Hải quân Mỹ chuẩn bị tiếp nhận tàu khu trục lớn nhất
Hôm qua 15/5, các quan chức Hải quân Mỹ cho biết lực lượng này đã sẵn sàng để tiếp nhận tàu khu trục DDG 1000 Zumwalt, tàu khu trục lớn nhất và trang bị công nghệ tối tân nhất từ trước đến nay của quân đội Mỹ.
Tàu khu trục USS Zumwalt sắp được bàn giao cho Hải quân Mỹ (Ảnh: US Navy)
Theo lời Đại tá James Kirk, hạm trưởng tàu khu trục Zumwalt, đồng phục và các đồ cá nhân của thủy thủ đoàn, cùng hàng hóa và các đồ phụ tùng đang được chuyển lên tàu khu trục dài 186 m này.
Zumwalt là chiếc đầu tiên của lớp chiến hạm mới được đóng tại xưởng Bath Iron Works và dự kiến sẽ được bàn giao cho Hải quân Mỹ trong tuần này.
“Chúng tôi đã vượt qua nhiều trở ngại để có được ngày hôm nay. Tôi nghĩ tất cả mọi người trong xưởng đóng tàu đều rất tự hào về những gì chúng tôi đã làm”, John Upham, một thợ điện trong nhóm đóng tàu Zumwalt, cho biết.
Video đang HOT
Hình dạng đặc biệt của Zumwalt khiến cho việc phát hiện ra tàu khu trục này trên màn hình radar sẽ khó hơn gấp 50 lần. Tàu khu trục này được thiết kế chạy bằng năng lượng điện với tua-bin giống như loại được gắn trên máy bay Boeing 777. Các loại pháo mới trên tàu có khả năng bắn tới mục tiêu ở khoảng cách xa tới 160 km. Do sử dụng công nghệ tự động tiên tiến nên tàu khu trục Zumwalt cần số thủy thủ vận hành ít hơn so với các thế hệ tàu khu trục hiện đang được sử dụng.
Chi phí để đóng một chiếc tàu Zumwalt có thể lên tới 4,4 tỷ USD. Trước đây Hải quân Mỹ dự kiến sẽ đóng 32 tàu khu trục Zumwalt nhưng do giá thành quá cao nên số lượng cuối cùng giảm xuống chỉ còn 3 chiếc.
Loren Thompson, chuyên gia cấp cao tại Viện Lexington, cho biết: “Việc lắp ráp tàu Zumwalt không hề dễ dàng do loại tàu này được trang bị nhiều công nghệ mới, tuy nhiên những cuộc chạy thử trên biển cho thấy đây xứng đáng là chiếc tàu chiến tầm cỡ thế giới với những khả năng độc nhất vô nhị”.
Thành Đạt
Theo Dantri/AP
2.500 người tị nạn "biến mất" tại Phần Lan
Cảnh sát cho biết khoảng 2.500 người tị nạn đã "biến mất" khỏi trung tâm tiếp nhận người tị nạn tại Phần Lan.
Chính quyền địa phương cho biết họ không có đầu mối về nơi những người này làm ăn sinh sống vì các thông tin liên lạc chưa được lưu lại, theo RT. "Đây là một tình huống nguy hiểm, chúng tôi không biết những người này là ai, tại sao họ đến đây và họ sống như thế nào nếu họ không có giấy chứng nhận tị nạn nhưng vẫn quyết định ở lại đây" - Sanna Palo, người đứng đầu Văn phòng Trung ương điều tra, cho biết trong một cuộc phỏng vấn với MTV3
"Có rất nhiều người, trong những người đã biến mất, ban đầu đến Phần Lan đã sử dụng giấy tờ giả mạo hoặc không có bất kỳ giấy tờ nào" - vị này nói thêm. Đây không phải là lần đầu tiên những người tị nạn biến mất khỏi trung tâm tiếp nhận ở châu Âu. Khoảng 13% những người di cư hợp pháp đến Đức năm 2015 không bao giờ quay lại chỗ ở được cung cấp của mình, tờ Sddeutsche Zeitung(Đức) báo cáo vào cuối tháng 2-2016.
