Hải quân Mỹ công bố robot cứu hỏa trên tàu chiến
Ngày 4-2, Văn phòng Nghiên cứu hải quân Mỹ ( ONR) cho biết, cơ quan này phối hợp với các nhà nghiên cứu tại Viện kỹ thuật Virginia đã công bố một robot chữa cháy, được thiết kế để đảm bảo an toàn cho các thủy thủ khi tiếp xúc trực tiếp với lửa.
Ông Thomas McKenna, giám đốc chương trình nghiên cứu thần kinh tương tác và nhận thức của ONR, nói rằng: “Chúng tôi đã bắt đầu chế tạo và thử nghiệm một robot hình người có khả năng cơ động trên tàu, mở cửa và vận hành vòi cứu hỏa”.
Theo ông, robot này được trang bị các bộ phận cảm biến để nhìn và di chuyển qua các đám khói. “Mục tiêu lâu dài là để đảm bảo cho các thủy thủ tránh rủi ro khi tiếp xúc trực tiếp với lửa”, ông nói.
Robot cứu hỏa Saffir
Robot 2 chân này mang tên Saffir, có khả năng cơ động trong những điều kiện chật hẹp, môi trường điển hình trên các tàu chiến của hải quân. Mặc dù có chức năng tự động, nhưng loại robot cao 5 feet 10 inch (khoảng 1,78m) này lại được con người điều khiển từ xa.
Robot Saffir là một trong nhiều robot của Văn phòng nghiên cứu hải quân Mỹ được tích hợp cơ chế tự động và do con người điều khiển để sử dụng cho các mục đích quân sự.
Tuần trước, ONR cũng đã tiết lộ họ đang thử nghiệm một loại robot ứng xử tương tự như con người, có thể được sử dụng trong các cuộc diễn tập huấn luyện. ONR cũng đã phát triển một loại robot giống cá mập để hỗ trợ việc thu thập thông tin tình báo, giám sát, trinh sát và kiểm soát thân tàu chiến.
Video đang HOT
Theo An Ninh Thu Đô
Tọa đàm về thành tựu đổi mới của Việt Nam tại Pháp
Buổi tọa đàm đã thu hút được sự tham gia của nhiều nhà nghiên cứu và các bạn bè Pháp yêu mến Việt Nam.
Chiều 29/1, buổi tọa đàm có chủ đề: "Từ mở cửa đến nền kinh tế mới nổi: nguyên nhân dẫn đến những thành tựu của Việt Nam" đã được tổ chức tại Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp dưới sự chủ trì của Đại sứ Nguyễn Ngọc Sơn. Buổi tọa đàm đã thu hút được sự tham gia của nhiều nhà nghiên cứu và các bạn bè Pháp yêu mến Việt Nam.
Buổi tọa đàm được tổ chức trên cơ sở đề nghị của Trung tâm nghiên cứu và thông tin về quan hệ xã hội của Pháp (ODIS) nhân dịp cơ quan này tiến hành khảo sát thông tin về các nước nhằm chuẩn bị cho việc xuất bản cuốn sách "Thực trạng xã hội thế giới" (État social du monde) theo đơn đặt hàng của Trung tâm tư liệu Pháp (Documentation franaise) - một cơ quan trực thuộc chính phủ Pháp.
Đại sứ Nguyễn Ngọc Sơn (phải) trao đổi tại buổi tọa đàm. (Ảnh: Đào Dũng)
Để thực hiện ấn phẩm lớn này, trong quá trình khảo sát và phân tích các thông tin liên quan đến Việt Nam, ODIS đã đề nghị Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp tổ chức buổi tọa đàm với sự tham dự của một số học giả, nhà ngoại giao, nhà nghiên cứu chính trị và kinh tế hiểu biết về Việt Nam do Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp và ODIS cùng lựa chọn. Mục đích của việc này là để các ý kiến đưa ra tại buổi tọa đàm đảm bảo tính khách quan, trung thực để các trang thông tin về Việt Nam, các xếp hạng thứ bậc về quan hệ xã hội, thành tựu kinh tế của Việt Nam trong ấn phẩm phản ánh đúng hiện thực của đất nước.
Phát biểu tại buổi tọa đàm, Đại sứ Việt Nam tại Pháp Nguyễn Ngọc Sơn khẳng định, sau gần 30 năm thực hiện công cuộc đổi mới với nhiều khó khăn và thử thách, Việt Nam đã vượt qua một chặng đường dài để thực hiện thành công chính sách mở cửa và hội nhập quốc tế, khẳng định con đường phát triển đúng đắn, sáng tạo, phù hợp với hoàn cảnh của Việt Nam.
Đại sứ Nguyễn Ngọc Sơn đã điểm lại những thành tựu nổi bật của Việt Nam kể từ sau Đại hội Đảng lần thứ VI năm 1986 - đại hội đánh dấu việc đề ra đường lối đổi mới toàn diện và sâu sắc trên mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước.
Trong gần 30 năm qua, mặc dù tình hình thế giới và khu vực có những diễn biến nhanh chóng, phức tạp, nhưng Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn có những nhận thức xác đáng về thời đại, về thế giới và tình hình khu vực để đưa ra đường lối và chính sách đối nội, đối ngoại phù hợp làm nền tảng cho sự phát triển của đất nước. Nhờ các chủ trương và chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội, cải thiện đời sống nhân dân, tạo bầu không khí dân chủ trong xã hội và nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.
