Hải quân Mỹ chuyển đổi toàn bộ tàu chiến thành tàu sân bay
Hải quân Mỹ quyết định sẽ chuyển đổi toàn bộ các tàu chiến hiện có thành tàu sân bay cỡ nhỏ, một bước đi tham vọng chưa từng có nhằm tối ưu hóa năng lực của lực lượng hải quân.
Trong tương lai, các tàu chiến của Mỹ đều sẽ trở thành các tàu sân bay di động (Ảnh: Believenothing)
Trong thông báo đưa ra ngày hôm qua 24/4, Cơ quan quản lý các dự án nghiên cứu quốc phòng hiện đại ( DARPA) cho biết đang đẩy nhanh chương trình nghiên cứu, cải tiến để chuyển đổi tất cả tàu chiến hiện có thành các tàu sân bay nhỏ.
“Kế hoạch mang mật danh “TERN” (Tactically Exploited Reconnaissance Node) đã bước vào giai đoạn 2 từ tháng 3/2015″, thông báo của DARPA nêu rõ.
Đây là chương trình nghiên cứu chung giữa DARPA với Phòng nghiên cứu hải quân của Hải quân Mỹ, nhằm phát triển một hệ thống cho phép cải tiến các tàu chiến thành các tàu có thể triển khai được máy bay.
Mục tiêu của chương trình này là đưa lực lượng tàu chiến nhỏ triển khai ở tuyến trước trở thành những bệ phóng cơ động cho các phi đội máy bay không người lái tầm xa và tầm trung, giúp lực lượng này kéo dài thời gian và tầm hoạt động so với hiện nay.
Những máy bay có thể được triển khai gồm máy bay do thám không người lái và cả máy bay trực thăng chiến đấu.
Ngoài ra, chương trình này còn giúp giảm chi phí hoạt động so với thực tế hiện nay, khi giảm thiểu việc phải sử dụng các đường băng trên đất liền xa xôi hoặc các đường băng trên những tàu sân bay cỡ lớn.
Đó là chưa kể, các đường băng cứng trên đất liền dễ bị đối phương tấn công hơn là những đường băng trên các con tàu cơ động.
Chương trình “TERN” được bắt đầu triển khai từ năm 2013 với 3 giai đoạn. Trong 2 giai đoạn đầu, chương trình này chủ yếu tập trung nghiên cứu thiết kế các mẫu mã và tính toán các rủi ro về mặt kỹ thuật.Giai đoạn cuối cùng sẽ tiến hành đóng một tàu mô phỏng, thử nghiệm trên đất liên và trên biển.
Tuy nhiên, hiện chưa biết thời điểm kết thúc chương trình đầy tham vọng này của Hải quân Mỹ, hiện do hai nhà thầu chính thực hiện là AeroVironment và Northrop Grumman.
Vũ Anh
Video đang HOT
Theo Dantri
9 dự án quân sự khác thường của Mỹ
Một trong những tuyên ngôn về sứ mệnh của Cơ quan Quản lý các dự án nghiên cứu cao cấp Bộ Quốc phòng Mỹ (DARPA) là tạo ra "sự kinh ngạc về công nghệ quốc phòng".
Mô hình phối hợp tác chiến theo nhóm của các máy bay không người lái của DARPA. Ảnh: DARPA
Truyền thông Mỹ đã dò tìm được 9 dự án nghiên cứu khác thường trong lĩnh vực quốc phòng đang được tiến hành tại DARPA.
1. Khí cầu máy khổng lồ
Loại phương tiện này được cho là có thể vận chuyển khoảng 1.000 tấn vũ khí, trang thiết bị phục vụ chiến đấu. Theo Business Insider, dự án này từng bị đình lại năm 2006 do thiếu công nghệ. Tuy nhiên, năm 2013, nó đã được tái khởi động.
Mục tiêu của DARPA là chế tạo các khí cầu máy có khả năng vận chuyển số lượng vũ khí lớn tới khoảng cách nửa vòng trái đất chỉ trong 5 ngày.
Bằng cách đó, quân đội Mỹ sẽ mau chóng triển khai cho các đơn vị chiến đấu của họ tất cả phương tiện cần thiết.
2. Xe tự lái chạy nhanh
Một trong những mục tiêu chính DARPA đặt ra trong dự án nghiên cứu công nghệ xe tự lái Ground X-Vehicle là nâng cao độ an toàn cho các phương tiện di chuyển trên bộ.
Trong clip minh họa, chiếc Ground X-Vehicle được chế tạo trông như một con nhện với 4 chân linh hoạt. Nó có khả năng tự động né tránh những luồng đạn pháo lao tới bằng cách chạy thật nhanh thoát khỏi luồng đạn, hoặc tự thay đổi cấu trúc xe để giảm thiểu nguy cơ bị đạn pháo xuyên thủng.
Xe Ground X-Vehicle có thể hoạt động ở cả 2 dạng, có người lái và không người lái. Ảnh: DARPA
3. "Sân bay" trên không
Đây thực chất là các sàn bay trên không, về hình thức như một "sân bay" nhỏ để máy bay không người lái có thể hạ cánh và tiếp nhiên liệu. DARPA tự tin nếu chương trình này thành công, máy bay không người lái của Mỹ sẽ vượt xa các đối thủ.
Các sàn bay trên không này hoạt động nhờ một hệ thống động cơ độc lập, kết hợp với một dự án nghiên cứu khác gọi tắt là CODE. Nó có hệ thống phần mềm tự động tổ chức các máy bay không người lái chiến đấu theo đội hình mà không cần nhiều sự giám sát và điều khiển của con người.