Những người tị nạn xếp hàng tại một trung tâm tiếp nhận người tị nạn tại thị trấn phía bắc Tornio, Phần Lan. Ảnh: Reuters
Có khoảng 400.000 người tị nạn ở Đức không có chứng minh thư. Năm 2015, Đức đón khoảng 1,1 triệu người tị nạn, chủ yếu họ đến từ Trung Đông và Bắc Phi, trong đó khoảng một nửa là không có giấy tờ chính thức hoặc đã biến mất, Frank-Jrgen Weise, người đứng đầu Văn phòng Liên bang Đức về di cư (BAMF), cho biết.
Ít nhất 5.835 trẻ em tị nạn mất tích ở Đức năm ngoái, theo một báo cáo công bố tháng trước. Tờ báo Funke Mediengruppe thu thập dữ liệu để phục vụ điều tra và gửi chúng đến Quốc hội Đức. Trong số người mất tích có 555 trẻ em dưới 14 tuổi. Phát ngôn viên Bộ Nội vụ Johannes Dimroth cho biết số trẻ em mất tích có khả năng cao hơn. Các trẻ vị thành niên mất tích chủ yếu đến từ Afghanistan, Syria, Eritrea, Morocco và Algeria, theo Die Welt.
Có ít nhất 10.000 trẻ em đã biến mất sau khi đến châu Âu, theo Cơ quan Cảnh sát hình sự châu Âu Europol. Nhiều người lo sợ số trẻ em này đã rơi vào tay các tập đoàn buôn người có tổ chức.
"Không phải tất cả trẻ em đều bị khai thác hình sự; một số có thể đã được chuyển cho các thành viên trong gia đình. Chúng tôi chỉ không biết chúng đang ở đâu, những gì chúng đang làm và chúng đang ở cùng ai" - Giám đốc Europol - ông Brian Donald từng cho biết. Cơ quan chức năng phát hiện gần 130 trẻ em mất tích sau khi phá hủy trại tị nạn Calais, Pháp, một tổ chức từ thiện của Anh tiết lộ vào đầu tháng 4-2016.
Bộ trưởng Bộ Kinh tế Ý Pier Carlo Padoan cảnh báo hồi đầu tuần này: Khủng hoảng tị nạn và sự bất bình đẳng ngày càng tăng giữa các nước EU đang bao trùm châu Âu. Ông nói rằng những căng thẳng hiện nay khiến khối EU có nguy cơ mất đoàn kết. Ý kiến được Padoan đưa ra trong thời điểm châu Âu tiếp tục đối mặt với cuộc khủng hoảng tị nạn lớn nhất kể từ Thế chiến II - một tình huống các bộ trưởng Kinh tế nói "không phải là một cú sốc tạm thời" mà có tác động "làm thay đổi cơ cấu trong thời gian dài".
Hơn một triệu người tị nạn đến châu Âu vào năm 2015, hầu hết trong số họ đến từ Syria, nơi xảy ra các cuộc xung đột đẫm máu đã giết chết 250.000 người và khiến 12 triệu người phải di dời từ năm 2011, theo số liệu của Liên Hiệp Quốc.
MAI KHANH
Theo_PLO
[Infographic] USNS MERCY - Siêu bệnh viện giữa đại dương Tàu USNS Mercy (T-AH-19) là con tàu đầu tiên trong lớp tàu bệnh viện Mercy của Hải quân Hoa Kỳ. Theo quy định của công ước Genève, USNS Mercy và thủy thủ đoàn không được mang theo bất kỳ thứ vũ khí tấn công nào, ngoại trừ vũ khí phòng vệ. Bất cứ hành động nào tấn công tàu Mercy đều được xem...