Hải quân Mỹ có nữ phi công da màu đầu tiên sau 110 năm
Sau khi hoàn thành chương trình học và đáp ứng các yêu cầu, Madeline Swegle trở thành nữ phi công da màu đầu tiên trong lực lượng Hải quân Mỹ.
Theo CNN, Thiếu tá Madeline Swegle đến từ Burk, Virginia sẽ trở thành nữ phi công da màu đầu tiên tại Hải quân Mỹ trong lịch sử 110 năm hoạt động.
Madeline tốt nghiệp Học viện Hải quân Mỹ năm 2017 và sẽ được bổ nhiệm vào Trung đội huấn luyện 21 ở Kingsvile, Texas. Sau khi hoàn thành chương trình tại Trường bay của Hải quân Mỹ vào cuối tháng này, Madeline sẽ nhận được huy hiệu sĩ quan “đôi cánh vàng”.
Madeline là nữ phi công da màu đầu tiên của Hải quân Mỹ.
Trên mạng xã hội, Thượng nghị sĩ Elizabeth Warren và ngôi sao quần vợt Billie Jean King cũng gửi lời chúc mừng đến Madeline.
Video đang HOT
Chỉ huy trưởng trung tâm huấn luyện phi công của Hải quân Mỹ viết trên trang cá nhân: “Madeline là nữ phi công tác chiến người Mỹ gốc Phi đầu tiên của hải quân và sẽ nhận huy hiệu ‘đôi cánh vàng’ vào cuối tháng này. Hoan hô!”
Một nghiên cứu của trang Military.com năm 2018 cho biết hiếm có các phi công da màu làm việc, đặc biệt là trong đơn vị tác chiến. Chỉ có 1,9% phi công người Mỹ gốc Phi lái các loại chiến đấu cơ như F/A-18 Hornet, EA-18 Growler, E-2 Hawkey và C-2 Greyhound.
Trước Madeline, theo Women in Aviation International, bà Rosemary Mariner là người phụ nữ đầu tiên lái máy bay chiến thuật trong Hải quân Mỹ vào năm 1974. Bà thường lái một số loại máy bay như A-4C và A-7E Corsair II. Sau đó, bà Brenda Robinson là phụ nữ Mỹ gốc Phi đầu tiên có được danh hiệu “đôi cánh vàng” vào năm 1980.
Báo Trung Quốc cảnh báo đối đầu quân sự với Mỹ ở Biển Đông
Global Times tuyên bố quân đội Trung Quốc "đã sẵn sàng" cho "đối đầu quân sự" với Mỹ tại Biển Đông, sau khi Washington bác yêu sách của Bắc Kinh.
"Mỹ sẽ tạo ra thêm rắc rối, kích động nhiều cuộc đối đầu trong khu vực, thực hiện thêm các động thái nguy hiểm và hung hăng hơn để kích động xung đột quân sự với Trung Quốc. Quân Giải phóng Nhân dân (PLA) Trung Quốc đã sẵn sàng cho các cuộc xung đột ở Biển Đông và eo biển Đài Loan", Global Times, tờ báo thuộc People's Daily, cơ quan ngôn luận của đảng Cộng sản Trung Quốc, ngày 14/7 đăng bài bình luận, dẫn lời các "chuyên gia phân tích quân sự".
Bài viết của Global Times đề cập đến tuyên bố mới đây của Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo, trong đó bác bỏ hầu hết yêu sách chủ quyền phi lý của Trung Quốc trên Biển Đông. Ngay sau tuyên bố của Pompeo, hải quân Mỹ đăng hình ảnh cho thấy tàu khu trục USS Ralph Johnson áp sát hai thực thể Trung Quốc chiếm đóng trái phép tại quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
"Biển Đông nằm trong tầm bắn hiệu quả của các vũ khí chiến lược mà PLA sở hữu. Các loại tên lửa đạn đạo xuyên lục địa của Trung Quốc có thể bao trùm toàn bộ khu vực Biển Đông", Global Times dẫn lời Trang Quốc Thổ, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Đông Nam Á thuộc Đại học Hạ Môn.