4. Robot trinh thám "không cần pin"
Đây là dự án nghiên cứu chế tạo robot có tên viết tắt là EATR (Robot chiến thuật tự sản sinh năng lượng). Mục tiêu của DARPA là chế tạo loại robot tự động có thể duy trì khả năng hoạt động trong những nhiệm vụ lâu dài và tầm xa không cần người điều khiển và cũng không phải tiếp năng lượng cho chúng theo cách thông thường.
Theo trang Robotictechnologyinc, các robot EATR sẽ thu thập năng lượng để hoạt động như một sinh vật sống. Chúng sẽ tìm kiếm các sinh khối trong môi trường (bao gồm vật liệu sinh học từ sự sống hay sinh vật sống) và các nguồn năng lượng hữu cơ khác.
Tất nhiên trong điều kiện thích hợp, các robot này vẫn có thể sử dụng nguồn năng lượng truyền thống và thay thế như xăng dầu, năng lượng mặt trời, dầu ăn, than đá, diesel... Thậm chí chúng còn có khả năng đánh cắp nhiên liệu khi cần thiết.
Một kiểu bọ gián điệp trong nghiên cứu của DARPA. Ảnh: DARPA
5. Côn trùng "gián điệp"
Cơ sở của ý tưởng này là biến hoạt động của những côn trùng có cánh thành nguồn cung cấp năng lượng cho bộ phận cảm biến gắn trên lưng chúng.
DARPA cấy sẵn các thiết bị điều khiển vào con bọ ngay trong giai đoạn còn là nhộng trong kén và kèm theo đó là một bộ phận phát điện có khả năng chuyển hóa động năng từ chuyển động bay của côn trùng thành năng lượng.
Theo Business Insider, DARPA đang nghiên cứu cách phối hợp hoạt động giữa nguồn cung cấp năng lượng và bộ phận cảm biến, đồng thời nghiên cứu thiết bị có thể thu thập tin tức tình báo từ côn trùng.
6. Camera quan sát từ mọi góc độ
DARPA cũng không chắc rằng dự án này sẽ thành công, nhưng họ vẫn thử các phương cách khác nhau sử dụng kỹ thuật chụp ảnh plenoptic để tạo nên loại cảm biến có khả năng quan sát một khu vực từ mọi góc độ. Tất nhiên nguyên lý hoạt động của loại camera này sẽ khác.
7. GPS dùng năng lượng hạt nhân
Vật liệu hạt nhân được dùng trong trường hợp này chỉ để xác định tốc độ chứ không phải cung cấp năng lượng hay gây nổ. Hiện tại hầu hết vũ khí chính xác cao của Mỹ đều dựa vào công nghệ định vị GPS.
Tuy nhiên, ở những nơi tín hiệu GPS bị chặn hay mờ như khi tàu ngầm lặn dưới nước, quân đội Mỹ gặp nhiều khó khăn trong việc điều khiển tên lửa cũng như các phương tiện chiến đấu nhắm trúng mục tiêu.
Dự án nghiên cứu C-SCAN (Thiết bị định vị nguyên tử tổ hợp cỡ chip) sẽ cho phép định vị chính xác trong điều kiện không có tín hiệu GPS bằng việc đo tốc độ các nguyên tử từ sự phân rã hạt nhân.
8. Cấy ghép điện cực trong não trị bệnh
Thoạt nghe ý tưởng này sẽ gây lo lắng với nhiều người, nhưng DARPA cam kết chỉ thực hiện việc này với mục đích phục vụ chăm sóc sức khỏe. Dự án nghiên cứu SUBNETS sẽ giúp cấy thiết bị điện tử vào não bộ, sơ đồ hóa các luồng điện trong đó và sau đó thay đổi chúng.
Đây có thể là bước đột phá trong việc điều trị chứng rối loạn căng thẳng sau chấn thương tâm lý và tổn thương não sau chấn thương.
9. Vi khuẩn chống vũ khí sinh học
Một trong những nguy cơ quân đội Mỹ lo ngại hiện nay là việc kẻ thù sử dụng vũ khí sinh học là những loại vi khuẩn có khả năng chống lại các loại kháng sinh. DARPA muốn tận diệt nguy cơ này ngay từ trong trứng nước, trước khi kẻ thù nào đó bất ngờ gieo rắc đại dịch cho quân đội cũng như người dân Mỹ.
Để đạt mục đích đó, họ đang nghiên cứu các loại vi khuẩn có thể được nuôi và cấy vào cơ thể nạn nhân bị vũ khí sinh học tấn công. Những vi khuẩn "qua đào tạo" này sẽ có khả năng truy tìm và tiêu diệt vi khuẩn hay virus gây bệnh ở cấp độ nhỏ nhất.
Tàu sân bay USS Theodore Roosevelt có thể chở 60 máy bay chiến đấu, phần lớn là các máy bay F18.
Theo NTD
Bỏ mạng vì "miền đất hứa" Dù đã có hàng nghìn người bỏ mạng trên biển song vẫn có hàng trăm nghìn người dân châu Phi vẫn phó mặc số phận mình để leo lên các con tàu cũ nát với hy vọng được đổi đời khi đến "miền đất hứa" châu Âu. Hàng nghìn người nhập cư bất hợp pháp đã bỏ mạng mỗi năm trên Địa Trung...