hạt nhân đến Colombo (Sri Lanka).
Theo Pháp Luật
Nhật tăng cường giúp Đông Nam Á giữ gìn an ninh Biển Đông
Tháng 4/2017, Lực lượng Bảo vệ bờ biển Nhật Bản sẽ thành lập cơ quan nhằm giúp Đông Nam Á tăng cường khả năng giữ gìn an ninh biển, trong bối cảnh tranh chấp không ngừng diễn ra.
Cơ quan mới gồm 7 nhân viên. Họ sẽ tham gia huấn luyện, tổ chức hội thảo nhằm duy trì trật tự hàng hải dựa trên luật pháp quốc tế.
Theo Japan Times, Lực lượng Bảo vệ bờ biển Nhật Bản (JCG) sẽ thiết lập mối quan hệ gần gũi hơn với cơ quan cùng chức năng tại các nước Đông Nam Á. Mục đích của điều này là đảm bảo thực thi luật biển trong việc giải quyết tranh chấp trên Biển Đông.
Ngoài ra, tăng cường khả năng ứng phó với thảm họa thiên nhiên và xâm phạm lãnh hải cũng là chức năng của cơ quan mới này.
Ngoài việc cung cấp tàu tuần tra cho một số nước,JCG đã thường xuyên thực hiện tập trận chung và tiến hành trao đổi với lực lượng cảnh sát biển các nước Đông Nam Á, như thực hiện đào tạo cho phía Việt Nam.
Lực lượng Bảo vệ bờ biển Nhật Bản có kinh nghiệm xử lý các vấn đề liên quan tới Trung Quốc trên biển Hoa Đông. Ảnh: Wikipedia.
Các hoạt động diễn tập chung sẽ được mở rộng. Quan chức Nhật Bản nói họ sẽ bắt đầu mời Thái Lan và Myanmar tham gia các buổi diễn tập, huấn luyện. Ngoài ra, việc cung cấp tàu tuần tra trên biển vẫn được duy trì.
Tokyo tin rằng kinh nghiệm của mình trong việc đối phó với tàu Trung Quốc trong khu vực biển Hoa Đông và quần đảo Senkaku/Điếu Ngư sẽ có ích đối với các nước Đông Nam Á. Đặc biệt là trong bối cảnh Bắc Kinh đang có những hành động dứt khoát hơn trên biển.
Tháng 12/2016, ảnh vệ tinh cho thấy Bắc Kinh đã lắp đặt trái phép hệ thống vũ khí quy mô trên Biển Đông, trong khu vực thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Không lâu sau đó, tàu sân bay Liêu Ninh tập trận bắn đạn thật trên biển Hoàng Hải và Thái Bình Dương.
Những động thái gần đây của Trung Quốc khiến lo ngại trong khu vực gia tăng. Trước đó, nước này từng cam kết không theo đuổi quân sự hóa.
(Theo Zing News)
Bị "nhồi" chật cứng trên tàu điện ngầm giờ cao điểm, tại sao người Nhật vẫn luôn chọn giao thông công cộng? Nhật Bản sở hữu hệ thống tàu điện ngầm tối tân và quy mô nhất thế giới nhưng nhu cầu đi lại của người dân quá lớn khiến việc bị nhồi nhét trên những chuyến tàu tốc hành là điều vẫn xảy ra trong giờ cao điểm. Những chuyến tàu "bánh kẹp" Mạng lưới giao thông đường sắt đóng vai trò quan trọng...