Hải quân Mỹ có thể quay lại căn cứ Vịnh Subic của Philippines
Tờ Independent của Anh đưa tin Hải quân Mỹ có thể quay trở lại căn cứ tại Vịnh Subic của Philippines, trong bối cảnh căng thẳng gia tăng ở Biển Đông.
Tàu chiến USS Shilov (Ảnh: USNavy)
Tờ Independent của Anh số ra hôm 2/6 cho biết thêm những ý kiến phản đối tại Thượng viện Philippines về sự hiện diện của quân Mỹ tại các căn cứ của nước này đã giảm đi do tình trạng căng thẳng tăng cao tại Biển Đông sau các hoạt động cải tạo đất của Trung Quốc.
Theo tờ Independent, tàu khu trục trang bị tên lửa dẫn đường USS Shiloh đã tới căn cứ ở Vịnh Subic để tiếp thêm nhiên liệu trước khi lên đường làm nhiệm vụ tuần tra ở Biển Đông hồi tuần trước.
Video đang HOT
Với động thái trên, tờ Independent đánh giá cao khả năng Hải quân Mỹ quay trở lại căn cứ mà họ từng phải rút đi sau quyết định của Thượng viện Philippines hồi năm 1991.
Đại úy Kurush F.Morris, Chỉ huy tàu USS Shiloh, phát biểu trước khi tàu này tới căn cứ hải quân tại Vịnh Subic: “Với lịch sử lâu năm giữa Mỹ và Philippines, tôi cảm thấy tự hào khi có cơ hội đưa tàu Shiloh và đoàn thủy thủ tới lại căn cứ ở Vịnh Subic. Với nhiều người trên tàu, đây là lần đầu tiên họ tới đây và tôi tin chắc rằng chuyến đi này sẽ giúp hai bên tăng cường trao đổi kinh nghiệm cũng như thắt chặt tình hữu nghị song phương”.
Ngoài ra, tờ Independent cho rằng người dân địa phương cũng đang hoan nghênh sự hiện diện của quân đội Mỹ vì không chỉ giúp tăng cường an ninh cho nước này mà còn giúp họ cải thiện đời sống kinh tế.
Năm 1992, căn cứ hải quân của quân đội Mỹ tại Vịnh Subic đã buộc phải đóng cửa sau quyết định nêu trên của Thượng viện. Kể từ khi đó, Philippines đã quyết định chuyển đổi khu vực này thành khu công nghiệp kiểu mới.
Theo Dantri/Independent
Philippines xác nhận xây căn cứ hải quân gần Trường Sa
Hải quân Philippines đã công bố những tấm hình xác nhận việc hoàn thành giai đoạn đầu tiên trong quá trình xây dựng căn cứ tại vịnh Oyster ở Palawan, cách quần đảo Trường Sa khoảng 160 km, tạp chí quân sự IHS Jane's ngày 2/6 đưa tin.
Tàu chiến hải quân lớp Hamilton của quân đội Philippines. (Ảnh: The Diplomat)
Theo thông báo của Hải quân Philippines, giai đoạn nêu trên, chủ yếu tập trung xây đường, sẽ cho phép quá trình xây dựng căn cứ diễn ra khẩn trương hơn.
Tạp chí IHS Jane's cho rằng dự án xây căn cứ hải quân mới của Philippines sẽ bao gồm một cơ sở có bãi đáp trực thăng, một trung tâm huấn luyện tác chiến, một trạm radar và trung tâm thông tin liên lạc, một mạng lưới các tiền đồn và hệ thống giám sát và có khả năng một khu vực để thực hiện các hoạt động chung mỗi khi căn cứ này có "đối tác" của Manila tới thăm.
Một khi được hoàn thành, giới chức Philippines khẳng định căn cứ này sẽ có thể tiếp đón các loại tàu chiến cỡ lớn, kể cả tàu chiến của Mỹ.
Trước đó, Tổng tham mưu trưởng quân đội Philippines, Tướng Gregorio Catapang, Jr. đã nhắc tới việc xây dựng căn cứ nêu trên là "mục tiêu ưu tiên hàng đầu" của quân đội nước này trong thời gian tới.
Trong một cuộc phỏng vấn, Tướng Catapang nhấn mạnh rằng Hải quân Mỹ có thể tới căn cứ này để tiếp nhiên liệu và lưu lại. Ngoài ra, ông cũng lên tiếng hoan nghênh sự góp mặt của hải quân các nước trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương như Nhật Bản, Úc và Việt Nam.
Theo đánh giá của giới phân tích, nếu căn cứ nêu trên được hoàn thành, Hải quân Philippines sẽ có được một căn cứ chiến lược để ứng phó trước những nguy cơ xảy ra xung đột, đặc biệt trong bối cảnh tình hình Biển Đông đang căng thẳng sau các hoạt động cải tạo đất của Trung Quốc tại những khu vực mà Bắc Kinh ngang ngược đòi chủ quyền.
Ngọc Anh
Theo Dantri/ Diplomat
Ấn Độ nói Trung Quốc âm mưu bá chủ châu Á Tương tự như khi tuyên bố điều tàu ngầm đến Ấn Độ Dương hồi năm ngoái, Trung Quốc mới đây lại khiến cả châu Á-Thái Bình Dương phải bất ngờ khi tiết lộ nước này đang tìm cách vươn đến vùng Sừng châu Phi với một kế hoạch lập căn cứ quân sự tại đây. Trung Quốc đang muốn giành vị trí bá...