Việt Nam đã trở thành nước có thu nhập trung bình từ năm 2010. Năm 2013, thu nhập quốc dân tính theo đầu người của Việt Nam đã đạt 1.910 đô-la Mỹ, đứng hàng 132/181 quốc gia trên thế giới. Tỷ lệ tăng trưởng kinh tế trung bình của giai đoạn 2000-2010 đạt 7,2%. Riêng trong năm 2014, khi các nước trên thế giới đều đang phải đối mặt với tình trạng suy thoái kinh tế thì tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam vẫn đạt 5,98%. Tỷ lệ thất nghiệp của Việt Nam được duy trì ở mức 1,9% (năm 2013).
Buổi tọa đàm thu hút được đông đảo nhà nghiên cứu và bạn bè Pháp yêu mến Việt Nam. (Ảnh: Đào Dũng)
Trên lĩnh vực xã hội, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã thực hiện chủ trương xây dựng một nhà nước "của dân, do dân và vì dân", thực hiện dân chủ hóa đời sống xã hội theo phương châm "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra", quan tâm thực hiện các chính sách phúc lợi xã hội... Từ năm 1996, nhà nước luôn dành từ 24-26% ngân sách để thực hiện các chính sách xã hội liên quan đến sức khỏe, y tế, giáo dục, chống đói nghèo, an sinh xã hội, bảo vệ môi trường, tái phân bổ thu nhập, dành ưu tiên cho những khu vực khó khăn, vùng sâu vùng xa...
Bên cạnh đó, Đại sứ cũng thừa nhận rằng, còn nhiều vấn đề đặt ra mà Đảng và Nhà nước Việt Nam đang cố gắng khắc phục trong việc phát triển cơ sở hạ tầng, nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp, cải thiện công tác đào tạo nghề nhằm đáp ứng các nhu cầu của nền kinh tế, cải cách hệ thống y tế, giáo dục...
Tại buổi tọa đàm, nhiều đại biểu là các học giả, nhà nghiên cứu người Pháp đã phát biểu, chia sẻ quan điểm về những thành tựu quan trọng mà Việt Nam đã đạt được. Các ý kiến tham luận đều đánh giá cao những thành tựu về kinh tế - xã hội mà Việt Nam đã đạt được trong gần 30 năm thực hiện công cuộc đổi mới, với việc nâng cao chất lượng đời sống cũng như sự tham gia tích cực của người dân vào đời sống chính trị, xã hội của đất nước.
Kết luận buổi tọa đàm, ông Jean-Franois Chantaraud, Tổng Giám đốc của tổ chức ODIS cho rằng, với những thành tựu thu được quá trình đổi mới toàn diện đất nước, Việt Nam đang thu hút sự chú ý của thế giới. Ông cũng bày tỏ tin tưởng rằng việc Việt Nam quyết tâm thực hiện mục tiêu đề ra theo cách thức đặc thù của mình sẽ đảm bảo thành công cho Việt Nam trước mắt cũng như trong tương lai.
Vài nét về Trung tâm nghiên cứu và thông tin về quan hệ xã hội của Pháp (ODIS):
ODIS là một trung tâm nghiên cứu ứng dụng và thông tin về quan hệ xã hội. Nghiên cứu của ODIS chủ yếu về cơ chế tương tác giữa các cá nhân và môi trường xã hội (hệ thống, cấu trúc xã hội) và nguồn gốc của các phát triển kinh tế xã hội, từ đó giúp xây dựng các mối quan hệ lâu dài và hiệu quả. ODIS tập trung vào 4 lĩnh vực hoạt động chính là: nghiên cứu, tư vấn, đào tạo và tổ chức tọa đàm.
Hiện ODIS đang chuẩn bị xuất bản cuốn "Thực trạng xã hội thế giới" (État social du monde) vào tháng 2/2015, trong đó phân tích tác động tương tác của các yếu tố xã hội, kinh tế, thể chế... nhằm giải thích năng lực của mỗi nước. Đây là sản phẩm nghiên cứu, điều tra theo đơn đặt hàng của Trung tâm tư liệu Pháp (Documentation franaise) - một cơ quan trực thuộc Chính phủ Pháp.
Để thực hiện ấn phẩm lớn này, ngoài công tác phân tích, điều tra... ODIS tổ chức các buổi tọa đàm với Đại sứ một số nước liên quan do chính ông Tổng giám đốc thực hiện, với sự tham gia của một số học giả nhà nghiên cứu do Đại sứ quán nước đó và ODIS cùng lựa chọn (buổi tọa đàm diễn ra tại trụ sở Đại sứ quán từng nước)./.
Đào Dũng
Theo_VOV
5 nghiên cứu "vô dụng" nhất trong năm 2014 Từ thức ăn nhanh khiến bạn dễ béo đến bia giúp đàn ông thể hiện cảm xúc, 5 nghiên cứu dưới đây đã chứng minh những điều bị coi là "biết rồi, khổ lắm..." nhưng vẫn luôn được nói. Điều thú vị là, tuy đa số chúng ta tin rằng những nghiên cứu loại này chẳng có tác dụng gì, song một số...