Trước đó, Global Times cũng phát thông điệp đe dọa nhằm vào hải quân Mỹ, khi hai tàu sân bay USS Nimitz và USS Ronald Reagan cùng một oanh tạc cơ chiến lược B-52 tổ chức diễn tập chung trên Biển Đông hồi đầu tháng 7. Tuy nhiên, tài khoản của đơn vị phụ trách truyền thông hải quân Mỹ do chuẩn đô đốc Charlie Brown phụ trách ngay sau đó đăng thông điệp tuyên bố "không sợ" tên lửa "sát thủ tàu sân bay" của Trung Quốc.
Tàu sân bay Liêu Ninh cùng chiến hạm hộ tống di chuyển tại khu vực Biển Đông, tháng 12/2016. Ảnh: Reuters.
Một bài xã luận khác trên Global Times viết rằng Trung Quốc đủ khả năng để bảo vệ cái gọi là "lợi ích chủ quyền ở Biển Đông", đồng thời cho rằng Mỹ muốn biến đồng minh và đối tác ở Đông Nam Á thành "bia đỡ đạn" nếu xảy ra xung đột, thay vì hỗ trợ họ.
"Vì lợi ích quốc gia cao nhất, các nước ASEAN cần duy trì ngoại giao cân bằng giữa Trung Quốc và Mỹ. Tuy nhiên, Mỹ luôn muốn vỗ về hoặc thậm chí ép họ chọn phe mình, biến họ thành bia đỡ đạn trong chiến lược nhằm kiềm chế Trung Quốc", bài xã luận viết.
Báo Trung Quốc cho rằng tuyên bố của Ngoại trưởng Pompeo ngày 14/7 cho thấy Mỹ không còn "giả vờ trung lập" trong tranh chấp tại Biển Đông. "Nó báo hiệu Mỹ quyết định giữ một vị trí rõ ràng và muốn đối đầu với Trung Quốc về vấn đề này", Global Times bình luận.
Tờ báo còn cảnh báo rằng nếu tàu chiến Mỹ tiến vào cái gọi là "lãnh hải Trung Quốc" ở Biển Đông, PLA sẽ điều tàu hải quân ra ngăn chặn và xem xét triển khai thêm vũ khí chống hạm.
"Nếu máy bay quân sự của Mỹ tiếp tục bay lượn trong khu vực, tên lửa phòng không có thể được triển khai thêm. Nếu Mỹ diễn tập hàng hải chung với các nước trong khu vực, Trung Quốc cũng sẽ làm vậy", bài xã luận viết.
Trung Quốc gần đây tiến hành nhiều hoạt động quyết liệt sau Covid-19 nhằm gây áp lực cho các quốc gia, vùng lãnh thổ xung quanh. Trung Quốc nhiều lần điều máy bay quân sự áp sát đảo Đài Loan, đụng độ với Ấn Độ tại khu vực biên giới, điều tàu hải cảnh áp sát đảo tranh chấp với Nhật Bản, và thông qua luật an ninh quốc gia bị cho là hạn chế quyền tự trị của đặc khu hành chính Hong Kong.
Tại Biển Đông, Trung Quốc cũng triển khai loạt hoạt động gây hấn như điều tàu khảo sát địa chất Hải Dương 8 đi vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam rồi đó bám theo tàu khoan của Malaysia, cho tàu hải cảnh đâm chìm tàu cá của Việt Nam, tập trận trái phép ở quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Ngoại trưởng Mỹ Pompeo khẳng định chính sách của Trung Quốc với Biển Đông trong nhiều năm qua là "dùng biện pháp bắt nạt" để xâm phạm quyền chủ quyền của các nước quanh khu vực, thay thế luật quốc tế bằng tư duy "chân lý thuộc về kẻ mạnh".
Pompeo khẳng định Mỹ sẽ sát cánh cùng cộng đồng quốc tế nhằm bảo vệ tự do hàng hải, tôn trọng chủ quyền và phản đối mọi động thái sử dụng sức mạnh ở Biển Đông và khu vực.
Tàu đổ bộ Mỹ bốc khói đen kịt trên ảnh vệ tinh Ảnh vệ tinh cho thấy tàu đổ bộ USS Bonhomme Richard tạo ra cột khói đen khổng lồ trên bầu trời San Diego khi đám cháy chưa được kiểm soát. Tài khoản Twitter của Phái đoàn Liên minh châu Âu (EU) tại Mỹ đăng bức ảnh do vệ tinh Corpenicus chụp quân cảng San Diego, bang California hôm 13/7, cho thấy đám cháy...